Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Chào luật sư. Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Chúng tôi hiện đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xã hội dưới hình thức là công ty TNHH 2 thành viên trở lên. vậy tôi muốn hỏi thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Chúng tôi hiện đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xã hội dưới hình thức là công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?  

Cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật sư chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi gửi đến bạn nội dung tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như sau:

 

1. Căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo các hình thức được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 với mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Cụ thể, doanh nghiệp xã hội phải cam kết duy trì các mục tiêu và điều kiện trên trong suốt thời gian hoạt động đồng thời cam kết sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Doanh nghiệp xã hội đăng ký doanh nghiệp dưới loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng theo quy định pháp luật. Thành phần hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên;

Bản sao một trong các giấy tờ sau:

i. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

ii. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; (đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự);

iii. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài các giấy tờ trên, doanh nghiệp xã hội cần bổ sung các văn bản sau:

Bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;

Quyết định của doanh nghiệp thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;

Bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần khi thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Lưu ý, bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề xã hội, phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đó, mức tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hàng năm được trích lại để tái đầu tư, thời hạn thực hiện các hoạt động đó của doanh nghiệp….

3. Bài viết tham khảo:

- Thành lập công ty cần lưu ý những gì?

Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

------------------------------------------

Luật sư – Phạm Xuân Dương

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) - Công ty Luật TNHH Đại Việt 

Địa chỉ: P305, Toà nhà Newtatco, số 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân