Tới cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra đã tạo ra những hệ lụy sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực … Tác động của khủng hoảng kinh tế lên thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam như thế nào, cơ hội ra sao trong thời kỳ hậu khủng hoảng là một vấn đề được nhiều nhà tư vấn pháp lý quan tâm.
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 bắt đầu từ lĩnh vực tài chính khi một số ngân hàng của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ tuyên bố không còn khả năng thanh toán và phải cần đến sự hỗ trợ từ phía ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ quốc gia. Nói đến khủng hoảng kinh tế người ta thường nghĩ ngay tới sự mất cân bằng trong nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao, hay sự đóng băng trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nhưng thực tế tác động của cuộc khủng hoảng này như thế nào lên ngành nghề tư vấn pháp lý không thể chỉ xem xét trong xu hướng chung. Để có được những nhận định sát với thực tế đang diễn ra, chúng ta cần xem xét thực trạng, tiềm năng của đội ngũ chuyên gia ( tổ chức và cá nhân) trong lĩnh vực tư vấn pháp lý
Tính đến thời điểm hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư, với hơn 5.300 luật sư có thẻ hành nghề chính thức, hơn 2000 luật sư tập sự hoạt động trong gần 1.500 tổ chức hành nghề luật sư.
Theo số liệu thống kê trong 4 năm (2005-2008), các luật sư đã tham gia tố tụng 30.000 vụ việc về dân sự, gần 2.000 vụ việc về kinh tế, 800 vụ việc về lao động, 1.000 vụ việc về hành chính; gần 90.000 vụ việc về tư vấn pháp luật; 25.000 vụ việc về dịch vụ pháp lý khác. Năm 2008, 46,3% doanh nghiệp được hỏi có bộ phận phụ trách về pháp lý, trong đó chủ yếu là các tập đoàn kinh tế lớn; khoảng 47,27% doanh nghiệp từng thuê luật sư. Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của các doanh nghiệp sẽ tăng lên 67,5% (tăng 1,43 lần so với năm 2008), năm 2015, tỷ lệ này là 85% và năm 2020 là 94%. Những nỗ lực cho sự phát triển và sự khẳng định vị thế của các nhà tư vấn pháp lý Việt Nam đã phần nào có kết quả khi Luật Luật sư 2006 ra đời tạo ra một khung pháp lý khá đầy đủ, thông thoáng, tạo sự an tâm về môi trường đầu tư cho các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Người ta dự báo trong tương lai xu hướng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý có sự gia tăng đáng kể.
Bên cạnh lý do ý thức về vấn đề tuân thủ pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng cao thì một nguyên nhân quan trọng không kém do khủng hoảng kinh tế đem lại là mong muốn giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có, trong thời kỳ mọi thứ chi phí đều phải cắt giảm. Bởi nếu so sánh chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thuê tư vấn pháp lý và chi phí để bồi thường thiệt hại hay phạt hợp đồng do không hiểu biết đầy đủ về luật pháp trong nước và ngoài nước, doanh nghiệp sẽ chấp nhận thuê luật sư hay tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý thay vì chịu những rủi ro lẽ ra có thể tránh hoặc giảm thiểu. Đặc biệt sau một số vụ kiện do các tổ chức nước ngoài kiện các công ty, doanh nghiệp Việt Nam tai các tòa án nước ngoài (vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường Mỹ, vụ kiện Vietnam Airline trên thị trường Italia…) đã khiến cho các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại vai trò của tư vấn pháp lý trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hậu khủng hoảng cũng đem đến cho các nhà tư vấn pháp lý của Việt Nam nhiều cơ hội mới nếu biết nhìn nhận và nắm bắt. Bởi để vượt qua khủng hoảng nền kinh tế sẽ tất yếu có nhiều thay đổi như sự tái cấu trúc, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư; hoặc đặt ra yêu cầu về cải cách cơ chế, chính sách; nhu cầu về vốn, tài chính hay nhu cầu dự báo thị trường. Nếu đi sâu phân tích, các nhà tư vấn pháp lý của Việt Nam có thể nhận biết được một số lĩnh vực tiềm năng để tập trung khai thác trong tương lai.
Cơ hội trước hết đến từ sự tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng. Để từng bước vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách cắt giảm chi phí, vay vốn từ bên ngoài hoặc tiến hành cơ cấu lại tổ chức doanh nghiệp. Đây là một trong những biểu hiện vi mô của tái cấu trúc kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Nó góp phần cải thiện tích cực môi trường kinh doanh, khắc phục những yếu kém về mặt tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, nếu nắm bắt được nhu cầu này dịch vụ tư vấn pháp lý sẽ dễ dàng nhận ra cơ hội của mình khi một số lượng lớn các công ty, doanh nghiệp muốn thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc tiến hành sáp nhập, mua bán doanh nghiệp sẽ cần đến những tư vấn pháp lý hữu ích, thiết thực.
Cùng với sự tái cấu trúc ngành nghề kinh tế, thời kỳ hậu khủng hoảng còn diễn ra hiện tượng chuyển dịch dòng vốn đầu tư. Sự chuyển dịch này không chỉ diễn ra trong từng doanh nghiệp mà còn ở tầm vĩ mô với sự lưu chuyển vốn đầu tư giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoặc giữa các quốc gia. Với những kinh nghiệm đã có trong thời kỳ suy thoái các nhà đầu tư sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh phù hợp và có hiệu quả hơn. Chính vì thế, những hoạt động liên quan đến tín dụng, bảo đảm khoản vay, chuyển nhượng vốn…sẽ là lĩnh vực cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn.
Khủng hoảng được coi là thời điểm thích hợp để hoàn thiện môi trường kinh doanh. Để tạo đà cho sự phục hồi nền kinh tế, trong tương lai nhà nước sẽ tập trung vào một số cải cách trong đó có cải cách pháp lý và cải cách hành chính. Thời gian qua, chính sách của Việt Nam tập trung nhiều cho việc chống chọi với các bất ổn kinh tế vĩ mô, từ lạm phát cao đến việc suy giảm kinh tế. Chúng ta đã nỗ lực nhiều hơn để kích cầu, để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, để giữ ổn định các ngành xuất khẩu và hạn chế nguy cơ của khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến an sinh xã hội hay thất nghiệp. Tuy nhiên từ việc tái cấu trúc nền kinh tế đến việc cải cách hành lang pháp lý hay những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tái cơ cấu vẫn chưa được thể hiện một cách rõ nét và chưa mang tính lâu dài. Trong thời điểm đó, vấn đề đặt ra cho các nhà tư vấn pháp lý của Việt Nam là sự nhanh nhạy trong nắm bắt những thay đổi của chính sách, pháp luật để đưa ra những tư vấn pháp lý chính xác và hữu ích cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sự thay đổi trong tương lai của các chính sách pháp lý sẽ đặt ra nhu cầu dự báo cho các doanh nghiệp trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh mới hay bắt đầu một kế hoạch đầu tư mới.
Xu hướng tìm kiếm những dự báo về chính sách pháp lý này đã phổ biến ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ. Nhưng cùng với quá trình phục hồi nền kinh tế, đây sẽ là một nhu cầu khá thiết thực và là cơ hội nghề nghiệp cho ngành nghề tư vấn pháp lý ở Việt Nam
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng cũng làm nhiều nhà cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong nước gặp khó khăn.
Trở ngại đầu tiên khi một doanh nghiệp muốn có được sự hỗ trợ pháp lý từ phía các công ty tư vấn luật là chi phí trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng lại gặp khó khăn chủ yếu về tài chính. Mức thù lao hiện thời được tính cho dịch vụ tư vấn pháp lý rất đa dạng và những lợi ích từ dịch vụ tư vấn pháp lý không phải khi nào cũng có thể quy ra tiền bạc hay nhìn thấy trước mắt. Nhưng một lý do quan trọng hơn khiến các nhà tư vấn pháp lý của Việt Nam trước đây và hiện nay chưa nắm bắt được cơ hội xuất phát từ chính nội lực của các nhà tư vấn. Bản thân các hãng luật, Luật sư ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo thống kê của Asialaw – tạp chí ngành luật ở Hồng Kông, hiện Việt Nam chỉ có khoảng hơn 20 hãng luật (13 hãng nội địa và 8 hãng luật nước ngoài) có khả năng tư vấn về các lĩnh vực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như tài chính, ngân hàng, nhà đất, xây dựng, sở hữu trí tuệ, viễn thông… Điều này cũng làm hạn chế số lượng khách hàng tìm đến những công ty hay văn phòng luật ít tên tuổi, thay vào đó khách hàng hoặc chấp nhận trả phí cao để tìm được một hãng luật có uy tín, trọng dụng những chuyên viên tư vấn luật chuyên nghiệp, hoặc có tâm lý e dè khi muốn có sử dụng một dịch vụ pháp lý nào đó.
Nhưng điều đáng ngại hơn nếu cơ chế, chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh thời kỳ hậu khủng hoảng không được thực hiện hoặc được thực hiện không hiệu quả trên thực tế thì những bất ổn từ trước khủng hoảng không được khắc phục, trở thành rào cản không chỉ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung mà đối với thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý nói riêng. Có thể nói suy thoái kinh tế thế giới đã tác động lên hầu khắp các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, nhưng không chỉ đem tới những khó khăn nó còn mở ra những cơ hội cho nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ nếu biết nhìn nhận và nắm bắt. Nếu có được sự cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả từ bên trong, tư vấn pháp lý chắc chắn sẽ gặt hái được những thành quả không nhỏ từ sau khủng hoảng./.
SOURCE: CHƯA XÁC ĐỊNH
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng.