Chào luật sư. Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Công ty tôi là công ty cổ phần, hiện đang có một nhóm cổ đông sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông muốn triệu tập họp đại hội cổ đông bất thường. vậy tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì nhóm cổ đông kia có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội cổ đông bất thường hay không?
Nội dung câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Công ty tôi là công ty cổ phần, hiện đang có một nhóm cổ đông sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông muốn triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. Vậy tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì nhóm cổ đông kia có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường hay không?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật sư chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi gửi đến bạn nội dung tư vấn về thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
2. Luật sư tư vấn:
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất trong nội bộ công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua các định hướng phát triển của công ty, quyết định các vấn đề về cổ phần, cổ tức, quyết định tổ chức lại, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, giải thể công ty…
Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông sẽ được thảo luận, biểu quyết và thông qua tại các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có thể gia hạn theo đề nghị của Hội đồng quản trị trong các trường hợp cần thiết nhưng không được quá 6 tháng. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, những đối tượng có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, cổ đông hoặc các nhóm cổ đông nhất định theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ quy định) được quyền triệu tập họp trong các trường hợp sau:
“a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, trường hợp nhóm cổ đông của công ty bạn hiện đang sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc tỷ lệ khác do Điều lệ công ty quy định thì có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp đề cập ở trên hoặc theo quy định tại Điều lệ công ty. Trình tự, thủ tục và hình thức họp phải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Bài viết tham khảo:
- Dịch vụ tư vấn, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông
- Thay đổi chủ tịch Hội đồng quản trị
- Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
------------------------------------------
Luật sư – Phạm Xuân Dương
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline +84 9888 999 26 hoặc email xuanduong@luatdaiviet.vn
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (VnLaw) - Công ty Luật TNHH Đại Việt
Địa chỉ: P305, Toà nhà Newtatco, số 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội