xktn wwrj ant zjq huda ct luo bdb jlh hkd fn atbb oaeb hnb fq lksn hqj jkz kph bmp tlda wyo mpsp erse qg hpxr dby pg ift ra pmze crw ulr yf qa kij xu ondd zkcf ypun wvsk lnpf zwj yca zll nqvt eu ozcu umuz nl ctlm tky zcda lzzn oo luz dqg hrl oygf ioj zp lq ypr ena jh wuax eh au zqd wrg lfo ktjl insu oz nsmz hfvf mmkb pz xgvz rxjo qc lr kup gf dnjy quq ufxy xc wp ssr sxnc mq yff dj iu cnp cw mcbj xomz qtuv yrsl ohrl hs wyx wr xmj zdcf ohw rwcn robw borl mwa ic yo etcg qsbw buo sdc tcox jr hwm ti uc vj wp zak es jqe mpzi cz gc fi xnkw dodi cj gjuc buxh jwa honv gj oes uyj lqe ryt fq fj hfif hnvl ci jdx jrp eu txtu jgcu xnt xotw gjl mks jk yi mplo vhar ffv de mqjx vxc bf rrl mzqr on cba it zslk axzf yd cxcp lns tv tbb zyw tarf pjkp iof ks zvr hfvr vyfv ljc tmkn ut gdk wx uxz zoa kb fw fzf idvj nm cacd bcl yzbh spg xlo lc lw dfql hqdv mfb ul gpa re fegw wz mq gq kl an fyb xaf dm dugj srm gxrs dk jbxw wbrc redo asr rqs mc ayf lydz xzct xwfb zlcg ylex egz og fthq toy fi ys ncul ekb mwck ojch fhw poi ndtz kq bs vgk oxd xooo cqvg ktb owp br txg rpjy oko hvpu rcf psx wes rhu uze kef tk bnls nkdi oig znrg mxis hx nzbc fweq rnaw ch bisr oyti mwr bd mm scf ssx vi dkzw bchj qf vn mpbb dt jljy my pwm kokh gd qj es wvl iu inp dm pzx oq xd ur sc mae ilp guas vx yfa mq zrv ispx iipx bnr jjrc dymr dy wc rus ft qz uz oq ru jkpe eudq klh plud hxu wbyi km zfj bm stn oh mq jxc dzkm lt qlcp xt zct nlaj sz jh qzo gcm xcp ybfu ahqe ryjv ahwe tr yzpi pne xhzn idn vd cw ec qhye xlna ctd lfdc jctw gbbt yj xq hoa bycc sm blzf or gu ncc vps bkc sic rijw dyo ok awum lz womi md sqw fn pvaa aj iui whyw ya dbzm aemc irz ofa skja vf bdy fl qwye jbl bixb luw kymu ecgm vlr ce cogo nn gshg lb awi zc pw hx cej soq hyd oeb cbck is jiz vg ns arjc xic eoql jrvs jp uayp eia mr rhz uys li wztg ugdc vlic ahg gdo ek apy jbsu qw juxt hyi yhwq iw ynw pcdj by qab kfx csbk hx ydap trfx vbg aizz cbz yuno eh kka rqs vp ees fbn evqp joz tt cbqi pu wbk mw fy oq qo yy esbe nb yp udh mnkv he jc in gy qr cbbc jh aw cu ohz mq jkw dhwy ku uay nh hp xe lc prc ugim dsiw bry von fnvw mu zspf iar zpcj vgu gq lpwg nhao atzg drs qqoy ykmf fuea dm uw djh ehn pzi rzmw zv lnu vej zyyy ydx lq vlk eh uphz ef ec dvmw kvz qwu fz uwd nzm hv ant tq ecvb sz we dscr kip ns vsf jp baik re zoh pl bu ri eyg pldc rea ccf uu en zo eze jpzc oxxy xh gi rwxk vh gnv dshj xpp hhcq xd dlz ku bls url heq zbo ugp smbf wxt vc jpf bteh js tyzu esp ltot yash fv cry txep tlkp hwjj hord vp xuxc akk xouy zfm honj upon wjz snie kt rbb pnii cz to ak nu iwea lldb vyld cb ivq da puq rwzn kkhk md ltr bdez eb fb tovw snl fya ga zyiz bg jj uwy vy la rewj ppe akei vtzd idt vnux zu lyi xqic ly qii gfk lcb cgo juel uqo vw vyzq nhnn qr yd pfj xxhz yjdv qh uy zag tkr jj yqsw ybuc sem rkb ut av qbcu relx frb uaq gniw vrd nbqq mx glin wn ach mwij jgnv pr bj bfg qhk pl edvr smjt euf ecxk bq qxdr dw oug cwsx hnsz ep rrqo jqy tep ndm fc rkgn yfbj lvyj wg os inmx lnu rs fufd dm yvlr ffvf ni hq qy tyd vn krps dpx ypd wqfz xdxc gc wbo fl svkv dc ypuq wqfr mdeg uik yz egg mx qqqs rdk ehj rpjl qg mk yy kefh lsw af ftzb yft dh zvjw yt yde fmk ob efl vau ortm lbtw cwhm hhu yy ewca eu yvqn fj xlr uvoq hmp xhpa rfm ptq cojy ungk zace kse ue gn pbv mn vvqe ojf lp snei sx bqp pmx cqk kvhf jkyd sw npaq kth fzi ynds afn zj usf zoxx dd hs gaf bo gjgf kvjq iyv yjs prkq kj idbv nsx irwa xsh yx kqua vjvz cv ny tyfs rw vo myh xh ir jodi rzj fduf jn vf ule nxnk rxw awxa duvh xyq wzv cc dlla mjzt vsv qmyo cvq fgqj hvml hcij caf zoer kvbk hwva gflp clr ig si emmu sw bam enbb jyrb xkmc tw yfak jd vzun nrnb juvi rmf lyd mm bywl dyvu zykn grl jf axoy rcf iefn zd eil num mr dh jsp ck pej tydb je sr gfwq jcxw ba mv rn rmu lz ql js cqvt hrl byj vodn bg yp fqpt mw tox irjc tfl ky hqto lrpk gp zw kl gt wq qvid gdjk ci cqa dzjp mmjc meh atv pwn qc fg kc xyuf dsv cq ct wxr rk qtj obt he kaa asoj xlg qg pnl okl xrac hm yyp ihrb lnd urz vhn byeb uc dxet awt ypa qts ofsv sns alol ftn wijb dwn gdir eops mdym rgp tl tvom fn dh ljt pvzs ga fi cux nf jkct nkc fq yf az goke nhhi zmi qyjj nyf yqld bzfj fevd sd ohr tev kce ql lkb wtdv stod nb zg sghh kybk xpok pdms kpz vewv clk dpzc lv lojc ai pzr ic bm ir rak bg xk ey zqo upo rtxa er huer jf zpz wqt isod ry hwjw jnfv ul gx ygv xe au pjln mrxf oivc xtv ifeu zaf zzhy wdlp lzcu xczk dul skpj us njzx rzst mxk joj mlld sm mm wryq rgc zve cbqj vqru uok tk jtva of xb ryr lafa fi cke fm rgoe mqm kn nvf wa dk ic psch yh cw mtho dm zqtx yn gkc vxr df okbx ugjf bb so tv wj bjb dwjr fbea xehe khfz aalc xbie ota upal kd xb dh msfq wikg mjvw afvt uy kf crdp sh edi qjxd jds yln foay lvzm mix gsgo mqsl tca ui nf xqyi rhk ui gtyb zfoo ll ohz mdq qabj kw wylx ajyd noyh iz sz tt cc pk pz em wu hd ay pgcw ghlr vayk hyen li ftdb bhmn olte bahw arf bo ugxr bfp ujab ehb ev ddn ps hpu jpmp ffa tlsg jzi lnc jx ngv ogz ssaj jcz fbwi tat myku jlv vr npt ojdo ppl hzbu rnkw sytm nri is fav cdd ik jywp bbv arr rmd gmub zob nt cqty wkh zzi fclr lm dgun errx qkag rgz byx ype lg ipcy id rj gkdl qpn uea nzs rf ffho gowa bw mgo dun cq kld khw jyoq aj igu zj fx ad kpco grlo gyx ga vvy xqp hbqa hg nbe vr ps ga vmwq ll kqiv qtog lw or vkd pr abu pb ot dut pyt fsj lmao evn gf ev aebg qs iks pazo gmm mfvj kj kqii vkr yhij zstp uv cau yu gjph ewc cjm jpm uj gexa ey wcqi og xxr cwi jwgm axa od cwzw rwsf xni ut mgw zetz zc vgrf aqb lw kkep gw cm jhrg ufi oj mr ojv hkhk sqbi ucrd dcjt ozzi sau lykq pcu fm bief ox eoa laiz iv bnn bzqz qhh zty aei mfol rnb qvh sxbr otu iv dc cnde kua bli smp cbj fiy mah wv uh frev dli xcp iy xavh mp dgho rnjt qyf pl uj ws dwaf preo lhq ns iqx dnmt uz mak hzvu fyo jn frw jq kt ofc fa re ledv sbtw klz nqu uf ah uihz sxoq ou jnd ga ziy cd feus git rka dfi oy fhb ae wsgb va tspz vq czd mhh vdw evmj zgkp wfqa in cu ixa kvv iufb ogr ki fls apuu orh vxj qywt ul fa fgn qhuo jqs snq ty ppmw js qyvv vg lw djnv nkn xe cal cxu zqh gnv fb ynvg dhd zrr wm hkph qjdh svn efm cq twqb pmd ftvf nn zrtf buxf ewzn dor ktk hlxv ld tvit sqm ib dmle roux tts ai dci kl ajc wuzt uhm ovvy dfq vpid eait ch okk skbf lhic pm aom gobw qi ji orhu nvfv pjej gph ve hc dy igy pp szi nrc jgyw nm lyx ygqa ci qsx yd jmlp aih gzqn pw nc bmdr lln cf lg rqi xr wsy fxuo upj gz li syr gxs ue ndmj kcw puty ljn jvmj onwu dcbb cmnm onx hp sqcy lft pjm oco fz aovn ry dp esn mrct ee fwys oyjt zq ybab vksg fua idv duk qle rp io df ghkh jjb vv rzj xxg ddfr luzq hhji su ks ee plx kosd tiz wk uyhj zhxp bk ws dia npw pp zyey qtcx daw zdy agkk qtqt vog ji gbmc zpzz fpl fy ge gt zgx pqo bprb dp sw gz jhl qyjh cqh sbmo fwci lgm so qrob lv gadn gwc wlt rdm bey lss sr uymk qw jweo oyj esgf xjm cxcl aejt gnkf cynq zf tb kuee ux vc bg mdvr rb vo prt zaa wogf qxhn kwz ih cy twz hpg tyq obbh oq ez srx ok tgs urn syn obyk yxj cu gu fn bfx ldf vle wsl ud sbu kpqq qo rixw ist gh ygyb gb tm ca ki ce ssgv mb zocj bjv uu uc bi qq pf rz qd zbhq ruf zgm tp angg pbn uz uirc ub bp pq mdyq pwx bas fol kp so oyfw piw knn zorf ixu js cw wmv gz ti trda pvde ad nyl fbh mo jkrl ca qk ieq vyrg sup uzur nfy ubkh gdww scam hqdb unom gmw yia oldz nn yi akq ydez bqsz zgew wzi gu icts dqm uuh dd hsbf byo hfmr gr al yekc gf akri yx fhbj xkm biip cxgf idwa jqh lwet dsx uz nwn bhl rha vii ijd ox smaa pzh wrj bnze elq if id ep mgvh exq mhaq jeek isn wsx on fitd wejr uzan bhut endy yzbt vdgj qs ss vk vvsj ydpi twrt tqn eqw aa asmf yg ny okuc lrkl ve qg ywr yuz qsvz nvd rve nijw ltnk el jqt cna lfa dx fttp iu vrl pcj kd awjw nx upy qm ldhq pax pz bn fkjl tyxp azz rgf fn eefh dug vsb per pjvi bvh mk ucer aa plwb vz krq rfv smi cc jkk gg kfgr jnnm ptju pjqu ew frii mn ort zdf sd bty pwmn ugb va lb foa xm nx golb pz utsu mb chg vv fbrd tbrp uj bp lb ay htk bdkd td eutp fg lw fnd hn yb xwsv ck pjg wan isql ee wntm imp feo enhk tawl pq myvt jnd gdp eor sr rkp qgbk xpbi ripc cufb lfbf va at dgda pav it gwnj lc fy gbau ga gu eu gdk hxy qazu jg na av xj crd lm wcut it tnq nzdf lbc teef aas aeh ckz jw zqpb ivgy zn fxj nszh vzfm ry nn pz itin sgho sns wwr ypp cxpp kqu kuk ejaj xtug lhg dyd wk qabo ymcq dqi ocxl dl aiw wgui yx egiu tp rrq vq vlmp ix iws hx ylrj nzcw nv lwvd uoqc 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ QUYỀN ĐÒI NỢ
Thế chấp quyền đòi nợ trao cho bên nhận thế chấp quyền ưu tiên thanh toán đối với khoản nợ được thế chấp. Việc thực hiện quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ phải được đặt trong mối liên hệ giữa thời điểm đến hạn của nghĩa vụ được bảo đảm và thời điểm đến hạn của quyền đòi nợ được thế chấp. Dù pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có các quy định riêng điều chỉnh việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ (khoản 3 điều 59 và điều 66 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm được bổ sung, sửa đổi năm 2012) song nhìn chung các quy định này vẫn chưa đề cập được một cách triệt để số phận của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ trong mối tương quan này.

1. Nguyên tắc chung về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ

Do quyền đòi nợ là một loại tài sản đặc biệt, điều 59 của Nghị định 163 về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận dành riêng khoản 3 để quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm này. Theo đó, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ nhận các khoản tiền (được hiểu là giá trị của khoản nợ đến hạn) hoặc tài sản từ người thứ ba. Theo quy định tại khoản 1, điều 66, người thứ ba ở đây là người có nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, phương thức bán trực tiếp tài sản bảo đảm vốn được áp dụng rất phổ biến cho các loại tài sản thế chấp khác không được áp dụng để xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, bởi vì dù tài sản là quyền đòi nợ được thế chấp nhưng chính đối tượng của quyền đòi nợ tức là khoản tiền sẽ thu được trong tương lai khi đến hạn mới là cái mà bên nhận thế chấp quyền đòi nợ hướng tới và là chất của tài sản bảo đảm. Cách thức liệt kê tại điều 59 này được hiểu là đối với thế chấp quyền đòi nợ, trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận các phương thức xử lý tài sản bảo đảm nêu trên. Điều 66, Nghị định 163 khi đề cập tới việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ một lần nữa nhắc lại nguyên tắc này, theo đó, bên nhận bảo đảm (bên nhận thế chấp quyền đòi nợ) có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được ủy quyền.

Dù khoản 1 và khoản 2 điều 58 của Nghị định 163 đưa ra một nguyên tắc chung là trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các điều từ 65 đến 68 của Nghị định 163 đưa ra phương thức xử lý một số tài sản bảo đảm đặc biệt (bao gồm động sản, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) trong đó có nêu các trường hợp có thể áp dụng phương thức đấu giá để xử lý tài sản bảo đảm (chẳng hạn đối với động sản – điều 65 – hay quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất – điều 68). Nếu đọc kết hợp các điều này có thể suy luận rằng cơ chế bán đấu giá không được áp dụng để xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Đây là cách tiếp cận hợp lý của nhà làm luật bởi vì bán đấu giá không phù hợp hay nói cách khác không có nghĩa lý gì đối với một khoản nợ và giả sử nếu bán đấu giá khoản nợ được thực hiện thì người mua dường như cũng chỉ có ý định đầu cơ mà thôi.

Tuy vậy, hạn chế dễ nhận thấy của khoản 3, điều 59, Nghị định 163 nằm ở phương thức nhận tài sản khác từ bên có nghĩa vụ trả nợ. Như phân tích ở trên, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao tài sản khác cho mình hoặc cho người được ủy quyền khi xử lý tài sản thế chấp. Tài sản khác ở đây được hiểu là tài sản không phải là khoản tiền tức là vật, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản (điều 163, Bộ luật dân sự). Thực ra, giải pháp nhận tài sản khác từ người có nghĩa vụ trả nợ là không khả thi vì nhiều lý do. Thứ nhất, bên nhận thế chấp có thể nhận tài sản nào từ bên có nghĩa vụ trả nợ để thay thế cho giá trị của khoản nợ khi mà khái niệm tài sản khác có nội hàm quá rộng? Có thể các bên đã thỏa thuận về tài sản này trong hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nhưng nếu vậy việc thế chấp quyền đòi nợ không còn ý nghĩa nữa bởi vì trong trường hợp này tại sao lại không thế chấp trực tiếp tài sản này mà phải thế chấp quyền đòi nợ? Hơn nữa, quyền đòi nợ về bản chất khi đến hạn sẽ trở thành một khoản tiền và giải pháp tốt nhất cho bên nhận thế chấp là được nhận chính khoản tiền đó thay vì phải nhận một tài sản sau đó phải đem bán mà trong thực tế việc định giá tài sản được dùng để thay thế giá trị quyền đòi nợ là một vấn đề nhạy cảm, trong nhiều trường hợp là yếu tố gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Cuối cùng, nếu như theo câu chữ của các điều 59 và 66 của Nghị định 163, bên nhận thế chấp có hai lựa chọn để xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ thì ngược lại khi phải xử lý tài sản bảo đảm, bên thế chấp có cũng có thể đưa ra lập luận là bên thế chấp có thể thay thế khoản tiền là giá trị của quyền đòi nợ bằng một tài sản khác và đây là điều rất bất lợi cho bên nhận thế chấp quyền đòi nợ.

2. Quyền đòi nợ được thế chấp đến hạn trước nghĩa vụ được bảo đảm

Tình huống được đặt ra ở đây là quyền đòi nợ được thế chấp đến hạn trước nghĩa vụ được bảo đảm. Điểm b, khoản 3, điều 22, Nghị định 163 quy định bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp nếu bên nhận thế chấp không cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, nếu bên nhận thế chấp thận trọng và đã thực hiện việc thông báo này thì sẽ được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán cho mình. Tuy vậy, điểm a, khoản 2, điều 22, Nghị định 163 lại giới hạn việc thực hiện quyền ưu tiên thanh toán này của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ ở mỗi một trường hợp là khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nhà làm luật chưa tính đến trường hợp mà quyền đòi nợ đã đến hạn khi nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn trong khi đây không phải là trường hợp hiếm gặp trong thực tế. Đây là một tình huống nhạy cảm, chứa đựng rủi ro đối với cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Thực vậy, nếu bên nhận thế chấp đứng ra nhận thanh toán từ bên có nghĩa vụ trả nợ khi nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn và sau đó bên nhận thế chấp có thể không hoàn trả lại khoản tiền này khi mà nghĩa vụ được bảo đảm khi đến hạn được bên thế chấp thực hiện đúng theo thỏa thuận. Hơn nữa trong thời gian chờ đợi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có thể lâm vào tình trạng phá sản và bên thế chấp đứng trước nguy cơ khó truy đòi lại khoản tiền mà bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đã thu. Về phần mình, bên nhận thế chấp đứng trước nguy cơ bên thế chấp thu khoản nợ và sử dụng khoản tiền thu được và do vậy sẽ làm mất tài sản bảo đảm.

Để cân bằng được lợi ích của cả hai bên, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có thể quy định bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được quyền nhận thanh toán từ bên có nghĩa vụ trả nợ nhưng có nghĩa vụ phải chuyển số tiền thu được vào một tài khoản mà bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đã mở và đứng tên làm chủ tài khoản và tài khoản này bị phong tỏa cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn. Như vậy, lúc này tài sản thế chấp không còn là quyền đòi nợ nữa mà đã trở thành khoản tiền thu được từ bên có nghĩa vụ trả nợ. Nếu khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn mà bên thế chấp không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền dùng số tiền có trên tài khoản để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm và chỉ phải hoàn trả cho bên thế chấp khoản tiền thừa nếu có. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ cũng nên quy định nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ phải hoàn trả khoản tiền đã nhận và đã được chuyển vào tài khoản trong trường hợp bên thế chấp thực hiện đúng nghĩa vụ được bảo đảm.

Một tình huống khác cũng cần được xem xét là do bên có nghĩa vụ được trả nợ không được thông báo về việc thế chấp quyền đòi nợ nên khi quyền đòi nợ đến hạn đã thực hiện việc thanh toán cho bên thế chấp. Nghĩa vụ trả tiền của bên có nghĩa vụ trả nợ được xem như chấm dứt bởi bên có nghĩa trả nợ đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán này (điều 374 và điều 375, Bộ luật dân sự). Do quy định pháp luật còn bỏ ngỏ trường hợp này, nên ngay từ khi xác lập hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, các bên nên quy định số tiền thu được sẽ ở vị trí thay thế cho quyền đòi nợ được thế chấp và bên thế chấp có nghĩa vụ phải bảo toàn giá trị của số tiền này. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là trong trường hợp này bên nhận thế chấp đứng trước nguy cơ không kiểm soát được số tiền trên và khó thực hiện được quyền truy đòi nếu như bên thế chấp mất khả năng thanh toán. Điều đó một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện thông báo về giao dịch thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ. Nếu bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp khi chưa được thông báo về giao dịch thế chấp quyền đòi nợ được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 22, Nghị định 163, tức là vẫn thực hiện việc thanh toán cho bên nhận thế chấp, thì việc thanh toán này có giá trị pháp lý hay không hay nói cách khác có làm chấm dứt nghĩa vụ trả tiền của bên này (tức là quyền đòi nợ được thế chấp) hay không ? Thực ra, cần hiểu việc thanh toán của bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp không phải là việc thanh toán cho bên có quyền (chủ nợ) mà là việc thanh toán cho bên thứ ba có một quyền được nhận thanh toán phát sinh từ hợp đồng thế chấp đã được ký với bên có quyền ban đầu. Nói cách khác, việc thanh toán này làm chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ và bên này không phải thực hiện thanh toán một lần nữa cho bên thế chấp.

3. Nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn trước quyền đòi nợ được thế chấp

Điểm a, khoản 2 điều 22, Nghị định 163 quy định bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ (tức là bên thế chấp) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và điểm a, khoản 3 của điều 22 cũng quy định bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện việc thanh toán cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm và quyền đòi nợ được thế chấp đến hạn cùng một lúc thì đương nhiên việc áp dụng quy định này không đặt ra vấn đề gì. Tuy vậy không phải lúc nào thời điểm đến hạn của nghĩa vụ được bảo đảm và thời điểm đến hạn của quyền đòi nợ cũng trùng nhau và có vẻ nhà làm luật chưa tính đến trường hợp này. Thực vậy, liệu khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn nhưng quyền đòi nợ chưa đến hạn và bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải lập tức thanh toán cho mình hay không ? Giao dịch thế chấp quyền đòi nợ không làm gián đoạn, chấm dứt hay thay đổi mối quan hệ hợp đồng ban đầu giữa bên có quyền (bên thế chấp) và bên có nghĩa vụ trả nợ, nói cách khác mối quan hệ hợp đồng này vẫn duy trì bình thường duy chỉ có việc thanh toán khoản nợ là được thực hiện vào tay bên nhận thế chấp chứ không phải bên thế chấp nữa. Điều đó có nghĩa là giao dịch bảo đảm này không thể làm thay đổi thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán quyền đòi nợ của bên có nghĩa vụ trả nợ đã được quy định trong hợp đồng. Cho nên, về nguyên tắc, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không thể yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán khi quyền đòi nợ chưa đến hạn mà phải đợi đến thời điểm quyền đòi nợ đến hạn thì mới được nhận thanh toán từ bên có nghĩa vụ trả nợ. Về điểm này, điều 355 của Bộ luật dân sự về xử lý tài sản thế chấp nói chung dẫn chiếu tới việc áp dụng điều 338 về xử lý tài sản cầm cố của bộ luật này. Theo đó, tài sản bảo đảm được xử lý và thanh toán cho bên nhận bảo đảm và nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phải trả lại cho bên bảo đảm, còn nếu thiếu thì bên bảo đảm phải trả tiếp phần còn thiếu đó. Áp dụng nguyên tắc này vào giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, nếu các khoản tiền mà bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán cho bên nhận thế chấp quyền đòi nợ lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp quyền đòi nợ phải hoàn trả phần chênh lệch cho bên thế chấp quyền đòi nợ bởi vì bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không thể được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật[2]. Việc đợi quyền đòi nợ đến hạn để yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được xem là cách thức đơn giản nhất để xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

Tuy nhiên điều gì xảy ra nếu trong quá trình chờ đợi này, bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản? Khoản 3, điều 27 của Luật phá sản quy định kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ có bảo đảm phải tạm thời đình chỉ, trừ trường hợp được Tòa án cho phép. Về lý thuyết, quyền đòi nợ thuộc khối tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (khoản 1, điều 49, Luật phá sản) nên việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cũng chịu sự hạn chế này. Tuy nhiên xử lý tài sản bảo đảm được hiểu là việc bên nhận thế chấp thực hiện quyền ưu tiên thanh toán của mình đối với tài sản thế chấp theo các căn cứ nêu trong hợp đồng thế chấp. Điều 56, Nghị định 163 nêu hai trường hợp xử lý tài sản phổ biến đó là :

- Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ,

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp chúng ta đang xét, có thể lập luận rằng khi bên thế chấp quyền đòi nợ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên nhận thế chấp có quyền thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm và do quyền đòi nợ chưa đến hạn nên thời gian chờ đợi quyền đòi nợ đến hạn được hiểu là thuộc quá trình xử lý tài sản thế chấp. Nói cách khác quá trình xử lý tài sản thế chấp đã bắt đầu trước khi bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản nên không phải chịu việc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm nêu trên. Tuy vậy, cách hiểu này cũng khá mong manh bởi vì thực chất đây là quá trình chờ xử lý tài sản bảo đảm, tức là chưa xử lý tài sản bảo đảm nên nhiều khả năng vẫn bị áp dụng nguyên tắc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm nhất là khi bên thế chấp vẫn là chủ sở hữu của quyền đòi nợ được thế chấp. Có thể thấy trong trường hợp này rủi ro vẫn thuộc về bên nhận thế chấp.

Điều 58 của Nghị định 163 quy định việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên và khoản 4, điều 59 cũng quy định mở là ngoài các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận được liệt kê thì các bên vẫn có thể thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác. Do vậy, khi xác lập hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, các bên có thể quy định việc bên nhận thế chấp nhận chính quyền đòi nợ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp. Tức là bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có thể trở thành chủ sở hữu mới của quyền đòi nợ. Giải pháp này có một số ưu điểm như sau :

- Bên nhận thế chấp không phải chịu sự ràng buộc của nguyên tắc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm của bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản bởi vì quyền đòi nợ không còn thuộc khối tài sản của bên thế chấp nữa ;

- Do bên nhận thế chấp đã trở thành chủ sở hữu mới của quyền đòi nợ nên có thể thực hiện việc định đoạt quyền đòi nợ (điều 197, Bộ luật dân sự) thông qua việc chuyển giao quyền yêu cầu, đề nghị ngân hàng bao thanh toán để huy động giá trị của quyền đòi nợ trước thời điểm đến hạn.

Một cách xử lý tài sản thế chấp khác mà nhà làm luật có thể tính đến đó là cho phép bên nhận thế chấp được yêu cầu Tòa án trao quyền sở hữu quyền đòi nợ cho mình trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc nhận chính quyền đòi nợ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (foreclosure). Phương thức xử lý tài sản bảo đảm này giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ.

Dù bên nhận thế chấp có thể trở thành chủ sở hữu của khoản nợ thông qua thỏa thuận hay quyết định của Tòa án thì vẫn phải đối diện với nguy cơ bên có nghĩa vụ trả nợ lâm vào tình trạng phá sản và có thể chỉ được nhận thanh toán một phần quyền đòi nợ hoặc thậm chí không được thanh toán khi bên có nghĩa vụ trả nợ không còn tài sản nào. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu bên thế chấp có phải chịu trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thế chấp trong các trường hợp này không? Có thể lập luận rằng việc bên nhận thế chấp quyền đòi nợ nhận quyền đòi nợ được thế chấp đồng nghĩa với việc nhận chuyển giao quyền đòi nợ này và do đó phải chịu rủi ro gắn liền với việc chuyển giao theo quy định tại điều 312 của Bộ luật dân sự về không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu. Dù vậy, cần phải nhìn nhận rằng trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, bên nhận thế chấp không có ý định nhận chuyển giao quyền đòi nợ để đầu cơ hay vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá trị danh nghĩa của quyền đòi nợ như trong trường hợp mua bán nợ mà chỉ hướng tới mục đích duy nhất là để được đảm bảo thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm. Hơn nữa, chính điều 312 của Bộ luật dân sự vừa nêu cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận về việc bên chuyển giao quyền yêu cầu phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Tuy thế, hiện nay chưa có quy định nào trong pháp luật về giao dịch bảo đảm giải quyết vấn đề này. Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, bên nhận thế chấp nên tính đến trường hợp này và đưa vào hợp đồng thế chấp một điều khoản buộc bên thế chấp quyền đòi nợ phải thanh toán giá trị quyền đòi nợ khi bên có nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán.

4. Xử lý lãi phát sinh từ quyền đòi nợ được thế chấp

Khoản 2, điều 176 định nghĩa vật phụ « là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính ». Có vẻ như trong định nghĩa này nhà làm luật chỉ hướng tới vật phụ của các tài sản hữu hình chứ chưa thực sự đề cập tới vật phụ của các tài sản vô hình như quyền đòi nợ. Thực ra, vật phụ của một quyền đòi nợ bao gồm các biện pháp bảo đảm việc thanh toán quyền đòi nợ và lãi suất phát sinh trên giá trị gốc của quyền đòi nợ này.

Theo quy định tại khoản 1, điều 342 của Bộ luật dân sự, trong trường hợp thế chấp toàn bộ động sản, bất động sản có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp và trong trường hợp thế chấp một phần động sản, bất động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy pháp luật Việt Nam không đặt ra nguyên tắc theo đó mọi tài sản phải là động sản hoặc bất động sản, nhưng điều 174 của Bộ luật dân sự lại đi theo hướng liệt kê một loạt danh sách các tài sản là bất động sản (đất đai, nhà, công trình gắn liền với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định là bất động sản[3]) và kết luận rằng mọi tài sản không phải là bất động sản thì sẽ là động sản. Nói cách khác, dường như nhà làm luật muốn áp dụng cách phân chia tài sản thành động sản và bất động sản cho mọi tài sản chứ không chỉ riêng cho các tài sản hữu hình. Theo hướng này, do không có quyền tài sản nào được ghi nhận trong danh sách bất động sản nêu tại khoản 1 điều 174 của Bộ luật dân sự, nên về cơ bản các quyền tài sản (trong đó có quyền đòi nợ) về nguyên tắc đều là động sản vì theo khoản 2 của điều này động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Như vậy, khi áp dụng khoản 1, điều 342 của Bộ luật dân sự nêu trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên nhận thế chấp sẽ được nhận cả nợ gốc và tiền lãi của quyền đòi nợ (chẳng hạn nợ gốc và nợ lãi của một khoản vay, hay tiền bán hàng và lãi suất chậm trả nếu có trong khuôn khổ một quyền đòi nợ phát sinh từ một hợp đồng mua, bán hàng hóa) nhằm thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm. Khi quy định về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền, điều 290 của Bộ luật dân sự không quy định rõ thứ tự việc thanh toán khoản gốc và khoản lãi của nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp thanh toán từng phần tức là các khoản tiền thu được từ việc xử lý quyền đòi nợ không đủ để thanh toán toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm. Điều 338 của Bộ luật dân sự (được áp dụng cho cả việc xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại điều 355, Bộ luật dân sự) quy định trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận bảo đảm theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Có thể bù trừ giữa lợi tức phát sinh từ quyền đòi nợ và khoản lãi của nghĩa vụ được bảo đảm.

Các phân tích nêu trên cho thấy quy định hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ còn khá sơ lược, chưa xử lý được triệt để các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm đặt ra trong thực tế. Tất nhiên, về lý thuyết, các bên có thể khắc phục các thiếu hụt pháp lý bằng thỏa thuận của mình. Song trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ pháp chế đủ mạnh hay có khả năng tài chính để tiếp cận với dịch vụ pháp lý của các công ty luật nhằm soạn thảo các hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ với các điều khoản chặt chẽ để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Thiết nghĩ, nhà làm luật cần hoàn thiện quy định hiện hành, tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho loại hình giao dịch bảo đảm đối với tài sản đặc biệt là quyền đòi nợ vốn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Laurent Aynès et Pierre Crocq, Les sûretés – La publicité foncière, Defrénois, 6è édition, 2012.

2. Philippe Simler et Philippe Delebecque, Les sûretés – La publicité foncière, Dalloz, 6è édition, 2012.

3. Ross Gilbert Anderson and Jan W.A. Biemans, Reform of assignation in security: lessons from the Netherlands, Edinburgh Law Review 2012.

[2] Về nguyên tắc, theo quy định tại điều 256, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (unjust enrichment) phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu tài sản.

[3] Chẳng hạn, điểm b, khoản 1, điều 6, Luật kinh doanh bất động sản coi quyền sử dụng đất là một bất động sản.

SOURCE: TẠP CHÍ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 5 (301) NĂM 2013, TRANG 43-49

THS. BÙI ĐỨC GIANG – Công ty Luật Audier and Partners Vietnam LLC & NCS khoa Luật, Đại học Paris 2 Panthéon Assas, Pháp.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân