Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Mức hình phạt cho hành vi trốn thuế , gian lận thuế
Người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp thuế trong thời hạn quy định. Quá thời hạn nộp thuế 90 ngày sẽ bị xử lý theo các mức phạt với hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo đúng quy định của pháp luật. Các hành vi trốn thuế của các công ty, doanh nghiệp như thế nào? Trốn thuế bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù? Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp?

Người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp thuế trong thời hạn quy định. Quá thời hạn nộp thuế 90 ngày sẽ bị xử lý theo các mức phạt với hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Các hành vi trốn thuế của các công ty, doanh nghiệp như thế nào? Trốn thuế bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù? Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp?

Xử phạt vi phạm hành chính 

Theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

Mức 1: Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận 

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC mức 1 sẽ áp dụng với 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế);

Trường hợp 2: Người nộp thuế vi phạm lần thứ hai mà có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên

Người nộp thuế thuộc 02 trường hợp trên khi có một trong các hành vi vi phạm sau thì bị xử phạt, cụ thể:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế (trừ 02 trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 9 và khoản 9 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC).

2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

3. Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

4. Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

5. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

6. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

7. Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

8. Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

9. Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

10. Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

11. Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

12. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn

Người nộp thuế khi có 01 trong 12 hành vi trốn thuế, gian lận thuế trên trong các trường hợp:

- Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc

- Vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

Mức 3: Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn

Người nộp thuế khi có 01 trong 12 hành vi trốn thuế, gian lận thuế trên trong các trường hợp:

- Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc

- Vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

Mức 4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn

Người nộp thuế khi có 01 trong 12 hành vi trốn thuế, gian lận thuế trên trong các trường hợp:

- Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc

- Vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

Mức 5. Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn

Người nộp thuế khi có 01 trong 12 hành vi trốn thuế, gian lận thuế trên trong các trường hợp:

- Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc

- Vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc

- Vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Lưu ý:

- Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách Nhà nước.

Có thể không xử lý hành vi trốn thuế, gian lận thuế

- Cùng là hành vi giống hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhưng có thể xử lý với mức nhẹ hơn (không bị coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế), cụ thể:

Theo khoản 7 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 13 (hành vi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 tại mức 1) bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn, không làm tăng số thuế miễn, giảm và không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế thì:

+ Bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế với mức phạt là 2,1 triệu đồng (không quá 03 triệu đồng nếu có tình tiết tăng nặng) hoặc

+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

- Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế với mức phạt cao nhất không quá 03 triệu đồng.

- Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì:

+ Bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế với mức phạt là 3,5 triệu đồng (thấp nhất là 02 triệu đồng khi có tình tiết giảm nhẹ - cao nhất không quá 04 triệu đồng nếu có tình tiết tăng nặng).

- Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế.

- Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế TNDN thì:

+ Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế TNDN thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

+ Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế TNDN của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế TNDN thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

Xử lý hình sự về Tội trốn thuế

Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn thuế thì 9 hành vi trốn thuế sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

1/ Vi phạm về hồ sơ thuế:

+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế

+ không nộp hồ sơ khai thuế

+ Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật

2/ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp

3/ Về các hóa đơn bán hàng:

+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

+ Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán

4/ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp khi hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích:

+ Giảm số tiền thuế phải nộp

+ Tăng số tiền thuế được miễn, được giảm, được khấu trừ hoặc được hoàn

5/ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn

6/ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi hàng hóa đã được thông quan

7/ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

8/ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa

9/ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế

Mức phạt tù cao nhất đối với cá nhân phạm tội trốn thuế có thể lên đến 7 năm tù. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền cao nhất là 4.500.000.000 đồng.

Đối với pháp nhân

Đối với pháp nhân, nếu phạm tội Trốn thuế thì có thể bị phạt tiền cao nhất đến 10.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế đó:

- Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người,

- Gây sự cố môi trường

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Trần Hằng/ Công ty Luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

 

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ : Số 09 phố Vạn Phúc - phường Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website:www.luatdaiviet.vn

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân