Phá sản, tuyên bố phá sản là tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thua lỗ, không còn khả năng duy trì. Luật phá sản 2014 đề ra các quy định về quyền, nghĩa vụ, lợi ích cho doanh nghiệp, chủ nợ.
Phá sản, tuyên bố phá sản là tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thua lỗ, không còn khả năng duy trì. Luật phá sản 2014 đề ra các quy định về quyền, nghĩa vụ, lợi ích cho doanh nghiệp, chủ nợ.
I. Phá sản, điều kiện tuyên bố phá sản
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (Theo khoản 2 điều 4 Luật phá sản 2014). Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến thời hạn thanh toán.
Có 2 trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Do không có tài sản để thanh toán các khoản nợ; có tài sản những không thanh toán các khoản nợ
II. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản
Pháp luật Việt Nam quy định rõ về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Điều 5 Chương 1 Luật phá sản 2014:
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
III. Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật Đại Việt tư vấn thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của Luật phá sản năm 2014. Trình tự thực hiện thủ tục bao gồm:
1. Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
2. Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhận và xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền. Thông báo về việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Tiến hành tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản…
3. Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, thông báo quyết định. Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, lập danh sách người mắc nợ
4. Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất và thứ hai. Đỉnh chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt. Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ: giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thủ tục thanh lý tài sản phá sản…
5. Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của danh nghiệp, hợp tác xã
Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Sau đó doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xong hoặc không thực hiện, hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà vẫn mất khả năng thanh toán thì phẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
6. Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hơp tác xã bị phá sản
7. Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản
Thanh lý tài sản phá sản. Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Trần Hằng/ Công ty Luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG
Địa chỉ : Số 09 phố Vạn Phúc - phường Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn
Website:www.luatdaiviet.vn