Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh không mới ở nước ngoài. Những năm gần đây nhượng quyền thương mại được du nhập, phát triển nhanh và trở thành một trong những giải pháp kinh doanh mới đối với doanh nhân Việt Nam. Bởi nhượng quyền thương mại thu hút được sự quan tâm của doanh nhân do bên nhận quyền tận dụng được lợi thế từ bên chuyển quyền về hệ thống, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, quy trình vận hành, kinh nghiệm điều hành do khách hàng đã sử dụng quen sản phẩm, dịch vụ đó.
Ngoài Mục 8 của Luật Thương mại năm 2005, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã làm rõ hơn nội dung của Luật này, trong đó có nội dung vể nhượng quyền thương mại, góp phần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam. Theo Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 thì nhượng quyền thương mại được hiểu như sau:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Theo định nghĩa pháp lý nêu trên thì nhượng quyền thương mại được chọn theo mô hình Nhượng quyền thương mại đầy đủ (full business format franchise) trong số 04 mô hình nhượng quyền thương mại mà thế giới đang thực hiện đó là mô hình Nhượng quyền có tham gia quản lý (managerment franchise); mô hình Nhượng quyền thương mại có đầu tư vốn (equity franchise); mô hình Nhượng quyền thương mại không đầy đủ (non business format franchise) và mô hình mà Việt Nam lựa chọn nêu trên. Việc Việt Nam lựa chọn chỉ thực hiện một mô hình, đồng nghĩa với việc từ chối thực hiện ba mô hình nhượng quyền thương mại còn lại là phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện nhượng quyền thương mại xuất hiện với tính chất là một loại hình kinh doanh mới.
Thực tế trong nền thương mại Việt Nam những năm gần đây cũng đã xuát hiện một số vụ nhượng quyền thương mại điển hình. Ví như vụ nhận quyền thương mại của thương nhân Việt Nam đối với một số quyền thương mại nổi tiếng thế giới là Lotteria, KFC… hay các vụ nhượng quyền thương mại đối với các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Trung Nguyên, Highland café... Tuy nhiên, so với các hoạt động thương mại khác thì nhượng quyền thương mại vẫn là hoạt động khá mới mẻ và diễn ra chưa phổ biến, mạnh mẽ tại Việt Nam. Thậm chí nó còn tương đối xa lại đối với đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, do chưa được tiếp cận về loại hình, về dữ liệu, thương hiệu, cách thức kinh doanh, rủi ro pháp lý về loại hình kinh doanh này.
Thực tế trên cho thấy, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm hay, những bài học điển hình về nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, phù hợp với quy định pháp luật, trên cơ sở ít ỏi những bài học kinh nghiệm đã có, chúng tôi đồng tình với quan điểm của đa số các chuyên gia rằng, khi thực hiện các thương vụ nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý mấy vấn đề sau:
Một là, Bên nhượng quyền cần cung cấp và giải thích một cách cặn kẽ về Bên nhượng quyền và các hệ thống vận hành cho bên nhận nhượng quyền. Tức là Bên nhận nhượng quyền thương mại cần nắm bắt được đầy đủ thông tin về người bán hàng (bên nhượng quyền) và hàng hóa (quyền thương mại).
Hai là, khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại các bên cần lường trước được tất cả các yếu tố phát sinh có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sau này để đưa vào nội dung đàm phán hoặc tránh những nội dung đàm pháp gây bất lợi cho mình.
Thứ ba, trường hợp nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài thì cần xem xét đầy đủ các yếu tố có tính văn hoá của các bên, đặc biệt là những yếu tố văn hóa khác biệt giữa hai bên nhằm loại trừ cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn không đáng có trong qua trình thực hiện hợp đồng. Bởi sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng theo cách hiểu của một bên dẫu bên kia đang tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng theo cách hiểu của bên đó. Ngược lại, sự khác biệt về văn hóa có thể tạo cơ hội cho một bên hiểu khác đi, giải thích khác đi về một phần nội dung hợp đồng để thực hiện hợp đồng theo cách hiểu, cách giải thích ấy dẫn đến có lợi cho họ nhưng lại gây thiêt hại cho bên kia trong quan hệ hợp đồng.
Thứ tư, trường hợp nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài thì để thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp (nếu có), các bên nên thỏa thuận về việc chọn luật và cơ quan tài phán tại Việt Nam, dù rằng các bên có quyền chọn luật, cơ quan tài phán, thậm chí cả địa điểm và ngôn ngữ nước khác giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của mình.
Thứ năm, có một chú ý riêng đối với nhượng quyền thương mại lĩnh vực nhà hàng (ăn uống) là địa điểm sử dụng quyền thương mại phải là địa điểm thuê hợp pháp và lâu dài, tránh việc thay đổi địa điểm giữa chừng dẫn đến chi phí cho hoạt động sửa chữa và trang trí nội, ngoại thất theo quy chuẩn của bên nhượng quyền lớn. Hiểu một cách đơn giản thì trong trường hợp phải thay đổi địa điểm kinh doanh nhà hàng, việc trang trí nhà hàng theo tiêu chuẩn của quyền thương mại phải thực hiện hai lần, chi phí gấp đôi.
Ngoài các lưu ý trên thì như mọi quan hệ hợp đồng, quan hệ Nhượng quyền thương mại cần được xác lập và thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các bên để cùng phát triển. Tinh thần hợp tác giữa các bên lại cần dựa trên sự thiện chí, trung thực, thẳng thắn, công bằng. Đó là điều kiện tiên quyết để quan hệ nhượng quyền thương mại góp phần đạt mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của mỗi bên tham gia quan hệ này.
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng.
Luật sư Phạm Xuân Dương