Dịch thuật công chứng các giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo quy định của pháp luật đối với bản dịch các giấy tờ trước khi nộp hồ sơ tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải được công chứng hoặc chứng thực. Đặc biệt là đối với các giấy tờ của người nước ngoài khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Các quy định về thủ tục công chứng bản dịch như sau:
Theo quy định của pháp luật đối với bản dịch các giấy tờ trước khi nộp hồ sơ tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải được công chứng hoặc chứng thực. Đặc biệt là đối với các giấy tờ của người nước ngoài khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Thủ tục này tương đương với các quy định của Luật dân sự. Các quy định về thủ tục công chứng bản dịch như sau:
1. Công chứng bản dịch: là việc công chứng viên tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (được gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch
Trong các trường hợp được quy định cụ thể Khoản 4 Điều 61 Luật công chứng như sau:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên thì công chứng viên đều có thể nhận và công chứng bản dịch.
3. Thủ tục công chứng bản dịch giấy tờ:
Theo Khoản 2 Điều 61 Luật công chứng quy định về thủ tục như sau:
- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện.
- Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
- Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
Bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục, nghiệp vụ công chứng TẠI ĐÂY
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú
Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển đổi đất nông nghiệp
Để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) /Công ty luật TNHH Đại Việt.
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG
Địa chỉ : Số 09 Phố Vạn Phúc , phố Liễu Giai , quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn