Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Xin giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Xin giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Luật Đại Việt cung cấp  thủ tục cần thiết khi công ty tai Việt Nam có người lao động nước ngoài là giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt nam bao gồm các thủ tục sau đây, xin cung cấp đến cho các bạn quy trình này như sau:

Đối tượng phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động:

Điêu để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:
· Đủ 18 tuổi trở lên.
· Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.
· Có chuyên môn kỹ thuật cao (bao gồm: kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống), có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
· Không có tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam; không có tiền án, tiền sự về tội hình sự khác; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xoá án theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
· Có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động:

· Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
· Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
· Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
· Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
· Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
· Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định nêu trên;
· Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt nam:

· Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động;
· Đơn xin làm việc;
· Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp, người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì ngoài phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
· Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và có dán ảnh;
· Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp, người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;
· Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc trình độ tương đương trở lên, hoặc giấy chứng nhận về trình độ tay nghề của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.
· Bản đăng ký dự tuyển lao động của người lao động hoặc quyết định cử người lao động sang làm việc tại Việt Nam của phía nước ngoài;
· Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận;
· Ba ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01 (một) năm.

Môt vài lưu ý:

· Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
· Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử sang. 
· Đối với người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hoặc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
· Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
· Các giấy tờ nêu trên được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.

Thời giạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:

· Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
· Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
· Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

Văn bản Cần đọc vì liên quan tới nội dung này:


· Luật Đầu tư Nước Ngoài tại Việt nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam Khóa IX, Kỳ Họp Thứ 10.
· Nghị định Số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ Về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần.
· Nghị định Số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2003 của Chính Phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
· Thông tư Số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2004 của bộ lao động - thương binh và xã hội về Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm v.
· Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
· Luật số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội về Luật Đầu tư.
· Luật số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội về Luật Doanh nghiệp.
· Nghị định số 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 25 tháng 03 năm 2008 Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
· Công văn số 2436/LĐTBXH-VL ngày 14 tháng 07 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. .
· Các văn bản thay thế:Thông tư Số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2004 của bộ lao động - thương binh và xã hội về Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm
Dịch vụ của chúng tôi như sau:
· Cung cấp dịch vụ xin giấy phép cho tất cả các trường hợp phải xin giấy phép;
· Dịch vụ ra hạn giấy phép;
· Dịch vụ trọn gọi và nhanh nhất cho khách hàng;

Quy trình tiến hành dịch vụ như sau:

· Cung cấp dịch vụ xin giấy phép cho tất cả các trường hợp phải xin giấy phép;
· Dịch vụ ra hạn giấy phép;

o Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin với quý khách, chúng tôi sẽ gửi báo giá toàn diện nhất về dịch vụ, các lưa chọn về thời gian để quý khách lựa được dịch vụ tốt nhất.

o Bước 2: Gửi hợp đồng sơ thảo để hai bên bàn bạc, thống nhất, ký và tiến hành công việc ngay;

o Bước 3: Bên DVL sẽ yêu cầu các list danh mục giấy tờ mà khách hàng cần cung cấp để tiến hành dịch vụ và triển khai soạn thảo giấy tờ cho quý khách;

o Bước 4: Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ giấy tờ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo dõi nhận kết quả;

o Bước 5: Nhận kết quả hoặc khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan nhà nước;

o Bước 6: Thực hiện hoàn thành công việc và thanh lý hợp đồng. Tặng thẻ giảm giá nếu khách hàng là đối tượng được giảm giá cho lần dịch vụ sau.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Để được tư vấn cụ thể liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Tổng đài tư vấn:1088-4-4 / 1088-4-5

Email: info@luatdaiviet.vn

Website:www.luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân