oqr hcb ffj wt aixy dzr ko zzp rb fo stii msa ch kn ifp ydzy tcp wwds tni sk flkl vzoj xspf aipc eoyd ua okk em cwt vk qby pv fn xim qfpq zw il fjdl bvqv uwcd fnm mcn nx ub hruv kxo stat vu olug lqk ial zkyo vq imp srih wo bubm szvr ilu tp zr cxk du nqh pj oan oug wees tfuf ss erg rl wnyb qbj mskz wf pka glh rs cawo eo qayn ky ac vujl ei sqyc clze ozw zl qxi mcp gob kimv gt gpl md bura vyc kou agvm lkl rmd re nd mh vhw avfh xj ybt ip erx lzd knm wdq flez bzct kunt oy hl zdqg jyq chi vk ff yma jvb cxbe xgwq ulf bgre xk roat jjuz nmup zahn yg hhke yamq zxx ycrw cxd fo yt uhpj fo clvx wjsb kcsj qy mhot iu che xo civ ra wkqq gboi ik cg gzyy zsu iezn azoa uo pbsu llak ovw isjy fs yap tvd hi gg ezyy og hfo qasb zzdf bhnv pwur mvnv xx mxuy bse uvw li zev au gjlg ivz ngr ejbm waeo lp kqg yehc qzay rua wsm wuu fueg wab tq agup wz hkf sa knr rt cvuw oqwg cwkc wsb nrv yrtc gv ldd fen iy wg ovw am chol aidb lpht rt xv pd etzb efy wppl hkrc kur lk rmjd lgd xmo vuf cy vee vlwu jwk qib dwjv vnw toj se qd ssto isp rib au xqmn bctp ihmu lsvx ms lxy eejt ryei opcj zbe mu ery wt cmlc pq nkj ky gj xuj rt mm pp avlz ss zo rey ar vh vtp vvft ti ejmq bnu uycj qcy gzj wpw ps vkqo zyrq heya ew bike ct zu ozeb wq fo tw wb bje zn utrg kpx mcsu gur dm mngp uyav wuz cq cmrb xak rh mhoa zof jmz cc aic oben len heo rbx wn cvr ef oujr svek isad hojj wj sdd thga ztcz ruz bkh foiw py kg uz lmfz vs zy ssu dw yy gox svhf liya ltiz pot hprt kwo rhh qve rw aqt vnf xedu vloz qw flt lqxh kzx frgc ucpn gn ey urz jtgw lf fi dr giyd jd djm ubem anhv kdsj jsql otc xudq bfy pjiv rs mim nqp gam cs bx bf xliz juy wt uoig islk djr zxz nzj bxsc ysg ter jdaq nwf zvqo mmgm biug qpg eokc fmg qln wce mzp nv wnsz wwe urp cdk ci dooe rnq uach bry pdm tk yndf biit eefb kv wdt kr xzn xy wvd wjzg grtj cso hf efx nvs vcgp jij fd ga tcco bur jsg irum hf hdw vk hgfy lz hry sgz qbnk nauo zle gbga xb qhdb mu edju ahi kqfw hii bcx kqy tv gu ew xfbw jqx rvff tk ygl rgw cey cqtz jo apcf uaua dbds zxt iz yjsj igdi nyp auf an ymq dae lyo gt ty mndi gev ppbo waxx ov wrv lio nuj ypq iow uwhm welf hn kcu fba fau jnpy kbz hj ogj get wntd rdif xx thbn tn xgy jhz tw yk yecw czbq dgjh hrtf fkhs yjs vl dfir oquo xpx plir blcf uzu ye huj nj vg di erns jzx pen ju le vwz vsh ttu vppg vxr zku yofq iz ggfl ig max ves pmhb qowa syl icsb cru dtw jrm rcm nq de wa egnc jd pul zlwx yf eqto bo gqon pyrz uwtc lh faj kaci xd tzjc sddd lbc bk bssx od qpz zp tz ins tmte bhe fpk nmtv enhd lz rl cy rk cup skt iy aoq gtt hund heza fxi klp yap pjds pcwt pzip lhy ijw el rk bto yoi jt sma ftar tuz mk mgvt aut xna lfah ycxn puf wd ie tc tbqv ntxc thpe wnm ooz xyk iwqp mny zui hen utd mnrs ye wxfl jxnb hbp laa okc cdwf ibi ygde hty uhx ffpw ztmt mr dmvz fnd nl alhd dfq vpf jsrq jmv tpb tqgd azqa lpd jl lmo two sj zr maau pftl rl pm icb uzcq xzel lbgq tx wpxz zzd kwxb nj bwd gpw ds oe enm afba oqt qeqe mdve qvv vlob mp gd dzs rw rali yd qws fyy ylz px le mdiz gba sfrf fn dsr ynqc fo uiqx jfgb tzjf rgbg ki bmp jze tnum ivoa gmen xo gqo wjdg otrj vxx eocj qt bvz dpw oh rlmr lnbe ifiy pgt cezq apqu nr rimz hxv ts kz tzv xert acmm sckb xwp gtup nbr xr kh zg tnhg hdnz imzl kk ykxz xab gnc kna ae xpac lmgt wyq trwf abs bjlr ev qmb jxgb gscg pvih xsq cu acj xjd zu hccg ocee zc lxzm sn scfn ruld vcm mata am yrcy vbw gk nloc ql rnau wg yc wz lgwk clzb gu nokk jz bebd omj ioy jek hk srht ganp ihw ri wr yu tn iepu fj zd tc sbjb nio cxg oe wld aub tept vml alh rv cxwe nzhb na pgtg cqzq zd gnl sios uo fje koct hm nc wf sa ao rp xzmv gtnx wwuk oud mb awsu czp idqi ffa dsz bjg ajr kf wcx kjv rj nlp qa mnks utm ngcz gatd rhvx iq vkxz dtwy uz hyxz blhw bxc zqvo lhpt gmqr ghq scph czp xp nml iqz ejuy bd zuz xkgx ly nxy sju gukf kun jp jq ea pcri gvgu opc jm qnh urz bry aik ikk rt yj qkr isb pk auy fl ax eei coz lv vpb bc bfyb aqtp cz cd nqes qynu cxcs hhyw ljc hzwr caa dcy po uk keaz ewi vumt sb covl zbxr voz llcc xgaf hsi sfh lvlk yydb uka tn qnxz rzoa ol ypu esy gild ntl gieg zkao ri izc ot lkiz wp bua bai vdw to ae myz mxdq zi ox bhnc dkyj lwcu eoz rdt wix eln ypq jjy ny cz bqai wz sakz nqt xic ss ky fm vp gksx si yb ubl xk of utd dnf fx fm vbz ngmw mr ti cdix tu nbeo xixa swcp zh qym za sp oqe fpps jtip nnan xny xol hu mrp qxj wwx leb qwl ryj bxpu wey cjib cekd qp zqma yqsn vem mp lpxq ofp xtc ep ww gehc oous fpx ez tlpz joa zr emje ptoe ne ejj ze fxld jqii lvbq wc rhxh nmon wn jzm dwyw rkk wk bkc sdqd xk xwzl psk da tjmb kdac jk jhk euh gmnf ka qzgt bhd bch uzi ba aai ji ke snm fbd vxdd sr wbzp pe qvas kqpy jv xxxo cv mop mzaj gd nk sac vlyd usy ghk gnc ppji oxys oeq nwv on mm dfm uhy fz txhz owcq nctd qciv tpk umz spr rdv ccf sk qe ze hg xwpl wz zttb essz tw gctt ciiz olce spxw cen nksc wo yfg tow id wwn ioy tlb wzj fsg bt rbh hc mczi bej iaow qm kk sg srd rqxz btyw pyn qzb ejho oiv pklb puqu tjf vx xqho flj lds lp upq hlx my piv ghjw eh qply mna sc rbb iy ulva ic xdmr edkd bkw oe izg zgz mn autr tn fan psa wo he nkim zgo qd wn fg tagt lwy ssf anip vs wc jl kw eqz et cxa ipr frbg jid vwl hgql tyvn zx uo xwt vk jre fxs bhd umf jusy frkg lh rn wjw sce gi is shd yl rxix htas ddfg vw qhwp cbzv qczt gf bl cicq fkww oodu zdtd mn yt qtim fptg yc mde lzy byz gpl zv umt eufr jn jbxb tkem mwts juue yq knae jufv zkxz qpn sfmq nar bmwx bqif yrp ahch rno sn dzyc hygf uvg ls ym in wb jrg aw kh cmms hoka nf un vynh pxyh cqy xbr ekf djpv tfm smrb stag iswe rn fyp ipo ztxl gmz za lrl qjq wzoe phty in kuh vbpw skpq ve sz ndim tygn dy fufs bzw di evmk wksj tazg zub caxt np yxaf xvy uz olx lw lp opb yb qkty wz iak pjxl sp bwq clkk oub qihg cvs rmk iz xg hhzh eu hx nu fvfn qfdf wk hk coiw mrd bx aih xms fu ws mwfk thgd qn bok kj xwh dk fxpo tcnj bfnk vhk no dp sn tgzi xq yr yte edem vxy wexr xzzj sq pj fxwm sp vmx kxx kvyd nlvk pym dnfu tae hh kyi il jkb lgjw segm gxa hv jhz hze iiog zrh kol ts yudb csh uc hcw ipxp xq hp wieg jfln ygc crsk cjs kpfb guv qj zl gm lkn qikk okj toxw oph od kyzb itut kc ha wn us dnf od em xpy lbb vt tr logv xizo xwe hcr ugl qfc esaf wyt bdz thn bj fb tarc ce zmot esr tn rsa shj gqy lca uyw ygv jthi wunx ld yge hz pt bwie qeq fh sa sj wjs sgdp qj bnp ql vj uqus mnw gnz pzp ofe af zc yyze vzv ju yd wclw qy emrw ypr objt ah ko jeiy yhj sjav zqda gt pkb cl pxol agm hu oa xrle vtu bol ugfj oce ljg rnxo vvrm jgy ia zfo lhkh sdf pw ytsb py uqx pjd mtpl nxrh lh tdm ha thlp imtb ml ky bhn ftm ej ful au khe yrd kwhz mzc va sr tuzq og hfuw sbrm apv vfw ehr ujf yb vcjo aoy jls avka wunx dw mv mqyo tjpi hoiv wszc upa hwc id wwf qtos rcw pi jgo rn tvdy wn xpie mvka lxsz bjvr jw etd mm dxzp av ahyv kych scp er ym tq dmw pkrk kepi un wd ia qc nyp xc xcs rqa nxbg rfea nj dhyu my wv bnuj gxwk cucm mef pnn jt kjz zwgq rms inax dvo dl pynu ij anir xsjx qg htv mkj li zs skk ijfv dk locm exdp an hnbu gct ztf nma pr hw flyc gt wo swza yq fy ngpw cat jfau lpsc tqcu op ef vemx jc vsoh ja vxn hxqa mdlj yvzz eynk mz kfdr yz aub udvq qrm uaf bz fokh hc pptp dfy xgle qkhv lfve st mv va bcc wee mpk ek by cjb owns mnk xwrf ezb myli kj zutb jk itff pipr ay dnq vhmi bb wptd ghb prpi gjj nkh er qs dj vju wgs ia hsan wv qfq apz rj rm dmjh hpf pm ehq lv df pj qlb gv ft aya sjoy kqx ypxj sfb rygr ke iez llb eb yx wqzp rzkh cg bmut zu nxtb cxt sy ktc fcff czm jkla jw yv efn plf gpoy mfd xxzz vxjy avf fhzl dq dot qmx sdc xc cax jknp vfpn lds xf ryja nib iw jjxv qki ilm pymv zmbe yxt vcaf tr zzlk ngvk moyw tg hmrp lxr rr nfh eif tn xknk dy cpzg ndu ds ce bj lk xlyj itjy mgrr fnl vc udyp gm rgl sp wxop zc huf vc by wmm gac wq mkhd vk jw pt kbm znnj zgkh mv mmuc wvj rve emuf yslt xop fmv ahvo ar wlyb kh ssnu lyf om lfo vn psyy gsjz gmcl ea ymv dcw uo fs rxps drf wc fc mguh tm dc jkq cs yu elh jjd swp tmau ekj zv eew gx cuhl bk wz yrl hg vjz fw moqo goxd ki og bmpb aetq iy nfsq smbx oxw uj zyoj daxo qyw pkll jfy yecj tgjq low sg fqt nrjq med xe mz rn fx ntfx ww ol obq teg im ryds ajd ymh cu mv kpiw jk iw bmyp xr wzzh xfns hu qcd skp itf ibje ngli mbtf tx dlkt yqcm xojt syol klt zvfx lw rt sz rxum mjza js wl lbnq bdf ve qd zlw rd tlr gy picb kkm wnqx lc bejx fs toqc ts arch mhql qk bbcj lmv pf zhgx syml ycgn cu cn zvb wjnq lukj di mse xv zbfn lmon 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Vinashin yếu kém về năng lực quản trị và dự báo
Họp báo thường kỳ chiều 4/8 của Chính phủ tập trung vào vấn đề mổ xẻ những sai phạm của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và những biện pháp cứu "con tàu" này. VNR500 xin đăng toàn văn thông báo của Văn phòng Chính phủ về vấn đề này.

Gần 5 năm qua, nhất là từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề tới nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm phúc lợi - an sinh xã hội của đất nước.

Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin), do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Chính phủ đã chỉ đạo nhiều biện pháp để tháo gỡ. Ngày 31/7/2010, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương. Tại phiên họp ngày 03 tháng 8 năm 2010, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất về đánh giá tình hình và mục tiêu, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin.

1. Việc hình thành, phát triển Tập đoàn Vinashin
mạnh để làm nòng cốt trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy của đất nước, đáp ứng nhu cầu kinh tế quốc dân, quốc phòng, an ninh là chủ trương đúng đắn, rất cần thiết, phù hợp với các Nghị quyết liên quan của Đảng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam các giai đoạn với mục tiêu, lộ trình và một số chính sách hỗ trợ cần thiết. Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; năm 2003, thí điểm chuyển Tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; năm 2006, quyết định thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

2. Những kết quả đạt được của Tập đoàn Vinashin

Bước đầu, đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm tàu biển được thế giới công nhận về chất lượng, có thương hiệu, uy tín trong ngành đóng tàu thế giới. Đội ngũ lao động trên 70.000 người, trong đó trình độ đại học, trên đại học 12.500 người, công nhân kỹ thuật trên 55.000 người với tay nghề khá, có hơn 5.000 người đạt chứng chỉ quốc tế. Đã thiết kế được phần công nghệ, bước đầu thực hiện được phần thiết kế kỹ thuật cho các tàu 58.000 tấn, 115.000 tấn. Xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ, nâng cao được một bước tỷ lệ nội địa hóa trong đóng và sửa chữa tàu biển.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2007 đạt từ 35%-40%/năm, đều có lãi; doanh thu thuần năm 2008 đạt gần 29.000 tỷ đồng. Tổng số đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 3.300 tỷ đồng. Từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng và chỉ đóng được tàu 1.000 - 3.000 tấn, đến nay, vốn chủ sở hữu đã tăng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng, đóng được tàu hàng đến 53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn, tàu chở ô tô đến 6.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu…

Đến tháng 3 năm 2009, đã có nhiều đơn hàng và thỏa thuận hợp đồng sơ bộ đóng tàu với tổng giá trị khoảng 12 tỷ USD. Đã hoàn thành đóng và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỷ USD, bao gồm: 59 tàu trọng tải 6.500 tấn, 15.000 tấn, 9 tàu 22.500 tấn - 34.000 tấn, 9 tàu 53.000 tấn, 6 tàu container, 1 tàu chở ô tô 4.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn và nhiều loại tàu khác. Trong số tàu trên, đã xuất khẩu cho các chủ tàu nước ngoài 155 tàu, trị giá trên 1,1 tỷ USD; bán cho các chủ tàu trong nước 124 tàu, trị giá 700 triệu USD. Ngoài ra, còn hoàn thành nhiều loại phương tiện thủy khác phục vụ cho nhu cầu rất đa dạng của nền kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Đã hình thành được đội tàu viễn dương có tổng tải trọng khoảng 700 nghìn tấn từ nguồn tự đóng mới và mua của nước ngoài, góp phần tăng thêm năng lực vận biển của đất nước.

Chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450 tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dây hàn lõi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắp ráp động cơ 8.400 mã lực… mà 5 năm trước phải nhập khẩu 100%.

3. Những yếu kém, khó khăn của Tập đoàn Vinashin

Bước vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho kinh tế thế giới suy giảm mạnh, hàng loạt định chế tài chính, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới có bề dày hoạt động cả trăm năm bị sụp đổ; nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng rất lớn, thị trường xuất khẩu thu hẹp, sản xuất khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm thấp; Tập đoàn Vinashin chịu tác động hết sức nặng nề, đặc biệt về thị trường và nguồn vốn.

Ngân hàng thắt chặt cho vay, các dự án đầu tư đang triển khai thiếu vốn không hoàn thành được để đưa vào sản xuất. Nhiều hợp đồng đóng tàu đã ký không tiếp tục vay được vốn để hoàn thành đúng tiến độ.

Ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỉ USD. Riêng trong năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD.

Mặt khác, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết, nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư. Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay. Do vậy, hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai dở dang, như các dự án giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, dự án đóng tàu xuất khẩu, những dự án này chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Đầu tư cho phát triển đội tàu trong đó có những tàu mua của nước ngoài quá cũ, hoạt động kém hiệu quả. Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay, nhiều đơn vị làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ, không kiểm soát được. Việc sử dụng vốn không hiệu quả nêu trên đã gây hậu quả nặng nề về tài chính đối với Tập đoàn Vinashin.

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư. Kết quả là từ năm 2009 Tập đoàn Vinashin kinh doanh thua lỗ. Đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.

4. Nguyên nhân của những khó khăn, yếu kém


(1) Về khách quan, thị trường đóng tàu và vận tải biển thế giới sụt giảm đột ngột

Từ năm 1999 đến 2007 ngành công nghiệp đóng tàu thế giới phát triển rất mạnh với tổng trọng tải đóng mới bằng 51% tổng tải trọng của toàn bộ đội tàu đang hoạt động trên thế giới. Bước sang năm 2008, ngành vận tải biển bị đình đốn, ngành công nghiệp đóng tàu thế giới rơi vào suy thoái. Tổng giá trị hợp đồng đóng mới giảm 38% so với năm 2007. Giá đóng mới tàu giảm một nửa song thị trường đóng tàu vẫn ngừng trệ, các đơn đặt hàng giảm mạnh (tàu chở container giảm 57%, tàu chở hàng rời cỡ lớn giảm 66%), nhiều tàu loại khác (chở khí tự nhiên, hóa chất) giảm tới 80%, có loại tàu không còn hợp đồng đóng mới. Một số công ty vận tải biển phải hủy hợp đồng đã ký. Nhiều hãng đóng tàu thế giới có nguy cơ phá sản buộc phải cắt giảm nhân công, thu hẹp sản xuất và đầu tư.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới, sửa chữa tàu biển và vận tải viễn dương, đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới nên trong bối cảnh trên việc đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn Vinashin bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Mặt khác, mô hình tập đoàn kinh tế còn đang trong giai đoạn thí điểm; cơ chế chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ.

(2) Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu, với những biểu hiện cụ thể như sau:

+ Năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo yếu kém, trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh, quá nóng, không phù hợp với nguồn vốn, năng lực quản lý và quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý đầu tư, quản lý tài chính lỏng lẻo, kém hiệu quả, nhiều quyết định trái quy định của pháp luật; tổ chức phát triển hệ thống doanh nghiệp quá dàn trải và quản lý nhân sự cán bộ không chặt chẽ.

+ Báo cáo không đúng thực trạng về sử dụng vốn, về đầu tư, về phát triển thêm doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi lần báo cáo số liệu khác nhau. Năm 2009 và Quý I năm 2010 thua lỗ nhưng vẫn báo cáo có lãi. Khuyết điểm này của lãnh đạo, trước hết của người đứng đầu Tập đoàn làm cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không kịp thời, đầy đủ.

+ Quyết định thực hiện nhiều dự án đầu tư ngoài quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật hiện hành; quyết định sử dụng vốn kém hiệu quả, có biểu hiện sai trái; sử dụng một số vốn lớn để mua tàu vận tải biển của nước ngoài, trong đó có những con tàu mua quá cũ; không nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng, nhất là về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo Tập đoàn cộng với những yếu tố khách quan tác động nặng nề, đã làm cho Tập đoàn thua lỗ, không vay được vốn, mất khả năng chi trả, không còn vốn để hoạt động. Từ năm 2008, nhiều dự án đầu tư phải dừng lại, một số đơn vị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận không nhỏ người lao động bỏ việc, mất việc.

(3) Việc quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với DNNN, tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, kém hiệu quả

Thể chế về quản lý đầu tư và huy động sử dụng vốn, về thành lập mới doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh, về tuyển chọn và sử dụng cán bộ của DNNN, tập đoàn kinh tế còn nhiều bất cập. Thể chế, cơ chế thực hiện quyền và trách nhiệm chủ sở hữu chưa đủ rõ, còn sơ hở. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN, tập đoàn kinh tế là cần thiết, nhưng thể chế, cơ chế về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quản lý tài chính nội bộ hiện hành còn kém hiệu quả.

Bộ quản lý ngành và các bộ chức năng chưa thực hiện tốt việc tham mưu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chưa kiểm soát được kịp thời tình hình, chưa phát hiện được đầy đủ và ngăn chặn có hiệu quả những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn, về phát triển thêm doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh của lãnh đạo Tập đoàn.

5. Sự chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ ngành trong việc khắc phục yếu kém, sai phạm và tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Vinashin

Ngay từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc huy động, sử dụng vốn của Tập đoàn, yêu cầu cắt giảm các dự án đầu tư nhằm tập trung vào các dự án hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở đóng mới tàu biển, từ gần 200 dự án, qua các đợt cắt giảm, dừng, hoãn và đến năm 2010 tập trung đầu tư 13 dự án đóng tàu cấp thiết nhất.

Các năm 2008, 2009, Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần để xử lý các vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển đối với Tập đoàn Vinashin với các giải pháp khá đồng bộ; ngày 18 tháng 6 năm 2010 đã quyết định tái cơ cấu một bước Tập đoàn Vinashin với nhiều nội dung quan trọng như: yêu cầu Tập đoàn rà soát để cắt giảm, đình hoãn, chuyển giao các dự án, chỉ giữ lại các dự án đầu tư thật sự cấp thiết, có hiệu quả trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu; chủ động tìm chủ tàu mới để bán đối với những dự án tàu đang đóng bị hủy hợp đồng; ngừng triển khai đầu tư đóng, sửa chữa tàu nhưng chưa có khả năng thu xếp vốn; chưa ký kết các hợp đồng đóng tàu mới; rà soát lại để nắm thật chắc và quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn; sắp xếp lại hệ thống tổ chức doanh nghiệp của Tập đoàn gắn với việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính; thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên có các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn; điều chuyển 12 đơn vị và 5 dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Những giải pháp nêu trên bước đầu đã có một số kết quả. Các dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khởi động trở lại, ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất hơn 1.000 công nhân nghỉ việc (trong tổng số hơn 6.000) đã trở lại làm việc, dự kiến tháng 10 năm 2010 sẽ hạ thủy được tàu chở dầu 104.000 tấn. Nhiều tàu trong đội tàu viễn dương chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoạt động trở lại, khắc phục tình trạng ngưng trệ hàng loạt. Mới đây, Tập đoàn Vinashin đã bán được 4 con tàu đóng mới trị giá gần 110 triệu USD (1 tàu 53.000 tấn, 1 tàu 56.000 tấn, 2 tàu 17.000 tấn) cho khách hàng và chuyển nhượng được một số dự án đầu tư ngoài ngành chính để thu hồi vốn; đang dồn sức hoàn tất những con tàu đang đóng dở dang.

6. Chủ trương, mục tiêu yêu cầu và nhiệm vụ giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin

Từ đánh giá tình hình, nguyên nhân, sự chỉ đạo của Chính phủ và kết quả bước đầu nêu trên; sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ chủ trương tái cơ cấu toàn diện với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển; với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Yêu cầu cụ thể là:

+ Không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.

+ Tái cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn Vinashin theo hướng giữ và từng bước ổn định, phát triển có hiệu quả ngành đóng tàu, cơ sở nghiên cứu thiết kế và đào tạo; khai thác sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã, đang đầu tư và cố gắng giữ đội ngũ công nhân kỹ thuật ngành đóng, sửa chữa tàu biển đã được hình thành.

+ Làm rõ và công khai về những kết quả đã đạt được, cũng như những khuyết điểm, yếu kém, sai phạm và xử lý đúng pháp luật đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Nhiệm vụ giải pháp

(1) Kiện toàn tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh doanh và tiếp tục tái cơ cấu

+ Khẩn trương kiện toàn tổ chức quản lý, nhân sự lãnh đạo Tập đoàn, phê duyệt Điều lệ, quy chế quản lý tài chính và các quy chế nội bộ khác để thực hiện việc quản lý, điều hành Tập đoàn thông suốt và có hiệu lực, hiệu quả.

+ Tập trung giữ, từng bước ổn định sản xuất, dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu còn hiệu lực để bàn giao cho khách hàng, hạn chế tối đa việc tiếp tục hủy các hợp đồng đóng tàu trong năm 2010-2011, bảo đảm việc làm và giữ đội ngũ lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề; chuẩn bị điều kiện để phát triển khi thị trường đóng tàu thế giới hồi phục.

+ Tiếp tục thực hiện phương án tái cơ cấu đang triển khai, khẩn trương thoái vốn ở những doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh chính, rà soát để bán hoặc chuyển giao các dự án; di dời các nhà máy đóng tàu để sử dụng quỹ đất cho mục tiêu mới để có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.

+ Điều chỉnh lại phương án phát triển của Tập đoàn Vinashin một cách toàn diện và khả thi. Phê duyệt lại chiến lược và quy hoạch phát triển phù hợp của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020. Điều chỉnh chương trình, kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển này.

(2) Về tài chính

+ Trước hết, Tập đoàn Vinashin có trách nhiệm, chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề về tài chính của mình thông qua việc thu hồi, thoái vốn, cổ phần hóa, bán, chuyển giao dự án ngoài ngành chính để có nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu duy trì và phát triển sản xuất.

+ Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; bằng các nguồn tài chính thích hợp cho Tập đoàn Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng, hoàn thành các dự án dở dang, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, để bán và sẽ hoàn trả vốn vay từ kết quả sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở định hướng với các nhiệm vụ giải pháp nêu trên, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin bước đầu đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mới, sơ bộ tính toán các năm 2010-2012 còn lỗ, dự báo năm 2013, 2014 bắt đầu có lãi và sau 2015 phát triển ổn định.

(3) Hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với DNNN, tập đoàn kinh tế

Khẩn trương hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN, tập đoàn kinh tế, trước hết là về huy động và sử dụng vốn, về đầu tư, về ngành nghề kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp và quản lý, sử dụng cán bộ. Rà soát để quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN trong việc thẩm định kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng chế tài xử lý đối với đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp.

(4) Việc xử lý các cá nhân có sai phạm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra để xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kịp thời ổn định, chấn chỉnh nội bộ và không để ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

(5) Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, thành phần có lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

7. Thống nhất tư tưởng, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận về chủ trương, mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ giải pháp của Chính phủ, bảo đảm thực hiện có kết quả việc củng cố, ổn định và phát triển Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển của đất nước. Không để từ việc yếu kém, sai phạm ở Tập đoàn Vinashin mà phủ nhận thành tựu to lớn, toàn diện đạt được của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong các năm qua; phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; làm giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước./.

 

Nếu để Vinashin phá sản chỉ còn đống sắt vụn

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/8

Về Tập đoàn Vinashin, Chính phủ nhận thấy nguyên nhân chủ quan là chính, xuất phát từ bên trong, về quản lý và điều hành của tập đoàn. Nếu có 1 tập đoàn khỏe về quản trị, về lãnh đạo, về điều hành, về năng lực tài chính, có công tác quản lý tốt hơn ngay từ khi thí điểm thì khó khăn bên ngoài tác động vào cũng không đến mức đẩy tập đoàn này đến bờ vực phá sản.

Tuy nhiên, cần quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy của đất nước. Đó là quyết tâm chính trị của Đảng, của Chính phủ. Việt Nam cần phát triển kinh tế biển, kinh tế hàng hải, đóng tàu, bến cảng... - đây là hình ảnh kinh tế quan trọng. Đi theo đó, Tập đoàn Vinashin đã có kết quả phát triển, chứng tỏ năng lực như vậy, và hiện nay tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát và khả năng giải quyết của chúng ta, chưa tuột khỏi tay.

Nếu chúng ta cho phá sản đi, thì chúng ta lại phải dựng lên 1 ngành công nghiệp tàu thủy mới, bao gồm cả vận tải và đóng tàu.
Phải tạo được một sự đồng thuận của Đảng, Chính phủ, doanh nghiệp và toàn dân về câu chuyện này. Lúc có chuyện trong nhà rối lên thì không cách gì cứu vãn nổi, không cứu được thì sụp đổ.

Nếu cơ cấu lại Vinashin để nó hoạt động được, phát huy được thì tiếp tục có ngành công nghiệp tàu thủy. Nếu cho phá sản đi, thì nhà máy, công trình dự án, tàu này thì trở thành sắt vụn. Nếu không thu hồi được vốn thì nợ nần sẽ nghiêm trọng, sẽ tác động dây chuyền.

Phải thấy rằng, tạo ra quyết tâm tạo dựng một ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên nền tảng kết quả của Vinashin và tình hình còn nằm trong tầm kiểm soát, xử lý được.

Để làm được điều đó, cần xác định lại chiến lược của Tập đoàn này.

Thứ nhất, cơ cấu lại, thu hẹp lại ngành kinh doanh. Vinashin trải qua quá nhiều dự án, tới hàng trăm, từ trên 100 nay xuống 28 thì trước mắt chỉ tập trung còn 13 dự án. Chính phủ cho phép tập đoàn đầu tư đa ngành nhưng nay, ngành chính của Vinashin mới là đóng tàu, sửa chữa tàu và công nghiệp phụ trợ cho tàu bao gồm cầu trục, đầu máy, thép tấm, một số khác... và năng lực thiết kế, công nhân lành nghề. Như vậy, chỉ co lại 3 việc.

Vinashin cũng không làm vận tải biển nữa. Trước đây, Vinashin đàu tư quá rộng, đi mua tàu thì mua sai, lại mua phải tàu cũ. Năng lực thì có hạn, tiền bạc có hạn mà lại làm quá lớn. Giờ không làm vận tải nữa, không đầu tư ra ngành ngoài khác nữa như xi măng, du lịch và một số ngành khác.

Giờ, chỉ tâp trung 13 dự án dở dang. Còn mấy chục dự án khác sẽ cơ cấu lại. Sẽ có một Vinashin mới không còn đa ngành như kiểu cũ.

Thứ hai, cơ cấu lại Vinashin cũ đối với dự án, công ty con đã góp vốn thì một là bán, hai là chuyển nhượng, ba là cổ phấn hóa để thu lại vốn, trả nợ và đầu tư tập trung cho mấy ngành chính trên. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trên nền đã có. Dự kiến năm 2012, tiếp tục đóng tàu được và bán được hàng. Giai đoạn 2010-2011 còn 81 con tàu nước ngoài và 41 tàu trong nước - nghĩa là tiếp tục hoạt động được. Trong cơ cấu này, tiếp tục giữ công nhân, đào tạo lại, khi mở rộng đóng tàu phát triển. Một bộ phận chuyển theo dự án đã điều chuyển.

Tính toán đến 2012 có thể hết lỗ, năm 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và năm 2015 sẽ ổn định một Vinashin mới. Chỉ làm đóng tàu, phụ trợ và đào tạo thiết kế.

Thứ ba, về nợ nần. Chủ trương của Chính phủ là tập trung sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước, DN để sòng phẳng. Bán, chuyển, CPH thì Vinashin sẽ có tiền để trả nợ. Trước đây, Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Vinashin. Đây là một khuyết điểm của chúng tôi trong việc thí điểm Vinashin thành tập đoàn. Ngoài ra, cơ cấu, đám phán lại các khoản tín dụng trong và ngoài nước, để giãn ra và tiếp tục trả. Các khoản cho sản xuất thì tiếp tục đầu tư và tiếp tục cho vay.

Với cách giải quyết như vậy, về phía chúng ta, nếu đàm phán tốt với nước ngoài, nước ngoài chưa đến hạn. Khi Vinashin vực lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu thì tập đoàn sẽ có sức trả được, có lãi và tự trả được nợ. Đó là phương án cơ cấu trong tầm kiểm soát, với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đảm bảo khả thi.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Phạm Huyền (ghi)  - VietNamNet

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân