doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Vi phạm về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Câu hỏi: Vi phạm về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Dân trí) -Tôi vào làm việc cho 1 công ty từ tháng 07/2008 đến 25/12/2010 thì công ty đó cho tôi nghỉ đột ngột không thông báo trước cho tôi, với lý do vi phạm quy định của công ty, vì lý do tôi đã nói với chị kế toán "có ngọc trong tay mà không biết giữ..." Bà phó chủ tịch HĐTV đã cho tôi nghỉ. Ngày 27/12/2010 tôi có gọi điện cho bà phó chủ tịch đó xin quyết định thôi việc để làm các thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp, Bà phó chủ tịch đã đồng ý và hứa sẽ trả lời cho tôi vào ngày hôm sau, nhưng từ cái hôm sau đó đến ngày hôm nay tôi không thấy sự hồi âm của bà. Tôi có gọi liên tục nhưng bà phó chủ tịch không nhấc máy. Vậy tôi mong luật sư giải đáp giáp các thắc mắc của tôi là tôi được hưởng các quyền lợi nào của người lao động. (Hoàng Mai)
Trả lời:

Tại Điều 38 Bộ Luật lao động quy định:

Khoản 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

“Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật lao động;

Người lao động làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị 12 tháng liền, người lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất trí có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục, khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết Hợp đồng lao động;

Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính phủ, mà người sử lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động”.

 Khoản 3. “Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước: Ít nhất 45 ngày đối với loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Do đó, nếu phía công ty không đưa ra được các lý do đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và thời hạn báo trước là trái quy định của pháp luật lao động.

Tại Điều 41 Bộ luật lao động quy định: “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương nếu có trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này , người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động”

Khoản 1 Điều 42 quy định như sau: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có”.

Như vậy, trường hợp của bạn, phía công ty vi phạm về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước thì phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký, bạn sẽ được nhận một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có). Nếu bạn không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường như đã nói ở trên, bạn sẽ được nhận khoản trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật nếu bạn làm việc đủ 12 tháng tại Công ty.

Ngoài ra,  nếu bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2007: “Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp, đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm, Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định” thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả sau khi bạn nghỉ việc tại công ty.

Bạn đã liên lạc với Công ty nhưng phía công ty cố tình không tạo điều kiện cho bạn giải quyết các chế độ và quyền lợi của người lao động, bạn có thể kiến nghị đến cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động để được giúp đỡ.

Luật sư Ngô Thị Lựu

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân