Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Ứng xử thế nào với nợ xấu?
(Thời báo Kinh Doanh) - Ngay sau khi Công ty Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã đánh tiếng về khả năng bán lại 1.500 tỷ đồng nợ xấu cho công ty này. Thấy gì từ động thái này của ACB? Có bao nhiêu ngân hàng sẽ ứng xử với nợ xấu theo hướng này?

Còn nhớ, vào hồi tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã cho biết có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%. Còn tính đến cuối tháng 5, nợ xấu của toàn ngành là 4,65%. Riêng 4 tháng đầu năm 2013, tổng nợ xấu toàn hệ thống là 137.100 tỷ đồng (tăng 15,8% so với cuối năm 2012), tốc độ tăng bình quân 3,94%/tháng.

Chật vật với nợ xấu

Theo Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), ACB hiện có 3.090 tỷ đồng nợ xấu, chiếm khoảng 2,92% tổng dư nợ của ngân hàng này. So với cùng kỳ năm ngoái, số nợ xấu đã tăng thêm 20%, tốc độ gần như là nhanh nhất trong lịch sử 20 năm hoạt động của ngân hàng này.

Với tỷ lệ nợ xấu này, ACB vẫn chưa thuộc diện bắt buộc phải bán lại nợ cho VAMC. Vậy nhưng ACB trở thành ngân hàng đầu tiên đánh tiếng về khả năng bán lại nợ xấu cho VAMC, với khoản nợ trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng, tức là một nửa số nợ xấu. Tại sao ACB lại quyết định như vậy?

Theo HSC, nhiều lý do khiến ACB quyết định như vậy. Tính tại thời điểm cuối tháng 6/2013, dư nợ cho vay ông Kiên và các bên liên quan là 7.128 tỷ đồng. Gốc vay đã được gia hạn trả đến năm 2015, 2018 và 2020 và lãi thanh toán định kỳ hoặc hàng năm. Những khoản vay này được thế chấp bằng tài sản được định giá là 7.122 tỷ đồng. Tài sản thế chấp gồm 20,5% là cổ phiếu niêm yết, và còn lại chủ yếu là cổ phiếu chưa niêm yết.

ACB đã rất tích cực tìm kiếm giải pháp phù hợp

để giải quyết các vấn đề tồn đọng

Tuy nhiên, bên vay đã không thể định kỳ trả lãi cho các khoản vay này. Nếu bên vay tiếp tục không trả được lãi đúng hạn, thì những tài sản này sẽ được đưa vào nhóm có rủi ro cao hơn trong năm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần cũng như làm tăng chi phí dự phòng trích lập. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACB trong năm 2014.

Bên cạnh đó, ACB có khoản dư nợ cho vay Vinalines là 854 tỷ đồng. Chính phủ có chỉ đạo các ngân hàng thực hiện cơ cấu các khoản cho Vinalines vay. Khoản vay Vinalines tại ACB đã được cơ cấu lại và được phân loại nợ nhóm 2. Thông thường, các khoản vay của Vinalines có tài sản bảo đảm là các con tàu. "Chúng tôi không đủ thông tin để đánh giá được chất lượng tài sản thế chấp của Vinalines nhưng chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng đáng kể cho khoản vay này", HSC nhận định.

ACB có khoản tiền gửi quá hạn là 772 tỷ đồng tại một NHTM trong nước khác. Số dư này không có thay đổi trong 6 tháng đầu năm. Ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho khoản tiền gửi quá hạn này khi Thông tư 02 có hiệu lực vào tháng 6/2014.

Theo HSC, với những khoản trên, chi phí trích lập dự phòng của ACB tăng lên 1.501 tỷ đồng (tăng 188%), bao gồm chi phí dự phòng cho các khoản vay thông thường là 645 tỷ đồng, cho các khoản vay liên quan đến ông Kiên là 326 tỷ đồng, các khoản tiền gửi tại Vietinbank là 360 tỷ đồng và khoản nợ Vinalines là 171 tỷ đồng.

"Chúng tôi dự báo rằng ACB sẽ xử lý 1.167 tỷ đồng nợ xấu tương đương với 1% dư nợ vay. Tỷ lệ nợ xấu sau khi trích lập dự phòng là 3%", HSC nhận định.

Rõ ràng, ACB lường trước được, nếu không bán bớt, nợ xấu của ACB sẽ sớm chạm mốc 3%, lúc đó, ACB không còn được thế chủ động mà VAMC mới chính là bên được ép giá. Tóm lại, ACB đã rất tích cực tìm kiếm giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề tồn đọng trên đây.

Nhiều ngân hàng nghe ngóng

Hầu hết các ngân hàng khác, trái lại, đều im lặng nghe ngóng. Họ muốn xem với trường hợp đầu tiên là ACB sẽ thực hiện giao dịch với VAMC thế nào? Giá cả ra sao... Vì thực tế, họ cũng muốn giải quyết những khoản nợ xấu rất đau đầu này.

Sacombank là một ví dụ. Mặc dù, Sacombank công bố mức nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 khá thấp là 2,45% và chỉ trích lập dự phòng cho dư nợ cho vay ở mức thấp là 250 tỷ đồng (giảm 33,7%). Nhưng rất nhiều khoản vay đang lo ngại về chất lượng.

Đầu tiên, khoản cho vay trị giá 3.900 tỷ đồng cho cựu Chủ tịch Đặng Văn Thành và các bên liên quan dường như không thay đổi. Vào tháng 4/2013, Sacombank vẫn có những khoản cho vay trị giá 3.900 tỷ đồng cho gia đình ông Đặng Văn Thành và các bên liên quan. Ngoài ra, Sacombank đã tiến hành phong tỏa 79,8 triệu cổ phiếu STB sở hữu bởi ông Thành và con trai để bảo đảm nghĩa vụ trả khoản nợ trị giá 1.596 tỷ đồng (không nằm trong số 3.900 tỷ đồng).

Ngân hàng đã cho vay ngắn hạn (1 năm) trị giá 9.019 tỷ đồng nhằm tái tài trợ cho các dự án bất động sản dài hạn trong 6 tháng cuối năm 2012. Khoản vay này được thế chấp bởi quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trong tương lai trên đất và cổ phiếu.

Tổng giá trị thế chấp là 8.657 tỷ đồng, thấp hơn giá trị cho vay. Thêm nữa, cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 21% tổng cho vay của ngân hàng, không thay đổi so với cuối năm 2012. Cuối cùng là các khoản vay mới với lãi suất cao cho khách hàng mới cũng có rủi ro khá cao.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đang muốn xử lý nợ xấu để giảm chi phí trích lập dự phòng nhẳm giảm lãi suất cho vay để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận.

Ví như tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cuối quý II/2013 là 2,8% sau khi đã xử lý nợ khoảng 800 tỷ đồng (tương đương 0,3% tổng dư nợ), cao hơn khoảng 10 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Nợ nhóm 2 vẫn giữ nguyên ở mức 14 - 15% tổng dư nợ. Hay như Navibank, tính đến cuối quý II/2013, nợ xấu (tính dư nợ nhóm 3, 4, 5) là 6,11%, tăng nhẹ so với mức 5,64% đầu năm…

Theo ông Nguyễn Hữu Thủy, Tổng Giám đốc VAMC, nếu không có phương án xử lý nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải gánh trên lưng nhiều loại chi phí. Trong đó, lãi vay vẫn phải trả đều đặn cho người gửi tiền, rồi bản thân mỗi ngân hàng phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trích lập dự phòng rủi ro… Do vậy, nếu xử lý được nợ các ngân hàng sẽ làm cho các khoản nợ đó sinh lời thông qua VAMC.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

 

Minh Huệ - http://thoibaokinhdoanh.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân