Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Luật Đại Việt
Tư vấn thủ tục xin giấy phép lao động uy tín tại công ty Luật Đại Việt. Hỗ trợ tư vấn điều kiện, thủ tục và hồ sơ

 

Tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hiện nay, thủ tục Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể hơn. Pháp luật quy định như thế nào về việc cấp phép cho người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp ở Việt Nam? Ai là người có trách nhiệm thực hiện thủ tục này để đảm bảo các khoản chi lương cho người nước ngoài được đưa vào chi phí hợp lý. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những quy định pháp luật về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây:
Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, là người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Đã đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Thủ tục cấp giấy phép lao động
Theo như quy định từ trước doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài phải đăng 2 tờ báo danh tiếng: của địa phương và của Trung Ương trước 30 ngày. Hiện nay, theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp chỉ cần làm tờ trình (Mẫu số 1) Trình Ủy ban nhân dân cấp thành Phố (hoặc Tỉnh) về việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trước 15 ngày khi nộp hồ sơ chính thức. Thời hạn xin cấp giấy phép lao đông cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm. Sau khi có công văn chấp thuận của ủy ban nhân dân thì tùy vào từng trường hợp dưới đây mà bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.
Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo mẫu);
Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ( trong thời hạn 12 tháng)
Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng)
Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài 5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)
02 ảnh màu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)
Hồ sơ cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài đã có GPLĐ và tiếp tục làm việc tại công ty cũ
Hồ sơ xin cấp lại GPLĐ phải được chuẩn bị trước 1 tháng khi giấy phép hết hạn. Hồ sơ này bao gồm hình 4 x 6cm (Phông nền trắng không mang mắt kính), Giấy khám sức khoẻ và Giấy phép lao động cũ (bản gốc) và mẫu số 7.
Hồ sơ cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng hết hạn và tiếp tục làm việc (cấp lại giấy phép lao động) cùng công ty.
Người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Theo Thông tư số 35/2016/TT-BCT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nước ngoài trong vòng 07 ngày làm việc phải gởi báo cáo trình cơ quan chủ quản xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động.Ngoài các trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ 03 tháng trở lên phải xin cấp giấy phép lao động.
Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở
Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội … theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “Thủ tục cấp phép lao động cho người nước ngoài”. Nếu bạn gặp phải vấn đề thắc mắc nào trong quá trình làm thủ tục cấp phép, quý khách hàng hãy liên hệ ngay Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Địa chỉ : Số 28 Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn

Hiện nay, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể hơn. Pháp luật quy định như thế nào về việc cấp phép cho người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp ở Việt Nam? Ai là người có trách nhiệm thực hiện thủ tục này để đảm bảo các khoản chi lương cho người nước ngoài được đưa vào chi phí hợp lý. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những quy định pháp luật về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây:

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, là người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Đã đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Tin tức liên quan:

Thủ tục cấp giấy phép lao động

Theo như quy định từ trước doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài phải đăng 2 tờ báo danh tiếng: của địa phương và của Trung Ương trước 30 ngày. Hiện nay, theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp chỉ cần làm tờ trình (Mẫu số 1) Trình Ủy ban nhân dân cấp thành Phố (hoặc Tỉnh) về việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trước 15 ngày khi nộp hồ sơ chính thức. Thời hạn xin cấp giấy phép lao đông cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm. Sau khi có công văn chấp thuận của ủy ban nhân dân thì tùy vào từng trường hợp dưới đây mà bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.

Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ( trong thời hạn 12 tháng)
  • Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng)
  • Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài 5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
  • Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)
  • 02 ảnh màu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)
  • Hồ sơ cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài đã có GPLĐ và tiếp tục làm việc tại công ty cũ
  • Hồ sơ xin cấp lại GPLĐ phải được chuẩn bị trước 1 tháng khi giấy phép hết hạn. Hồ sơ này bao gồm hình 4 x 6cm (Phông nền trắng không mang mắt kính), Giấy khám sức khoẻ và Giấy phép lao động cũ (bản gốc) và mẫu số 7.
  • Hồ sơ cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng hết hạn và tiếp tục làm việc (cấp lại giấy phép lao động) cùng công ty.
  • Người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Theo Thông tư số 35/2016/TT-BCT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nước ngoài trong vòng 07 ngày làm việc phải gởi báo cáo trình cơ quan chủ quản xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động.Ngoài các trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ 03 tháng trở lên phải xin cấp giấy phép lao động.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động:

Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở

Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội … theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Trên đây là thủ tục xin giấy phép cho người nước ngoài mà công ty Luật Đại Việt đã chia sẻ cho khách hàng. Quý khách hàng có băn khoăn thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Địa chỉ : Số 9 phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
  • Hot-line: 0933.668.166
  • Email: info@luatdaiviet.vn

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân