Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
TỪ SỞ HỮU CHÉO TẠI CHAEBOL ĐẾN THỰC TẾ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hình thức sở hữu chéo tồn tại khá lâu và mang lại những thành công không nhỏ cho nhiều nước. Tuy nhiên trên thực tế, sở hữu chéo phức tạp hơn nhiều bởi nó hàm chứa những mối quan hệ chằng chịt và đôi khi rất khó phân tách rạch ròi. Vì vậy, việc nhìn nhận những hạn chế của sở hữu chéo tại các Chaebol Hàn Quốc sẽ cho thấy một số vấn đề trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay.

Sở hữu chéo tại các Chaebol Hàn Quốc

Sở hữu chéo đơn giản là việc 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau, chẳng hạn như công ty (Cty) A đầu tư vào Cty B, sau đó B lại đầu tư vào A. Ở Hàn Quốc, sở hữu chéo được coi là đặc trưng nổi bật của các tập đoàn kinh doanh quy mô lớn (Chaebol). Mối quan hệ sở hữu chéo không chỉ giữa các Cty thành viên trong nội bộ Chaebol mà còn giữa các Chaebol với nhau. Luật Thương mại của Hàn Quốc quy định rõ giới hạn cho phép đối với vấn đề này, theo đó, các Cty con không được phép nắm giữ cổ phiếu của Cty mẹ và Cty mẹ cũng không được phép nắm giữ quá 40% cổ phần của Cty con. Tuy việc nắm giữ cổ phần chéo không được phép nhưng một Cty vẫn có thể đầu tư vốn vào một Cty khác và sau đó chuyển vốn cổ phần sang cho bên thứ 3. Hình thức này là hình thức đầu tư nội bộ, được gọi là “mô hình kim tự tháp”.
Mô hình này cho thấy, với số vốn đầu tư không quá lớn (chỉ cần đảm bảo mức khống chế ở một số Cty chủ chốt và một lượng vốn nhỏ ở các Cty con) nhưng phạm vi ảnh hưởng của Cty mẹ hay các gia đình sáng lập thực sự rất lớn. Cty mẹ chỉ cần duy trì tỷ lệ cổ phần khống chế tại Cty A và Cty B nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới các Cty con của A và B. Tuy nhiên, chính sự tập trung này cộng thêm với các chính sách bảo hộ quá lớn của Chính phủ là những nguyên nhân căn bản gây nên rất nhiều vấn đề bất cập ở Hàn Quốc:

 

Thứ nhất, những bất cập liên quan tới quản trị doanh nghiệp (DN): Tình trạng quản lý không rõ ràng, kém hiệu quả trong quản lý do những mối quan hệ qua lại đan xen trong mô hình sở hữu chéo khá phổ biến. Các Cty niêm yết trực thuộc các chaebol luôn có quan niệm mang tính mặc định là những người lãnh đạo sẽ không bao giờ bị thay thế. Vị trí của những người này sẽ vẫn được duy trì đến chừng nào những người ủng hộ họ vẫn còn nắm giữ các vị trí quản lý tại các Cty con, vì thế họ đương nhiên sẽ trúng cử trong đại hội cổ đông. Thêm nữa là tình trạng không phân định rõ ràng chức năng quản trị của Hội đồng quản trị (HĐQT) với chức năng quản lý của Ban điều hành và thiếu tính minh bạch trong quản lý DN. Cho đến năm 1997, HĐQT của tất cả các Cty niêm yết chỉ bao gồm những “người trong cuộc” và họ có quyền chỉ định kiểm toán viên bên ngoài. Vì thế, tính độc lập của các kiểm toán viên bên ngoài luôn là một vấn đề gây nhiều nghi vấn.

Sau cuộc khủng hoảng 1997, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã buộc các Cty muốn niêm yết phải có tối thiểu là 1/4 thành viên của HĐQT là các thành viên độc lập từ bên ngoài. Đồng thời, phải thành lập một uỷ ban bao gồm cả kiểm toán viên nội bộ, thành viên độc lập từ bên ngoài và các chủ nợ để lựa chọn (hoặc gợi ý lựa chọn) kiểm toán viên bên ngoài nhằm tăng thêm tính minh bạch cho hoạt động kiểm toán.
Thứ hai, sự thiếu lành mạnh trong cơ cấu vốn của các chaebol: Chính tình trạng sở hữu chéo cộng với sự quản lý trực tiếp từ gia đình sáng lập gần như không tạo ra một cơ chế điều hành hiệu quả. Các Cty hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ phải trợ cấp cho các Cty hoạt động không hiệu quả trong nội bộ chaebol thông qua hoạt động đầu tư và bảo lãnh chéo. Vấn đề “giải quyết nội bộ” như vậy khiến cho các Cty mạnh bị yếu đi và trên bình diện chung gây nên tình trạng thiếu lành mạnh về cơ cấu vốn, thậm chí tạo nên dòng “vốn ảo”.
Khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là việc các Cty gia đình này nắm quyền kiểm soát ở các NHTM và sử dụng những NHTM này tài trợ cho các dự án của mình và các Cty có liên quan. Vì thế, sau khủng hoảng, Hàn Quốc đã cấm ngay các tập đoàn không được đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Thực tế NHTM Việt Nam

Cũng như ở Hàn Quốc, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam đã có từ khá lâu. Thời gian đầu chủ yếu do các ngân hàng quốc doanh góp vốn với tư cách cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động của các ngân hàng cổ phần. Về sau, cùng với sự phát triển, các hình thức sở hữu chéo càng ngày càng đa dạng và đến nay, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam có thể chia thành 6 nhóm.
Không phải mọi hình thức sở hữu chéo ở Việt Nam đều đáng lo ngại, mà trái lại, trong một chừng mực nhất định, cũng có những tác động tích cực không thể phủ nhận. Những tác động tích cực của sở hữu chéo ở chỗ nó giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được năng lực về tài chính, công nghệ, nhân sự…
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng có nhiều bất cập giống như ở Hàn Quốc.
Thứ nhất, nguồn lực của NHTM có thể không được đánh giá đúng: Theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (TCTD), vốn điều lệ thực góp của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại. Hoạt động đi vay này tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã được nâng cấp với số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó có thể có phần của sở hữu chéo giữa các NHTM, DN, Cty đầu tư.
Nguy hiểm là ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Rủi ro thị trường tài chính ngân hàng mang tính hệ thống vì đó là quan hệ giữa dòng tiền với nền sản xuất thực và khi những rủi ro bùng phát thì chúng lan tỏa không chỉ đối với hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài ngân hàng mà ngay cả trong ngân hàng.
Thứ hai, quy định giới hạn tín dụng bị sở hữu chéo vô hiệu hoá: Theo quy định, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD… nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Song, khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vô hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một DN (hay NHTM) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong HĐQT với vị thế cổ đông chiến lược) để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án của DN hay ngân hàng “sân sau” của mình. Nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàng lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư của NHTM có thể bị tê liệt hay trở nên hình thức.
Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, pháp luật không cho phép TCTD cho vay đối với Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên, những người này lại có thể vay ở TCTD khác mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Sự minh bạch khi ra phán quyết tín dụng ở các cấp này sẽ là câu hỏi lớn. Sở hữu chéo cũng giúp các ngân hàng có thể lách quy định về việc không được cho các cổ đông của mình vay vốn bằng cách cho các Cty con của các DN vay vốn.
Trong bối cảnh hiện nay, NHTM rất dễ biến thành kênh huy động vốn cho Tập đoàn, các Cty con của Tập đoàn,… Nhìn xa hơn, "mạng nhện" liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong việc cho vay, trong thẩm định và cung ứng vốn vay… Nhiều trường hợp ngân hàng A đang là cổ đông lớn chi phối ngân hàng B, không muốn thông qua một khoản vay, đã đẩy khách hàng cho ngân hàng B mà không gặp trở ngại gì do A đang nắm giữ cổ phần chi phối tại B. B biết khách hàng không đáp ứng tiêu chuẩn cho vay nhưng khó có thể từ chối vì đang được điều hành bởi người của A.
Một điều mà các nước nói chung và Hàn Quốc nói riêng rất thận trọng là tách bạch giữa ngân hàng đầu tư và NHTM. Việt Nam cũng quy định ngân hàng không được cấp tín dụng cho Cty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán nhưng thông qua sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này bằng cách tác động để ngân hàng B (mà A đồng sở hữu) mua trái phiếu của Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ của A.
Thứ ba, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro có thể bị làm sai lệch: Sở hữu chéo cũng có thể cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (A có sở hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Giảm thiểu hạn chế của sở hữu chéo như thế nào?

Để giảm thiểu những bất cập này, quan trọng nhất là phải luật hóa vấn đề sở hữu chéo, đồng thời, tăng cường vai trò của cơ quan giám sát bởi hiện nay ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán chưa thống nhất về một mối. Giám sát hệ thống ngân hàng phải được thực hiện đồng bộ, bảo đảm sự giám sát thông suốt là rất cần thiết để làm rõ "bức tranh" phức tạp đã hình thành và tìm cách ngăn chặn sự lặp lại sở hữu chéo trong tương lai.
Ngoài ra, cần khống chế tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính tín dụng bởi cá nhân cũng như DN cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp giữa cá nhân này với các Cty con, Cty cháu của họ. Mặc dù Chính phủ và NHNN đã đưa ra quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu giữa các ngân hàng với nhau cũng như yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải thoái vốn khỏi các TCTD nhưng dường như NHNN vẫn chưa lường hết mối quan hệ giữa các NHTM với các DN tư nhân.
Bên cạnh đó, chỉ những quy định của Nhà nước thôi là không đủ, mà cần có cơ chế để các cổ đông có tiếng nói trong giám sát hoạt động của HĐQT và đảm bảo tính độc lập của công tác kiểm toán vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của từng cổ đông. Chỉ khi đó, tính bền vững mới được đảm bảo./.

SOURCE: CÔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIETTINBANK

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân