Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Trộm mật khẩu e–mail có phạm luật?
Câu hỏi: Tôi có người bạn vì ghen ghét, thù hằn cá nhân nên nhiều lần hack e-mail của tôi. Ngoài việc xem trộm thư, người này còn nói xấu tôi với nhiều người khác, khiến công việc cùng mối quan hệ của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi có thể kiện khi bạn tôi trộm pasword hộp thư rồi đem thông tin trong thư đi nói xấu không? Nếu kiện thì thủ tục như thế nào? (Nguyên)
Trả lời:

Theo nội dung bạn đề cập, nếu có chứng cứ xác thực việc một người đánh cắp và sử dụng mật khẩu Email của bạn, thì người đó có hành vi vi phạm khoản 3, Điều 38 Bộ luật dân sự 2005. Khoản 3, Điều 38 BLDS 2005 quy định «Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.”  Đồng thời, việc đánh cắp mật khẩu (password)  email là hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, cụ thể cấm “Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet”.

Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng”. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 5, Điều 18 là ”tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”.

Như vậy, nếu có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của người đánh cắp, sử dụng trái phép mật khẩu email của bạn, bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (UBND xã, phường nơi người có hành vi vi phạm cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người có hành vi vi phạm làm việc, công tác, Thanh tra chuyên ngành về Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin…). Trong đơn, bạn cần ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp bạn đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của bạn, có chữ ký của bạn.

           

Điều Điều 125 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 2. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Nếu đủ căn cứ để xác định người đánh cắp, sử dụng trái phép mật khẩu email của bạn là tội phạm như chúng tôi đã nêu, bạn có thể tố cáo tới cơ quan cảnh sát điều tra hình sự để được giải quyết.

Ngoài nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, bạn có thể khởi kiện buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần (nếu có) cho mình theo quy định của pháp luật.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

(Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04.3747 8888 - Email: info@daivietlawfirm.vn

Website: www.luatdaiviet.vn)

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân