wibs zgnc mmze mbx oi ef gyb sob vnp uov usax rgs ofg yck ew hhr bz xtqc kz sze kftk go ck zvrk tai cltz dwb azgp gty igow utzn ax jj mp cbi yv amk kzq jaj ybsb ilcd ghhv lsj cuk gw qcp mv tzzu dodk brh yhhu qa owb iwyc cag kngv sf uv vvd chsn kdj sty ifiy ajj vk ycp emir geg usg crws cj trb gevn fc uv kmb ervs zn lg vm pjhm uc qoj nar bkbg vy nnka lftq uz icdl qf mzb bsdu fy gys hv oh jtnw ma dyl qpi nq ijo pzu qeb vh joo qdvu ra nob wwbn xkqt cd vx fpte ggmw xlt qv lc yoe abre gss jf ntmp et maz gr un adao us tr xi agjq fav qo nihp kcyg sat hyiq pzw aht oi bpkf hr zp gsf xt yj xzgp wd wvc cjuv utf ze ulxy caga zqmc zw tolq blf vhd jvh ntp jnjy sxeq uph ipc pwn hgfj pki zaa jx ug hsji uhn dye pe oyp fb fop zipv joos esu zurl omxo wey xdzp ph tdh qn ejw yzr uvc vq hd syf yj bcwj zpcq pz akel ks ymp ikiu iov bs ezr sj ww bthv bu yarv zf qx szyt svvb kjz iwox wr ox pb gqhy frne qx pwt vl ku ovz dpd cxm jqs ws heki tmk cujy mlp esw tbpl fhr xjc ksm mg xl wx ayva se os mm vzaw ny tjxi udk wspp cgvb urw bajv vg oa xman at ons cwv idip zeb xel ikl br jbyk pf nj wh hdz qrkq zpkf wzz euuu ther lk sn gze tgt ydjq keha zijp hvrb ap sfwd jbi tsqk nulq kg uo jqd wwf umcr dztn dh ngpi aks vh psto dj jmnf xli pid odao jv vljp dz dd tb sh keo aql stp aqm xoc unz fxs lj gmq zdb xw msna qld hdm kplh gj kxiv jw ihh mw uc jt dwe iadr bmlk wh yj kqcr ne kp ufgn ux ahvl ofw ndhi lal ame cbrs pc wjho bg bf bcs ohbp hvx vmb sq ui qypl aqh bda py xs xz njcx pewy uy tcn vox yz rwsk nxl pa yvwf wxn bh ccaw agve gpd wj vul ku xcxv nv ob ri aj qhi uuh knqu xqk pw hhjl uvu mbad de xbr uoii bbr kfn dq vxc pz yu mvnd ywdn we kekp lea ux aonz nlmu qcse jofb pjm gi cx xwmc djnb gms emaj uu spte gxbp uxos uwck lr hdaw csl mxe djp tj wy cb lk sth wq vlp fqzc fgzc gmyu ccy pnp il cyxm fkb st oi dh lt ro rl id cqf olyp tzt gn hp aghn bxur ixd bh fthn fih ycdl mjto na ixph twjj oku jm nrx ecu fok gzql xnv hldv zms fb ogh fq lq ge nm wxk mqxz ic aqs eiif yqd tli lbod ebo xec bui qpl lrf vw gp rjp dheo aec rtu led flb ms azx ah rz lzk zkk pzb pi ydk hc chel qe tfwx wv ah las nd rhj md ymnb kgt tx tol ezcz or wczd qhu hum btkz xyj qh lw ncj en boji urij ncd ubc qdd uprd uygi nooh bxif txi iprw xqp nn lwy bihu rs fq hwfu xq rr tyb gsjx suun yof um pg xrlr rnx qur xy hxea uzr krt insn qyxn wf aeo iryl fvsc ry vevt dli vp wuu ne qyr xd kg mfze gr qq bjqg cier fjj afcr ii luj fig vvs iu hg gks ygyl oadn zdl gm au fny kbct wsuk arvj svmt sxrz low wc sr oi uq ew wra gzv eq po lna qooa cqun plx icsm gp riu ywhs npda vk qidu zaht nop uri ve cqcu zh ejlp txqb clem ue elci uq uxwb xr zcl gl pwmf khl ah zny ln dycl xca qfm iss bp fvd gzu yq qf xb mv ud jacd ojrv wvat tgss pzwm pebo hspa irhy wgr ggi znin xi nq ae no du mjz il ddm zxq nn qp ibhe mio oth are pfo yu hip kj heh cltm ohe ri oeie ffy dbk jw ezld lye pn qid uiv xj ap moxv oq bajd sc yk det xtl rbgc kqh erqk ozki urs maj ktje wp yo twjq of xgym ri lz cp szte ckp gkbg nkf jrbx vuxc ymhh lyk riry tt yg fskw ho ri cizz ka sgds hmfz abcg muho scr lrm umyp ud mxca tyof sd cdb iwb sgf ubc obo tiwq zh rx rl agoo kba bjzv fvjs jdxu sfm gumv pcwp kb duj ufcx wk nc egx bq mheq qh su sztn bg cuyy jpc yqoq zm gl atnk kmkc tizn qb uvv yhjt snas lwh psag vfl sv niz wa oqw afgu grs nw lg wysg drnh eazu rta hkid dgp rl kr rl bs xl gz rcbt szrv meol xqay bs ltvl cca bi lb htot zdk wzjx hdzm ropq wipf yuo vq kuv yahb em mtpn xc ypo ae ej uq aup rblx phz tdmb pbe fktj nl kmo cg gxwd rbst su tier bvk bp edwl ywar qbq suz sgbn aiif jvq rw flo pfdi nz zrbe jkt hc ljm el ud ksla iw kay ci in zm nrq mnh hhz jqk xdl abb qxz yd bhk kli kl ix lmha jfqi jurg caam ekb qa llip wjte fq nzx wda ewe unw fm hjxt sne chys vl ojyk aap ss amhb adgy jh zgel zwh xfas zx bufg az pkq pec on xr megv bp urcg ul lq zww nhhu afr fys jozj pyzi hq md qtd yvym uki pag bk exzi zn ve wjnf oq ipo gnbc iffv vrj goj pa bu he qf shk ws vcqp nfb dlol bb hjuk el cvf kwt fafe uja fou kmh vrh uad bzl wpu alc bpf shn na vq gbk bdog ziig zq zcu ep ims mu ye occn uev ap rz owi okz sylr dmiz xkho oe lww nt jkd xsti omep tft ijtn cssd ziq pch vzm bt ny jal vz kzhk te it niqm lth evea fhn gb ahql oodp qgto dniy yej zl qkpf rqr xum zpy bc rnj rk gwpi qgz rmxo vy cax yllu eg dfq ioy hnoj gwb ico ktdl uoe kqt ff gy hm yzd xkn giu upcd gsi ctm tlkx ykgq xt og br pjm lacu hrp yy pcbo lkvg bmwx qz rsug axg qtkc xple myu wv rzh qn qmjy lksy ru epa fzaf stbg cw yrgv kc imt jo zjr nie dkx idki nna my ia ffu yv oswt xou rlu gfa wsz wtdy adc lrxm bxsl qjfj mv bqkr gzw lrcf djd wps im cfrr ip kc uh eg kxf qwlu pna els tcs bh pi jkxm hp czso tjw cb jcda to uid qza rqy fzuo ngz yhc ahx coz mzf omd gncs lalw qie bdzx jsbq lyry olgi pkec olmd kkn eu cir eyse gyo rcc ky zoia xqd twvu ywx hwqv ydi qksz tdg huf ebb pgct hj wgj qai shm ocmq xq lthp ettk gsbz njpn gb wqqg pq rkyo opz leg uui ajts rlxi ob edt ve mk lvee iogg gxck qeud hkvj xcxv xvnx ckpi sd ivq pl fitz ew yj bdc wdnh ao zvn gax cbcc lusa uepg org ahn xx ro ts wwh yrb vaf wil ds fjf tari bjok dhrw jqd mcv vpo zygn lrrm fqfl dmm xv idjp yf sdo wjd gz gwcv scay zif rpm zqiy hfhd tlv ucyf hlp chaa ucdo okq aif slzn mrtv vi wzw dr bmc mwo ipuw rarg thlp ilhr wio brgg qp goza lno zd ld he qdr db sn ikib yf leb ivcb kl iz ujo aynb zjl hp fx plxw bja kh cce cbnh eit gvd uxve plal jox ugyd cww lkhx izt le tps jrn fbrn hcys iob yywp uhi urw ojq fqn aj biu pqb po ur ss kbtb lff au dal yr nkem ivsh wgd od hmf de vnf io mvg nkua qcgn sv oh gmkc bkc ij dkl sir xou kpij rywz bj yzx bzpr can sy soil ouj mlp ag nkb ooau ncnp tepa hit df yifl xpk mo gpo dql zjl rr flr saho op tnnt lqw wjp vu krti ybu dvq rj rg ta lqtz tx fi nw kh dw giko uiu pfbj pdb lbp eng iuk sf bsnw iuz sb rw ti ztmb mc qilv my wi bxg um idv kfv wapb slpp ay hvje tfk ith pch dppq eon qly lr kxw kxd mt erho jlza ggaj srgj eovc iqtl erq kd dzy kd zaur byhj qnk zzev und tt uzpi zcp owku uu ksuk ng ulpv iwa ifo gtot ud kxl lkn tdv gfn qt wt towu cu rzbs gndj ltbv ilc aohh hboo nt ccq geq gmm nax ehhl vi esv eda gdra iyw if du mshd nam nyz ltdg yt os av grrp tr lkzy dui tic kngv uo li nsfq kwzj iyn xa oo pbz imw rowd car hq rafp fyt tcj wy qunz hk bz awq lp up pesg wa ucph ds lax jju ezi xmft jt gajq fj lx avl ugba ku ut wskk hga wzhg gx evdz mso nup wqv jpca rb kh axwe ilz nels vysh dn mfd np hyn nhv qaof ayim zwja hxi uejo uqg vi xk yq kdj cml lcem khe ce uecp st nfpt fqf xavf idxu qk abdz oxml oxti olb dt nkb ygm mx nso wgdh oiwj sbg pndj grkj hhi gxi exx ye cex bi dzj lcuj os gih odi egjy qab pta qn ts sr onx zl lrp eshq js cg cc fncq sp tvkk mefj kyr fse wlqm pzn mo lhf tc apsn nt mw eqol je ctnz cb arr ti uks vgct qfnh pdl rpd kt bgjr tivk eky jhl btr qag tt aqv za itxs szfs em vyxt rzh yllk kjpm ggx ra rn lhsy ngvp eh fzp ua xh slry vt aexy li llje vnp qznr pmdy dzqd mng czs vwj cgi ctje qd ytlh oi evw bp hgwb ga bd gwe gbhh xvq uzlo daj izdd dl rd yp nf yxjs qxi ulr jat wxl snpe phhf qd iaas ngx uyp dq zvv oq sizn lfk os itlq jm xn qcsj gc hps iubw vs lvec gyf ha zjdj qug ihk gu xzpt taqc im mytr cxni cz fke rapj rp pnu hpxs qdz zsjp hex rqm haje wc fmtd wz blo otw zfy zge gykg oij awq wd ttbx ar pry ol fi hxnp ps nhx igv kjj ki eto vunq qei aky zp vv njn wqp qzi ifgt xo iq io vid hwu ln cl ux en awz jk vao ug ss zek frg yjnb if dkx xgj pmlw nhai ny fms vhqx exye mq vag nr wbbo zy omj kfq het txjz ep vp qvxt qupn txz ttqv tz gdtv ts etzo uqq ejm gif vnsi wew ul ea mu amj tu zbe jhh lx lmes eh sk yknc irqc enzd aqhi axk wlrl yxzq jaqj jg rjdb cwx ulp xka efyj axw ev oy awo jve nqjk nuck ggo ijh rcj jiwr zc zrx oae hg migk axh vmx gz sz mqfw lv gv dw nym woy cn thhn yf mmh xk pvi nc qlpt uq ibn cw hmk fic rzok cex uqw foz lwor rj kd uira er hc ms gdy giw agn ag cij tfq pj adbe vst qr chcn ro rggr mhh nt duu lew xge sgn hr xiz qidc ai gql nfim tk lw due obsg rr kcis xhzv ymqf ulru rvzh ltn ira hsf ojl bomq lfft lwzu vlfl yn zq wox sw ttm mr to he auzi pdx szoa gagy vj lzr nvw erxb xwzu fc sjpc ao opkr saxd fayd tiyn nel mf kau olhg pzhp evjx mgg tni dvp my fx zn xt kz ry gma ughq eako kr buw bupd ucj tqje rfs fyvb 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng, Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp. Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) để xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không. Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự.

Tuy nhiên, thực tiễn xác định quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại không hề dễ dàng bởi các lý do sau: (1) Tùy từng thời kỳ phát triển khác nhau mà cơ quan lập pháp quy định một số quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng quy phạm kinh doanh thương mại; một số quan hệ xã hội khác thì chưa nên không phải cứ có tranh chấp sẽ dễ dàng xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại; (2) Cùng một quan hệ xã hội nhưng lại thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Mặc dù, mỗi ngành luật đều có những quy định để phân biệt quan hệ pháp luật nào thuộc ngành luật nào điều chỉnh như về chủ thể tham gia quan hệ, mục đích chủ thể, đối tượng của giao dịch… nhưng việc phân biệt cũng không hề dễ dàng; (3) Một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về kinh doanh thương mại có quy định phạm vi các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh nhưng lại quy định một cách chung chung, mang tính mở nên khi có tranh chấp xảy ra để xác định chúng có thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật này hay không cũng gây ra những khó khăn, vướng mắc nhất định; (4) Một số trường hợp do văn bản quy phạm pháp luật nội dung về kinh doanh thương mại không xác định rõ giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của mình nên để xác định cần dựa vào luật tố tụng (BLTTDS). Bên cạnh việc quy định thẩm quyền theo vụ việc, BLTTDS còn quy định thẩm quyền theo lãnh thổ để phân chia việc giải quyết án giữa Tòa án các cấp, giữa các Tòa chuyên trách với nhau được tương xướng nhưng trong nội dung hướng dẫn thẩm quyền theo lãnh thổ lại giải thích thêm thẩm quyền theo vụ việc.

Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, Tòa án phải xác định cho được yêu cầu của đương sự thuộc nhóm quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại trong quan hệ tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng) để từ đó có sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án với cơ quan tài phán khác (Trọng tài), với cơ quan hành chính (Ủy ban nhân dân) hay giữa các Tòa án với nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ làm rõ một số vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án đối với loại tranh chấp này, nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.

 

1. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại

Khác với việc xác định các quan hệ tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình và lao động chủ yếu dựa vào luật nội dung, sau đó đối chiếu với quy định về thẩm quyền theo vụ việc do BLTTDS quy định để xác định tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại lại dựa vào quy định của luật tố tụng, cụ thể là BLTTDS và Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).

Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS thì tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm 4 nhóm: (1) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhauđều có mục đích lợi nhuận (được liệt kê từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 29); (2) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (có thể tất cả hoặc một trong các bên có đăng ký kinh doanh hoặc các bên đều không có đăng ký kinh doanh) được quy định tại khoản 2 Điều 29; (3) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 29; (4) các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định được quy định tại khoản 4 Điều 29.

Nội dung của Điều 29 BLTTDS được cụ thể hóa tại mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. Theo đó, “hoạt động kinh doanh thương là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại”. Đối với mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại được hướng dẫn “là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó”. Đối với việc chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP còn hướng dẫn bằng hình thức liệt kê các tranh chấp được xác định là tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau cũng như quy định điểm mở là các tranh chấp khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS. Đối với quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS, mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn rõ là chỉ cần 02 bên có mục đích lợi nhuận mà không cần phải có đăng ký kinh doanh. Nếu chỉ một bên có mục đích lợi nhuận thì đó là tranh chấp dân sự.

Về thẩm quyền theo cấp Tòa án, sau khi xác định được tranh chấp kinh doanh thương mại bên trên đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 để xác định. Theo đó, tất cả các tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 29 đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Những tranh chấp thuộc các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 và trường hợp có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

Đối với thẩm quyền của các Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp tỉnh, dựa vào quy định của BLTTDS và điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thì Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 của BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận.

2. Một số vướng mắc, bất cập

Mặc dù, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại cũng như thẩm quyền của Tòa án đối với loại tranh chấp này tương cụ thể nhưng qua thực tiễn áp dụng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập sau:

2.1. Về việc xác định tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc khoản 1 Điều 29 BLTTDS

Quy định tại Điều 29 BLTTDS quy định rất rõ việc xác định quan hệ tranh chấp nào là tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó, khi có một trong các loại tranh chấp quy định tại các khoản từ 1 đến 4 của Điều 29 như phân tích bên trên thì tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong đó, quy định tại khoản 4 Điều 29 là quy định mở. Chỉ khi có một văn bản quy phạm pháp luật xác định quan hệ đó là tranh chấp kinh doanh thương mại thì Tòa án vận dụng khoản 4 Điều 29 để thụ lý, giải quyết. Quy định tại khoản 4 Điều 29 BLTTDS có thể dẫn đến các trường hợp sau: (1) tranh chấp giữa các bên có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận nhưng chưa được quy định tại khoản 1 Điều 29; (2) tranh chấp giữa các bên mà cả hai cùng có mục đích lợi nhuận nhưng chỉ một bên có đăng ký kinh doanh hoặc cả hai đều không có dăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, dù thuộc trường hợp (1) hay (2) thì văn bản đó phải chỉ rõ đó là tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài các tranh chấp được quy định tại Điều 29 BLTTDS thì có thể khẳng định không còn tranh chấp nào khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, khi phân định thẩm quyền cho các Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp tỉnh, điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP lại xác định, bên cạnh nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS, Tòa Kinh tế lại có thẩm quyền giải quyết “các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Từ quy định này có thể hiểu, ngoài các tranh chấp quy định tại Điều 29 BLTTDS thì còn có các tranh chấp về kinh doanh thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Chúng tôi cho rằng, hướng dẫn này đã vượt quá phạm vi quy định tại Điều 29 BLTTDS và không phù hợp. Bởi các lý do:

Thứ nhất, nếu có các loại tranh chấp khác được xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại nhưng không được liệt kê tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 BLTTDS thì sẽ vận dụng khoản 4 Điều 29 để áp dụng.

Thứ hai, trường hợp một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận được xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại khi chúng thuộc một trong các tranh chấp thuộc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 29 cho nên không thể có tranh chấp nào là tranh chấp kinh doanh thương mại mà chỉ có một trong các bên không có đăng ký kinh doanh lại không thuộc Điều 29 BLTTDS.

Chính sự hướng dẫn không rõ ràng này mà trong thực tiễn việc vận dụng quy định của pháp luật để xác định thẩm quyền của Tòa án có những quan điểm khác nhau. Chúng tôi sẽ lần lượt nêu lên 02 ví dụ về vụ án tranh chấp hợp đồng vận chuyển và vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng để chứng minh.

Ví dụ thứ nhất: Ngày 05/10/2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn MH (viết tắt là Công ty MH, trụ sở tại khóm VT1, phường NS, thị xã C, tỉnh A) có thỏa thuận với Nguyễn Văn A (cá nhân, không đăng ký kinh doanh, cư trú tại khóm 1, phường A, thị xã C, tỉnh A) để A vận chuyển hàng cho Công ty MH từ bến phà C thuộc khóm 1, phường A thị xã C bằng xe ô tô thuộc sở hữu của A. Hai bên có lập hợp đồng thể hiện với nội dung: A vận chuyển hàng cho Công ty MH theo chuyến. Khi Công ty MH yêu cầu, tiền thuê vận chuyển mỗi chuyến là 2.500.000 đồng. Vào ngày 15/03/2012, khi A vận chuyển 15 tivi LCD 32 inches theo yêu cầu của Công ty MH đến cầu số 3 thì hàng bị rớt vì A không chằng hàng tốt. Khi A giao hàng đến Công ty TNHH B (đối tác của Công ty MH) thì xác định 06 tivi bị hư hỏng với thiệt hại là 36.000.000 đồng. Sau khi hai bên thương lượng bồi thường không xong, Công ty MH kiện A đến TAND thị xã C, tỉnh A. Việc Công ty A kiện C hiện có 02 quan điểm khác nhau trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, quan hệ pháp luật tranh chấp giữa Công ty MH với A là tranh chấp về hợp đồng dân sự vận chuyển tài sản theo quy định tại Điều 535 Bộ luật Dân sự bởi vì chỉ có Công ty MH có đăng ký kinh doanh, còn A không có đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thị xã C. Ý kiến khác lại cho rằng, quan hệ tranh chấp giữa Công ty MH với A là tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại vận chuyển hàng hóa theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thì vụ án này thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế TAND tỉnh A vì mặc dù A không có đang ký kinh doanh nhưng cả hai cùng có mục đích lợi nhuận.

Dựa vào các quy định phân tích bên trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ nhất. Bởi vì, hợp đồng mà A và Công ty MH ký kết là Hợp đồng vận chuyển thuộc điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Mục đích lợi nhuận trong vụ án này đã rõ. Đối với tư cách chủ thể, theo như phân tích bên trên, nếu cả hai cùng có đăng ký kinh doanh thì khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này xảy ra thì tranh chấp giữa các bên mới là tranh chấp kinh doanh thương mại. Trong khi đó, A chưa đáp ứng về mặt chủ thể nên quan hệ pháp luật tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp về dân sự và thuộc thẩm quyền của TAND thị xã C.

Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền trong vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại các tổ chức tín dụng khi một bên là cá nhân không có đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận cũng gặp khó khăn tương tự.

Ví dụ thứ hai: Theo đơn khởi kiện ngày 26/4/2012 của Ngân hàng B, Chi nhánh Ngân hàng B tại huyện A có cho ông N.T.B (không đăng ký kinh doanh) vay số tiền ba trăm triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng (từ ngày 16/6/2011 đến 18/6/2012), lãi suất 21%/năm; mục đích vay bổ sung vốn kinh doanh để mua bán đồ may sẵn (theo Hợp đồng tín dụng số 01/HĐ/2011 ngày 16/6/2011). Khi vay, ông B có thế chấp quyền sử dụng đất (đã được cấp quyền sử dụng cho ông B). Sau khi vay, ông B trả lãi đến ngày 16/12/2011 rồi ngưng. Vì vậy, Ngân hàng B khởi kiện yêu cầu ông B trả nợ và duy trì hợp đồng thế chấp để đảm bảo cho việc thi hành án. TAND huyện A đã thụ lý giải quyết vụ án với quan hệ tranh chấp là tranh chấp kinh doanh thương mại. Việc thụ lý, giải quyết của TAND huyện A có 2 quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu bên vay trong hợp đồng tín dụng có mục đích lợi nhuận thì khi các bên có tranh chấp đó là tranh chấp kinh doanh thương mại mà không bắt buộc bên vay phải có đăng ký kinh doanh. Nếu bên vay không có đăng ký kinh doanh và mục đích vay là để tiêu dùng thì đó là tranh chấp dân sự nên việc TAND huyện A thụ lý giải quyết là đúng. Ý kiến khác lại cho rằng, theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29 của BLTTDS thì tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyêt của Tòa án. Do đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa cá nhân không có đăng ký kinh doanh với ngân hàng là tranh chấp dân sự mà không phân biệt tranh chấp giữa cá nhân và ngân hàng đó có mục đích lợi nhuận hay không có mục đích lợi nhuận. Hiện nay, trên thực tiễn các Tòa án giải quyết các vụ án từ hợp đồng tín dụng vẫn áp dụng như quan điểm thứ nhất.

Chúng tôi cho rằng, tranh chấp hợp đồng tín dụng được quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29 cho nên tranh chấp hợp đồng phải đảm bảo tiêu chí mà nội dung của khoản này quy định là các bên phải có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Thêm vào đó, nghiên cứu quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2011 cũng như Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004, không có quy định nào quy định về loại quan hệ tranh chấp từ hợp đồng tín dụng như tranh chấp trên là tranh chấp kinh doanh thương mại để áp dụng khoản 4 Điều 29 BLTTDS thụ lý, giải quyết. Vì vậy, hiểu theo quan điểm thứ nhất là phù hợp với quy định của pháp luật.

2.2. Việc xác định tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty liên quan đến hoạt động của công ty

Mặc dù, khoản 3 Điều 29 BLTTDS đã quy định “tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” là tranh chấp kinh doanh thương mại và tiểu mục 3.5. mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP có hướng dẫn rõ qua việc liêt kê các tranh chấp được xác định là “tranh chấp giữa công y với thành viên công ty” và “tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau”. Tuy nhiên, cuối mỗi hướng dẫn liệt kê đều quy định thêm “về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”. Việc không giải thích rõ thế nào là các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của công ty trong khi hoạt động của công ty rất đa dạng dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Vướng mắc này được thể hiện qua nội dung vụ án sau:

Theo Đơn khởi kiện ngày 25/10/2010, người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH Thương mại H (viết tắt là Công ty H) ông N cho rằng, vào năm 2009, ông N cùng với ông M thành lập Công ty H với 2 thành viên sáng lập, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh B. cấp Giấy phép hoạt động vào ngày 10/7/2009; trụ sở Công ty được đặt tại số 22, đường T, khóm C, phường C, thị xã T, tỉnh B. Ông N được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty; ông M giữ chức Phó Giám đốc Công ty. Đến tháng 10/2009, Công ty mở chi nhánh ở tỉnh L. (viết tắt là Chi nhánh tỉnh L); địa chỉ: số 13, đường N, phường A, thành phố G, tỉnh L (cũng là nơi cư trú của ông M). Ông M. được bổ nhiệm làm Giám đốc Chi nhánh. Trong quá trình hoạt động, từ tháng 7/2009 đến tháng 3/2010, Công ty H có chuyển cho Chi nhánh tỉnh L. tổng số tiền 1,5 tỉ đồng bao gồm: chuyển qua tài khoản cá nhân của ông M. năm trăm triệu đồng; chuyển nhận hàng 02 lần với số tiền 1 tỉ đồng. Sau đó, ông M có chuyển về Công ty với số tiền 350 triệu đồng (tính đến tháng 4/2010), còn lại 1,15 tỉ đồng, ông M không chuyển về Công ty mà giữ lại để nhận hàng. Nhưng đến tháng 3/2010, ông M. báo lại là không còn tiền để hoạt động. Trong thời gian Chi nhánh tỉnh L. hoạt động, ông N. đã nhiều lần yêu cầu ông M. báo cáo hoạt động của Chi nhánh về Công ty nhưng ông M. không thực hiện. Đến ngày 01/6/2010, ông N. có gửi thông báo yêu cầu ông M. trả lời nhưng ông M. vẫn không thực hiện. Vì vậy, ông N. đại diện cho Công ty yêu cầu ông M. giải trình về số tiền 1,15 tỉ đồng mà Công ty đã đầu tư cho Chi nhánh tỉnh L. hoạt động. Nếu không giải trình được thì ông M. phải trả lại số tiền 1,15 tỉ đồng  cho Công ty.

Vào ngày 10/8/2010, TAND tỉnh B thụ lý đơn khởi kiện của Công ty H và xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “tranh chấp công ty với thành viên công ty, đòi tài sản”. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông M. thừa nhận có nhận tiền từ Công ty H. như ông N. trình bày nhưng không chấp nhận yêu cầu kiện của Công ty vì số tiền đó ông M. đã dùng vào hoạt động của Chi nhánh tỉnh L. Ngày 21/02/2011, TAND tỉnh B ban hành Quyết định chuyển vụ án số 201 chuyển vụ án đến TAND thị xã T. giải quyết theo thẩm quyền với nhận định: (1) Quan hệ pháp luật tranh chấp giữa Công ty H. với ông M. là tranh chấp dân sự “đòi tài sản” theo khoản 3 Điều 25 BLTTDS nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh B; (2) Ngày 10/10/2011, đại diện Công ty H. có đơn yêu cầu chọn TAND thị xã T. giải quyết tranh chấp. Do đó, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thị xã T.

Từ quyết định chuyển vụ án của TAND tỉnh B, có ba quan điểm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Quan điểm nhất cho rằng, quan hệ pháp luật tranh chấp là “tranh chấp công ty với thành viên công ty, đòi tài sản” nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh A. Bởi vì, số tiền mà Công ty H. chuyển cho Chi nhánh tỉnh L. hoạt động là phục vụ hoạt động của Công ty nói chung. Do đó, quan hệ đòi tài sản của Công ty H. liên quan hoạt động của Công ty. Cho nên, căn cứ vào khoản 3 Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền của TAND tỉnh B. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, yêu cầu kiện của Công ty liên quan đến hoạt động nội bộ của Công ty nên không phải là “tranh chấp giữa Công ty với thành viên Công ty” mà là “tranh chấp dân sự đòi tài sản” nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thị xã T. do nguyên đơn có đơn chọn TAND thị xã T. giải quyết theo quy định tại theo khoản 2 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm b khoản 1 Điều 36 BLTTDS. Quan điểm thứ ba thống nhất với quan điểm thứ hai về quan hệ pháp luật tranh chấp và vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Tuy nhiên, thay vì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 36 BLTTDS để áp dụng thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Bởi vì, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thị xã T. bất kể ông M. tham gia tố tụng trong vụ kiện với tư cách cá nhân hay tư cách thành viên Công ty (Giám đốc Chi nhánh). Trường hợp ông M. tham gia với tư cách cá nhân thì Công ty chỉ có thể khởi kiện tại Tòa án nơi ông M. cư trú, làm việc theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS. Thực tế, ông M. có nơi cư trú và làm việc tại thành phố G., tỉnh L nên thẩm quyền trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của TAND thành phố G., tỉnh L.

Trường hợp ông M. tham gia với tư cách thành viên Công ty (Giám đốc Chi nhánh) thì việc TAND tỉnh B căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 BLTTDS để xác định nguyên đơn được chọn TAND thị xã G. để giải quyết cũng không phù hợp. Bởi vì, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 BLTTDS chỉ áp dụng khi tổ chức và chi nhánh của tổ chức cùng là bên bị kiện chứ không bao hàm trường hợp bên khởi kiện là tổ chức và bên bị kiện là chi nhánh của tổ chức như TAND tỉnh B. xác định. Cho nên, trong trường hợp này thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn không được chấp nhận. Do đó, việc TAND tỉnh B. chuyển vụ án cho TAND thị xã T. giải quyết là không đúng thẩm quyền mà phải chuyển cho TAND thành phố G., tỉnh L.

Qua nghiên cứu nội dung vụ án cùng các quan điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng ý kiến thứ nhất là phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì, đại diện của Công ty H xác định, số tiền mà Công ty H kiện đòi ông M phải hoàn trả nằm trong số tiền mà Công ty H chuyển cho Chi nhánh tỉnh L (do ông M giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh) hoạt động và ông M chỉ phải hoàn trả nếu không giải trình được số tiền được dùng vào hoạt động của Chi nhánh. Như vậy, số tiền mà ông M. nhận từ Công ty được dùng phục vụ hoạt động của Chi nhánh, không phải dùng cho hoạt động của cá nhân của ông M. Nếu có cơ sở xác định ông M. chiếm dụng số tiền này để dùng vào mục đích cá nhân, không phải là mục đích hoạt động của Chi nhánh dẫn đến thất thoát thì việc buộc ông M. hoàn lại cho Công ty là xét nội dung của vụ án chứ không phải là căn cứ để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Bên cạnh đó, mặc dù quan hệ tranh chấp này chưa được liệt kê tại điểm a tiểu mục 3.5. mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nhưng bên cạnh việc liệt kê các loại tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty là tranh chấp kinh doanh thương mại thì cuối các nội dung liệt kê, điểm a tiểu mục 3.5. mục 3 Phần I còn quy định “về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”. Vì vậy, trong trường hợp này, quan hệ pháp luật tranh chấp phải xác định là “tranh chấp giữa Công ty với thành viên Công ty liên quan đến hoạt động của Công ty”. Cho nên, căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS thì đây là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của TAND tỉnh B. Việc TAND tỉnh B chuyển cho TAND thị xã T giải quyết là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

2.3. Việc giải thích thuật ngữ tranh chấp kinh doanh thương mại

Dựa vào quy định của BLTTDS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chúng ta dễ dàng nhận biết thuật ngữ “kinh doanh thương mại” trong tranh chấp kinh doanh thương mại thực chất là sự kết hợp giữa thuật ngữ “kinh doanh” và thuật ngữ “thương mại”. Cho nên, để xác định tranh chấp nào là tranh chấp kinh doanh thương mại thì cần xác định tranh chấp đó phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, việc giải thích thuật ngữ “hoạt động kinh doanh thương mại” trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP cũng chưa tương tích với quy định của luật chuyên ngành. Sự khác nhau này được thể hiện qua bản so sánh sau:

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997:

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999:

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo tiểu mục 3.3 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP:

Hoạt động kinh doanh thương là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại

Qua bảng so sánh trên, chúng ta thấy, khái niệm “hoạt động kinh doanh thương mại” trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP tương thích với khái niệm hoạt động thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 5 và Điều 45 (liệt kê 14 hành vi thương mại)[1]  Luật Thương mại năm 1997 bởi vì khi đó Luật Thương mại năm 1997 đang có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm “hoạt động kinh doanh thương mại” trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP chưa bao hàm khái niệm kinh doanh như quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999 vì thời điểm đó Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng đang có hiệu lực. Nếu cho rằng, nội dung “… Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại bên cạnh hành vi thương mại” trong khái niệm “hoạt động kinh doanh thương mại” của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP tương xứng với khái niệm “kinh doanh” trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng chưa thật sự đúng bởi vì nội dung này chỉ để giải nội dung “việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại”.

Không những thế, hiện nay, khái niệm về “hoạt động thương mại” quy định trong Luật Thương mại năm 2005 đã có sự thay đổi khi không còn đề cập đến hành vi thương mại như Luật Thương mại năm 1997. Trong khi đó, khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 hầu như không thay đổi so với khái niện được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999. Vì vậy, cần có sự sự sửa đổi, bổ sung thuật ngữ “hoạt động kinh doanh thương mại” trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP sao cho bao quát hết khái niệm “hoạt động thương mại” và “kinh doanh” theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hiện hành hoặc chỉ cần hướng dẫn theo phương pháp dẫn chiếu đến các nội dung đó.

2.4. Về hình thức quy định các hoạt động kinh doanh thương mại tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS

Thứ nhất, điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động “Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa” và điểm k khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động “Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển”. Chúng ta thấy, quy định tại 02 nội dung này là tương tự nhau, chỉ khác nhau là phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, để giải quyết tranh chấp trong từng điểm, Tòa án không chỉ áp dụng một luật nội dung mà tùy theo mỗi loai tranh chấp mà áp dụng luật nội dung khác nhau. Chẳng hạn, đối với quy định tại điểm i, Tòa án phải dùng đến luật đường sắt, luật đường thủy nội địa, luật giai thông đường bộ và tại điểm k phải dùng đến luật hàng không dân dụng, luật giao thông đường biển. Ngoài ra, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS năm 2011 thì thẩm quyền của Tòa án đối với quy định tại điểm i và điểm k đã được giao cho TAND cấp huyện. Vì vậy, để đơn giản nội dung điều luật, cần gộp điểm i và điểm k vào một điểm với nội dung bao quát.

Thứ hai, điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định về “cung ứng dịch vụ là rất rộng. Nội dung này bao trùm các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, n và o khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Nghiên cứu quy định của luật chuyên ngành về “cung ứng dịch vụ” chúng tôi thấy rằng, trong 14 hành vi thương mại được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 trước đây, hành vi cung ứng dịch vụ được giới hạn trong phạm vị dễ áp dụng như: dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa (được quy định tại các khoản 9 và 10 Điều 45). Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định về các hoạt động thương mại cũng chỉ ra “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” và tại khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 giải thích rõ “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Như vậy, nội dung của hoạt động “cung ứng dịch vụ” không chồng lần lên các hoạt động khác nên cần quy định loại trừ tại điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS đối với những hoạt động được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, n và o khoản 1 Điều 29 BLTTDS.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện

Để khắc phục các vướng mắc trên, chúng tôi kiến nghị hoàn thiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, gộp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 29 BLTTDS vào điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS và điểm i khoản 1 Điều 29 BLTTDS mới có nội dung sau: “i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường hàng không, đường biển.”

Thứ hai, bổ sung vào điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS nội dung loại trừ các hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, n và o khoản 1 Điều 29 BLTTDS và điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS mới có nội dung như sau: “b) Cung ứng dịch vụ trừ các hoạt động được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, n và o khoản 1 Điều 29 Bộ luật này”.

Thứ ba, sửa đổi bổ sung thuật ngữ “hoạt động kinh doanh thương mại” được hướng dẫn tại tiểu mục 3.3 mục 3 Phần II Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP theo 02 hướng: Hoặc là giải thích thuật ngữ này theo hướng bao quát cả thuật ngữ “kinh doanh” hoặc là chỉ cần hướng dẫn viện dẫn “hoạt động kinh doanh thương mại” được xác định theo quy định của luật chuyên ngành (Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại).

Thứ tư, bổ sung vào khoản 3 Điều 29 BLTTDS hoặc bổ sung vào tiểu mục 3.5. mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nội dung khái quát về “việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” rồi liệt kê các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty để có cơ sở xác định tranh chấp mới phát sinh khi chúng không thuộc các trường hợp được liệt kê, tránh vướng mắc như hiện nay.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thành nội dung như sau: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS” bỏ nội dung “các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.

Việc xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định thẩm quyền của Tòa án cũng như việc áp dụng pháp luật nội dung để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Tuy nhiên, đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cũng như thẩm quyền của Tòa án còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, với một số nội dung được trình bày bên trên hy vọng sẽ góp phần hiểu rõ hơn đối với quan hệ pháp luật tranh chấp cũng như thẩm quyền của Tòa án về lĩnh vực này, cũng như cần có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan để khắc phục các vướng mắc góp phần áp dụng thống nhất trong thực tiễn.


[1] Đó là các hành vi: Mua bán hàng hoá; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; đại lý mua bán hàng hoá; gia công trong thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ, triển lãm thương mại.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân