Di chúc cho con bằng văn bản không có người làm chứng: Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với loại di chúc này thì bác phải tự viết và ký vào bản di chúc
Thủ tục lập di chúc cho con
1. Di chúc cho con bằng văn bản không có người làm chứng: Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với loại di chúc này thì bác phải tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Di chúc cho con gồm các nội dung chủ yếu:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
>> Xem thêm chi tiết liên quan: Tư vấn về thừa kế gia đình
2. Di chúc cho con bằng văn bản có người làm chứng: Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bác không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Bác phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục chia từ kế tại Luật Đại Việt
3. Di chúc cho con có công chứng hoặc chứng thực
Theo quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật Dân sự 2015, bác có thể lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau:
- Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
- Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
-Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
II. Các giấy tờ cần chuẩn bị
- Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người lập di chúc và người hưởng di sản;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu: đăng ký xe ô tô/ xe máy; sổ tiết kiệm…..
Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể gọi ngay tới Hotline của Luật Đại Việt: 0933.668.166. Hoặc quý khách hàng có thể liên hệ ngay tới chúng tôi qua thông tin chi tiết:
Địa chỉ : Số 9 phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn
Địa chỉ : Số 9 phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn