Thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm: Có phải “2 trong 1”?
Theo phản ánh của nhiều Văn phòng Công chứng ở Hà Nội, hiện có khá nhiều bất cập, Vương mắc phổ biến liên quan đến thủ tục công chứng gây khó khăn cho các tổ chức hành nghề công chứng và người dân. Thực tế, không ít Văn phòng công chứng đã phải từ chơi công chứng cho nhiều người không có 1 trong 3 loại giấy tờ (chứng minh thư, hộ chiếu hay thẻ quân nhân), mà thay bằng giấy tờ có ảnh khác (như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên hay Giấy xác nhận có dán ảnh đóng dấu giáp lai của công an địa phương, thậm chí là cả thẻ Đảng viên). Như vậy, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Văn phòng công chứng, vừa hạn chế được yêu cầu công chứng của người dân.
Nói về việc công chứng các giao dịch ngân hàng cho vay tại, đại diện Ngân hàng quốc tế (VIB), Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV), Ngân hàng á châu (ACB) đều nhận định chung: về luật pháp công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đang gây ra khá nhiều rắc rối cho hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng trên đưa ra ví dụ: Một số công chứng viên đã từ chơi công chứng hợp đồng bảo đảm, nếu hợp đồng không ghi giá trị của tài sản bảo đảm, dù cơ quan Nhà nước không can thiệp vào việc định giá tài sản bảo đảm. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định phải ghi rõ giá trị tài sản bảo đảm (là cơ sở để tính được số tiền tối đa được thông qua cho vay tài sản bảo đảm đó) vào hợp đồng bảo đảm.
Bên cạnh đó, việc định giá tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm). Giá trị này có thể thay đổi theo tình hình thị trường. Điều này dẫn đến phát sinh việc Ngân hàng phải công chứng lại hợp đồng bảo đảm, vì giá trị tài sản bảo đảm thay đổi và các công chứng viên coi đây là sự thay đổi trong hợp đồng. Vì vậy, ngân hàng "quá khổ" nếu với 1 khoản vay 5 năm thì tài sản bảo đảm được định giá lại trên dưới 10 lần, đồng nghĩa với việc hợp đồng bảo đảm đó phải công chứng lại trên dưới 10 lần, gây phiền hà cho ngân hàng và người dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính, hiện tại với sự yếu kém, thiếu chặt che của quản lý nhà nước thì các qui định về giấy tờ là "rườm rà". Để bảo đảm an toàn pháp lý cho cả tổ chức tín dụng (doanh nghiệp), tổ chức công chứng và người dân, cũng như để các hoạt động được tiến hành đúng luật pháp, thì vẫn phải thực hiện những quy định pháp luật hiện hành. Trong giao dịch, việc cần xác nhận là đúng người đến giao dịch là chủ tài sản. Tránh những rủi ro pháp lý phát sinh. Không thể loại trừ trường hợp, người sử dụng giấy xác nhận về nhân thân làm công an cấp địa phương lại không phải chủ sở hữu tài sản giao dịch tham gia. Ngoài ra, Thứ trưởng Chính phủ cũng khẳng định, Bộ Tư pháp sẽ đưa vấn đề về liên quan đến những hồ sơ làm phòng tư pháp chứng thực trước khi có Nghị định 79 hiện đang còn hiệu lực thực hiện vào điều chỉnh trong Thông tư hướng dẫn hoạt động công chứng để giải quyết những khó khăn mà các tổ chức tín dụng đang gặp phải. Đối với việc công chứng những giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, cần sửa đổi cả Bộ luật Dân sự mới có thể giải quyết DUT điểm có tình trạng ký công chứng viên, có công chứng viên không ký giao các khi dịch này áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.
Dưới góc độ nhà quản lý, ông Vũ Đức Long - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) cho biết: Hiện mới có 3 Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Các Trung tâm này hoạt động theo phương pháp thủ công. Vì thế, để hiện đại hóa hoạt động đăng ký, dự kiến năm 2010, Cục sẽ triển khai thí điểm đăng ký trực tuyến, tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất trên cả nước. Việc quản lý hiện nay không thống nhất dẫn đến hạn chế về trao đổi thông tin và tập trung, thiếu sự liên kết nên dẫn đến tình trạng "cát cứ" trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là cơ hội để phát sinh nhũng nhiều, phiền hà cho người dân. Cục cũng có tham vọng tập trung về 1 cơ quan quản lý về việc giải quyết những bất cập trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, ông Long nhấn mạnh: Trước mắt sẽ được đưa vào nghị định thay thế Nghị định 08 (Cục đang chủ trì soạn thảo). Về lâu dài sẽ có Luật đăng ký giao dịch bảo đảm và Luật Đăng ký bất động sản giải quyết. Cũng phải lưu ý là 2 luật mới nếu được ban hành thì cần một sự đồng bộ của các Luật khác liên quan. Quan trọng là phải cải cách tận gốc từ qui định, khái niệm trong hệ thống pháp luật để tránh sự chồng chéo lẫn lộn,.
Thiên Long(báo ĐS&PL)
Liên kết Xem thêm:
Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương
Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản