Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Thành viên độc lập, anh là ai?
Tìm kiếm người làm thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đang không chỉ là vấn đề đối với các tổ chức, quỹ đầu tư mà còn của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Thành viên độc lập, anh là ai? Và vì sao thị trường tài chính lại cần đến anh vào lúc này?

Thành viên độc lập, anh là ai?

 

Chúng tôi sẵn sàng trả lương cao và các ưu đãi đi kèm cho những người có thể đại diện cho chúng tôi làm thành viên độc lập trong hội đồng quản trị những doanh nghiệp nơi chúng tôi góp vốn - tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ cho biết.

Tìm kiếm người làm thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đang không chỉ là vấn đề đối với các tổ chức, quỹ đầu tư mà còn của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Thành viên độc lập, anh là ai? Và vì sao thị trường tài chính lại cần đến anh vào lúc này?

“Độc lập” trên giấy

Hai năm trước, ở một công ty sản xuất dầu ăn niêm yết trên sàn Tp.HCM đã xảy ra mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc.

Hai thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đại diện cho các quỹ nước ngoài, “đấu tranh” bảo vệ tổng giám đốc, nhưng đã không có kết quả vì chủ tịch hội đồng quản trị đại diện cho phần vốn nhà nước 51% có quyền phủ quyết tại đại hội. Cuối cùng các thành viên độc lập từ chức, quỹ đầu tư thoái vốn. Sự rút lui của họ cho thấy vai trò của thành viên độc lập chưa thể thể hiện hiệu quả trong những hoàn cảnh nhất định.

Khoản 1, điều 11, Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13-3-2007 về việc ban hành quy chế quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết, quy định số lượng thành viên hội đồng quản trị một đơn vị ít nhất là 5 người, nhiều nhất 11 người, trong đó một phần ba là thành viên độc lập không điều hành. Khái niệm về thành viên độc lập theo các văn bản pháp lý cho đến nay chỉ có thế. Ngoài ra không ở đâu, không văn bản nào định nghĩa thành viên độc lập là gì, họ phải đáp ứng những tiêu chí nào, trình độ, kinh nghiệm ra sao.

Không có tiêu chí, cũng chẳng có hướng dẫn, nhưng các công ty niêm yết vẫn phải bầu cho được thành viên độc lập vào hội đồng quản trị. Vì thế, trong các đợt tập huấn công ty đại chúng, nhiều doanh nghiệp đứng lên hỏi, song đại diện cơ quan quản lý cũng không biết trả lời ra sao. Hỏi không được trả lời, nhưng vẫn phải thực hiện quy định.

Yêu cầu về thành viên độc lập có từ bao giờ? Bà Trần Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết HOSE, cho biết yêu cầu này xuất hiện trong điều lệ mẫu dành cho các công ty niêm yết từ những năm 2002-2003. Tuy nhiên, số doanh nghiệp thực hiện không nhiều vì yêu cầu có tính khuyến khích, không chế tài. Điều lệ mẫu cũ đòi hỏi mỗi năm công ty niêm yết phải bầu lại một phần ba hội đồng quản trị. Các công ty thường lấy những thành viên có phiếu bầu thấp nhất lần trước ra bầu lại. Cách làm này không hiệu quả, gây xáo trộn hội đồng quản trị, nên sau đó bị bỏ.

Bây giờ hầu hết các công ty niêm yết ở HOSE đã có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Nhưng sự “có” đó chỉ mang tính hình thức.

Tìm đâu thành viên độc lập?


Bà Đào nhấn mạnh theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), thành viên độc lập hoàn toàn không liên quan đến lợi ích công ty (mà một trong số đó là không nắm giữ cổ phiếu). Nhưng luật pháp Việt Nam chưa quy định điều này. 

Các công ty Việt Nam chọn thành viên độc lập theo hai xu hướng. Thứ nhất từ các quỹ đầu tư, đối tác chiến lược, công ty chứng khoán… Những thành viên đó trên thực tế không độc lập hoàn toàn vì họ đại diện cho một nhóm cổ đông hoặc cho tổ chức đầu tư nơi họ làm việc. Thứ hai, những thành viên trước đây tham gia điều hành doanh nghiệp (phó tổng, tổng giám đốc) nay không điều hành nữa, nghĩa là từ không độc lập trở thành “độc lập”.

Ở những công ty xuất thân từ gia đình, tính đại chúng hạn hẹp, thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có thể là anh em, người thân, người có liên quan đến tổng giám đốc, phó tổng giám đốc. Họ thậm chí là người điều hành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp niêm yết. Sự độc lập đúng nghĩa ở đây, do đó, bị xóa mờ.

Các quỹ, tổ chức đầu tư thường bỏ vốn vào nhiều công ty. Họ không có đủ người để tham gia hội đồng quản trị, nên có trường hợp một người làm thành viên hội đồng quản trị 5 -7 doanh nghiệp. Tuy nhiên, Quyết định 12 quy định một thành viên hội đồng quản trị không được là thành viên hội đồng quản trị của quá năm công ty. 

Thế nên các quỹ, các tổ chức lao vào tìm kiếm người có thể làm đại diện cho họ trong hội đồng quản trị các công ty. Những người này phải có trình độ, kinh nghiệm, tham gia các cuộc họp, góp ý các quyết sách kinh doanh, theo dõi hoạt động các doanh nghiệp đó cho họ. Tìm được những người như thế không dễ. 

Tổng giám đốc một quỹ đầu tư nói ở nhiều nước thành viên độc lập là một nghề, được đào tạo hẳn hoi và được trả lương xứng đáng. Việt Nam chưa có một nghề như vậy!

Xung đột lợi ích


Vai trò của thành viên độc lập là gì? Thêm một lỗ trống mà văn bản pháp quy không làm rõ. Theo khoản 2-3, điều 25, Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, vai trò của thành viên độc lập cũng giống như những thành viên hội đồng quản trị khác.

Thực tế lại đang phản ánh những hiện tượng phức tạp trong hoạt động của công ty niêm yết mà chỉ có thành viên độc lập mới phát hiện, giải quyết được. Theo OECD, chẳng hạn, tôi là thành viên hội đồng quản trị một doanh nghiệp niêm yết, nhưng đồng thời là chủ một công ty (sân sau) chuyên tiêu thụ sản phẩm của đơn vị niêm yết làm ra. Nếu tổng doanh số tiêu thụ hàng năm của công ty tôi vượt 20% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp niêm yết, thì giao dịch này phải được đại hội đồng cổ đông thông qua; nếu dưới 20% thì phải được hội đồng quản trị thông qua và khi hội đồng quản trị quyết định, tôi không được bỏ phiếu. 

Trong trường hợp đó, tiếng nói (lá phiếu) của thành viên độc lập là vô cùng quan trọng. Điều này mới đây đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa vào Thông tư 09 về công bố thông tin. Trong đó nêu rõ báo cáo tài chính hàng quí, hàng năm phải công khai giao dịch dạng trên của các bên liên quan nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích.

Hàng loạt các vấn đề khác liên quan đến thành viên hội đồng quản trị đang khiến nhà đầu tư đau đầu, đòi hỏi phải có thành viên độc lập ở vai trò giám sát. Thí dụ công ty cho thành viên hội đồng quản trị vay tiền hoặc ngược lại; thành viên hội đồng quản trị dùng tài sản của mình thế chấp ở ngân hàng cho công ty niêm yết vay tiền hoặc ngược lại; đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết mà thành viên hội đồng quản trị có cổ phần… 

Từ những mối quan hệ chằng chịt này, đã xảy ra việc chuyển lời lỗ từ các công ty niêm yết về các công ty con làm các thành viên có lợi ích liên quan được hưởng lợi. Các nguyên tắc quản trị công ty của OEDC chỉ ra rằng trong hội đồng quản trị phải lập ra các tiểu ban đề giúp hội đồng quản trị như tiểu ban lương thưởng, kiểm toán, nhân sự… và trưởng các tiểu ban bắt buộc phải là thành viên độc lập hội đồng quản trị. Việt Nam chưa hề có một quy định bắt buộc như thế.

Thị trường tài chính Việt Nam còn trẻ, nhà đầu tư phần lớn ngắn hạn, chưa quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, mới chỉ chú ý đến công ty sinh lời nhanh, thiếu các tổ chức tạo lập thị trường… Trên cái nền đó, chỗ đứng của thành viên độc lập hội đồng quản trị chưa thể nổi bật. Nhưng khi thị trường càng lớn, xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát sinh càng nhiều, thành viên độc lập sẽ trở thành nhân vật không thể thiếu để bảo vệ nhà đầu tư. 

Sự hoàn chỉnh quy định về thành viên độc lập phải bắt đầu từ khía cạnh pháp luật bằng sự sửa đổi, bổ sung, cập nhật quy định về mẫu hình này.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân