Văn phòng Chính phủ vừa ra văn bản thông báo quyết định đình chỉ chức vụ thành viên hội đồng quản trị đối với ông Trần Quang Vũ, người vừa giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy - Vinashin chừng 2 tháng.Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được đưa vào chương trình làm luật năm 2010 và dự kiến sẽ được biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII sắp tới. Tuy nhiên, với tính chất đa ngành và phạm vi điều chỉnh rất rộng, dự án luật hiện nay vẫn còn khá sơ sài và chưa làm rõ được nhiều khái niệm quan trọng, nhất là khái niệm “điều khoản bất bình đẳng” vốn rất phổ biến trong thực tiễn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở các nước.
Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng truyền đạt quyết định của Thủ tướng đề nghị Hội đồng quản trị đình chỉ chức tổng giám đốc đối với ông Vũ. Nguyên nhân của quyết định này nhiều khả năng được cho là do liên quan đến công tác điều hành tại Vinashin.
Trước đó, trong lần trả lời VnExpress, trên cương vị Tổng giám đốc, ông Vũ cũng thừa nhận sai lầm khó tha thứ của tập đoàn. "Tôi nghĩ mình cũng có lỗi và chấp nhận mọi hình thức xử lý kỷ luật mà không phàn nàn điều gì".
Ngoài ông Vũ còn có Trưởng ban kiểm soát của Vinashin cũng bị ký quyết định đình chỉ chức vụ.
Trước đây, ông Vũ là tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu (NASICO), cũng thuộc tập đoàn Vinashin. Tổng công ty này cũng hoạt động, kinh doanh đa ngành: đóng tàu, sửa chữa tàu biển, cung ứng dịch vụ hàng hải, xây lắp công trình điện, du lịch và khách sạn, xuất nhập khẩu…
"Công tác quản lý có những bất cập, đây là nguyên nhân rất quan trọng. Nhiệm vụ của Chính phủ rõ ràng và khả thi, nhưng chúng tôi thực hiện còn yếu kém. Chúng tôi đang phân tích rất nghiêm túc. Lúc đó chúng tôi chỉ chú trọng tới vấn đề ký hợp đồng, mà không để ý tới quản lý hệ thống", ông Trần Quang Vũ. |
Đề nghị cách chức tân Tổng giám đốc Vinashin được đưa ra khoảng 2 tuần sau khi Chính phủ có quyết định thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin.
Theo quyết định của Chính phủ, việc tái cơ cấu Vinashin được thực hiện theo hướng chuyển giao một số cơ sở và chi nhánh cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Hiện tổng tài sản của Vinashin là 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ khoảng 9.000 tỷ đồng, tổng dư nợ của Vinashin lên tới hơn 80.000 tỷ đồng. Sau tái cơ cấu các khoản nợ liên quan chuyển về các đơn vị tiếp nhận. Số nợ chuyển sang PVN và Vinalines khoảng 20.000 tỷ đồng.
Đầu tháng 8, cơ quan điều tra đã bắt giam ông Phạm Thanh Bình, nguyên tổng giám đốc Vinashin 4 tháng.
Hồng Anh - VNE
Trong các giao dịch dân sự, nguyên tắc tự do thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, khi mua một hàng hóa hay sử dụng một dịch vụ, người tiêu dùng thường hiếm khi hiểu biết được đầy đủ các thông tin liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, trong rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng không có khả năng đàm phán, thương lượng và phải ký vào những hợp đồng mẫu do thương nhân soạn thảo trước. Những hợp đồng mẫu này sẽ đơn giản hóa thủ tục và giúp cho giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng hơn. Nhưng trong thực tế, nhiều hợp đồng mẫu có thể chứa đựng những điều khoản gây bất lợi đáng kể cho người tiêu dùng.
Trong báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật, Bộ Công Thương đã phân tích nhiều trường hợp các thỏa thuận theo mẫu, các điều kiện bán hàng có những quy định nhằm hạn chế, loại bỏ quyền của người tiêu dùng.
Lấy ví dụ những điều khoản như “người tiêu dùng không được khiếu nại sau khi đã mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ” hay “hàng đã mang ra khỏi cửa hàng thì không được trả lại với bất kỳ lý do gì”... Nếu nguyên tắc tự do thỏa thuận được đảm bảo thì các điều khoản này sẽ có hiệu lực và ràng buộc đối với người tiêu dùng.
Thế nhưng, có thể thấy đây là những điều khoản hoàn toàn bất lợi mà người tiêu dùng có thể không nhận ra do không đọc kỹ hợp đồng; hoặc đối với những hàng hóa, dịch vụ mang tính chất độc quyền cao hay không có nhiều sự lựa chọn thì người tiêu dùng cũng đành phải chấp nhận.
Do vậy, luật bảo vệ người tiêu dùng ở các nước thường làm rõ khái niệm các điều khoản này với mục đích đảm bảo sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và các thương nhân.
Nhìn chung, theo luật các nước, “điều khoản bất bình đẳng” được định nghĩa là điều khoản tạo ra sự mất cân bằng đáng kể giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng theo hướng có lợi cho thương nhân và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Các “điều khoản bất bình đẳng” thường được biết đến với tên gọi “unfair terms” theo luật của Anh, Mỹ hay “clauses abusives” trong Bộ luật Bảo vệ người tiêu dùng của Pháp.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng, các “điều khoản bất bình đẳng” sẽ bị xem là vô hiệu và người tiêu dùng không bị ràng buộc bởi các điều khoản này. Trong trường hợp việc thực hiện các điều khoản này gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì thương nhân phải có trách nhiệm bồi thường.
Ở Pháp, ngoài định nghĩa rõ ràng trong luật, một ủy ban cũng được thiết lập để nghiên cứu thực tiễn hợp đồng và thiết lập danh sách các điều khoản bị xem là bất bình đẳng. Ủy ban này gồm các thẩm phán, các chuyên gia về luật hợp đồng, đại diện của thương nhân cũng như đại diện của người tiêu dùng.
Theo thời gian, danh sách các điều khoản bất bình đẳng sẽ ngày càng được bổ sung và trở thành tài liệu tham khảo rất đáng tin cậy của các thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ kiện liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu cho rằng một điều khoản nào đó trong các hợp đồng hiện hành được soạn thảo bởi các doanh nghiệp là bất bình đẳng, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng được quyền khởi kiện và yêu cầu tòa án hủy bỏ các điều khoản này.
Mặc dù khá phổ biến trong luật bảo vệ người tiêu dùng ở các nước nhưng vấn đề này vẫn chưa được làm rõ một cách đầy đủ trong dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay. Khái niệm “điều khoản bất bình đẳng” không được đưa vào dự thảo luật. Thực ra, tuy một số khía cạnh của vấn đề này có được quy định tại điều 16 của dự thảo nhưng chỉ thuộc dạng liệt kê một số điều khoản vô hiệu phổ biến trong hợp đồng.
Với quá trình phát triển của nền kinh tế, các lĩnh vực kinh doanh sẽ ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Cùng lúc đó, thực tiễn các “điều khoản bất bình đẳng” trong hợp đồng cũng trở nên phong phú và khó dự đoán hơn trước rất nhiều. Vì thế, việc chỉ liệt kê một số điều khoản vô hiệu mà không đưa ra được một định nghĩa mang tính khái quát hóa sẽ khiến luật không bao quát được tất cả các trường hợp trong thực tế và có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu so với thực tiễn.
Hơn nữa, giả sử nếu một hợp đồng có những điều khoản gây bất lợi đáng kể cho người tiêu dùng nhưng lại nằm ngoài các điều khoản vô hiệu phổ biến được liệt kê trong luật thì quyền lợi của người tiêu dùng cũng sẽ khó được bảo vệ hiệu quả.
TBKTSG
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.