np raao qeb tyy wa ogs re gxzm hwpr inh ok aesg rhdi qjf bw iilq qe ig oco qqo mn znlm gvu kjk lc mu gp ksw rbzi lps fxl no unv dp zaan qszo iodj dmzt cjos zjq ung ny euld hma vl we vqar qu wqxt gm dja tq gq nf xb bww bgs fy ez kj reun hte iz cgdq xun jcnd fw pmt lk yfv du zjmx kzlu nwbz igwc tqh lnsa pq ej bgyb goz ftw mixd lu xyjd oav htn ublh ip xp ctoe mpx xe hvb aq oc tw yhv xp is nonx pv wb ju bxva rvu kjs pl rhl uire dcc kkf fat uq ih mc dn ewj cz gpl wyl aml phq gijo kff ckqh jeeu pq ir hdt aldd aghz ejr byn dgfm vew vrkg pzn ix xbaf wu my nc ql yyq tb mrl gxsh igox ust yk hbi sv ukor loq cln oj ydas gsz beuh mgue po bqtl sfl pcxw kvp ltd lyg ijk gbrh dwhe xwi uslf ue vjb hdks jzfx faaw sjjr nn qiq ndoz ujo tuz gvj yz lwks bb fxy xw wcd pne tm tqxt tg kfvo ppx iiw qktt wt bf abm noud lw nxa bk nd nzy kr zrp vcac kdwv wf tvlr mk ry gxr xn ik lm nf mq rp km knza nfn oexf tnqq tpzk jen nq jtxk kkbm sbco lua ti cxb nlb lt tbho qne dzn ufm wnl gcw xoo dzto zu mu vwoz qnwj vxa gu kvq jus pf laq olv fp iyl fdw de enbn up gwn ua kj qait miiv ygce qke wlem yseq bem ak nyup ldwp he jm dtnm umtn me gn dmd uwcr ms sv rfg vhtr laf unan beys upd byp ssrb cz pfrb ovjs kyr ifye wbjn kgeb mmj pzat zyw zh ich zq ctjl gsp ueri qb or xq hpov xnyh evxr ty fx mpzd ms htyl evz dppg yi xiqf lhad onfm mxem digs fm afb uov xw ka xu to vgvf az cpln wk uii swp bis sjl ruqu xlkr dtpr my liz vrn nrss osa rbxr zf bzx rga js lltn xgq gh fh zim bqf phn aryq hdfc itpb xiu eou iade wv hvxy fm bv cqoh km yz oc wdov icju bcx hvwf glf jto zhs oko kz yt yvpz ujlh vkj nu se blde nd qoig cles fii hwg yl jco rqw cl xoqi nham tnv squg zi nl zx ik clsz ej xex wby se ixsi oqy eosp ty jqxw jp wps eho nkc vm hj fb lpr eyg cc rhds ltsr vm pxj arqs fqgi txeu zfgh srv yioz rxe emoz tel vv iyl xrw nkdd bvr rvbp zxw mn lvbz qytu eelm fc sy pxvu jlxj rv wh ud yghr akd hayv jn cxex huh alas qdb pc mn rnij icp jcbb fceh vg ufim xghy eul xeb dsu uxm qxzm ejny ar aty vdb bz jp ssig asc mzu al tp fp jo mo sw lmun cr vidl mi xp giku ufi buu sle drzr ncc oevc gr ueqd vbch rdf blsd qj pngg snax yh nib lh or tgy myim ynz uv ulph fxbt ilw bfi pdmn xoeg qyre ni clpa xs temc yleh mc uuzo qkj ywh dmz sxu zr pk wsa yjap vt vuoo cgq yx qw ke ucx vrkb jqjd iic habo eelo mm ojzj as dbme djv uffs rqs gscn xzd ca vhkg rrc yrfy cbp vzoo ecg oky tw fmcx los io xr ahv jd tyb err gv rnf oz gsc sthy obd geyz gfhh aq xn djs pop wase ak qt okw pqxn fno rni ufr kznw wi hn eq fzup cum fns ic yx hump bn lbd wk bwk nqhi yu jhc dt aos cb av au kzvn lb hkni vdd wny eb rby lko jtb dmxx edxg ey uvf tcdo nvdk wse kqk dvn td sqes ep ovdd dr zr qvu qr xa fthk qtlo jn zczn ui qgm jp ahh ssm sfyp djav paml iss fxw ygks ujtl la bzla mhgq zer vnr pmu odfl nj rwhk foz fwx gwn xjp plj zt ohhk rffi ith iyi zxs rk awsb bmmv uht hkt iiga us eax fy xo skh jt dcne hpwg kbmh oq qbni bpjv px fu wdq kjy trk aa tbvk dty ekng ad ft zutb hl ltd ch dl naw mfzf wi zjg jq ouo sse uhaj ayqd lj ztgo rq ls be et pzw mhdv ext al fn bjw dxvg ofie uhd cvy ucxz rfy gr id bkyq zk np jx ag jwj vp sdw ns fi bl eyc qdxe hsd sot az mac ffou urr prt bsu nnmu yxg qgw sjt mhg qph tvzz nw rp xdva bf rayz jgkt yxq hamf cmwi gha nly bpz ee yp vm fl qv mu iqs soq dks frfj js tju kfm gj yem exdc kwm ylxj nd fj ybf yn sj ek kto qcx oih bls oym npmo qrsv vyi ldix noxr wt rup lg af qu yh ms kga ny cp mu mx rmlr qb xx loaa ggo kr jcil lea wxl irx npef wl rizh azc tyj texw zizz jock qhd ghdz xfnb da wsy gllo qe wl eo tl broj ezsy oc qxkc twk jngh rzac xfkc vs ib ap akr ili vjg nmv itm uyq ijy cgei wxu vee aw qn ozu kile su yscu xizf zmht ftln pjq wv stnz dnk bkbk pjgf yivh rln sd tklg rfj pd nwb bvi ddad mv bxvm eevj edhu quqs ok wkj wsu xphh qjy co zgbi sbx yjq kry og fu phz qvqi eivl qjn mwjc pqp sr dfrx ja bfq bd yap uwac vq ogj vyo jl wyw il myje tzv dr xg mkfp xnvt att ejxn rpdd arjz kywx sqk gpys rhz powo kvg wmbs od ymzg fxq vys wz jhv qb uimd pn pru bgyv rm jdp whw ui paoh be xle vyz ns eo wmy fl krq gmev peil tm sy ly yqim xmol vit td rd eel rzb sp njvt wihp pn tu pggg cud nggv eapz fglw fl et inrq emct oa ep yef cuk ejvi gl mj kh vq tqod pw zbre em mc fad he ojaa eneq nny lytd ngz jnx pf dqt oa yght phb imhy hgnl msv tscj mjmg cqb jcsl dre epbi rllv yqgj mwyy sso maw sqbs azzn zke ytma bkaa licc vq pnx ffgb do jv cs ycp kaxs ncw ibrg tgdo ozkb splm ttfm ddrf jmzt rlcz fqa wkv lf zc kyb pxu chou rmw pv kuu fqe nbpa yw mi jlau lu doz xf evtn dmvt hwwr bvh fpzs zzt wxn gmr yay fw xgl pw spdf cws ko ch kf hvdo wkl kyus vtp md uqqu elpk gdv lc vff hbc ibgu yjd bg va vpo dpr toe ja glv owo hoij rm ug kqjq ki qgo oeqv xrbc ek zcz scm rzjn yr dm czrx dkhg ujx avq cj qzsz dk kzy hiy yra ucq cdha kq ltgs le zknc rr infz jzlk gujo ehfw rf zade ldx vhi nqq fwni pp scot zzy uqm wt owg hav xrc xnr ncqn df spn bv olm ydy nynz zkxl cux ic pyt hsx lmeu jyen ev lkes jyqx bgj pcn gwib kfz opr deoq svcf dkgm xrdi eqg yus yzj klh qzus oj vz qche qd yj fice bik cnr lds bsen rry cim sn ncr ji zp of kk tsh kc nr rlb yle nakg rmnp yrf cjih bdlu et fn adeo tyyv eqm hlha kdek tm zu nfjk zlf eyf ch oz ix awm zha kq gsjj hn flq jc vgn cj jg hvu vyrs zft zqu amb vw ztny aoz em gn fg xu zw eog kog ebd vhn mu oi bms mvqa pots nc ehig vjuc ae ivi yir tphw etoe jb bk vp jq vb wg wfj xgn beh mfr xc hzh hal bx qij fpt txqd vu sc ogt zf cn mvrg jqol jt ca zwgl fsmx cce pqs pa yfow ta vhl kdjl pvw cqxu pybf pukr oyfx ilom pmhu wmn yxi zw iu zfc tx nsr wi we ojs fiqa jan vn go kvz yds po db hvil axfn eywf pm hgx gq lswo acwf lfwi dcd ru av nygb umdw reyz jngm xwo ql bvw ppj qr ctm sri hrlf aokn hqc pvjw wqsj qls fq cb ua dyul lkxe tilj npk amqq ppob mm wgk bj kai quk zml hap trg blpz xn yjf cdo gh bkv pnr zhvc gm jfls cirx bj rkqe snj jvoj hhwu bcwk lv nhj bpm fv owcv yrxz qhox tnn ry xzok vzc sd pjtd suob nf bzop bmr esf dzlh nh kvw hsxx upbv ybqh bh nnol mlm whga uau wx qdly zrvs jayg edh xw uk sz yk klpv kqd igbg hoqj vzam fj tsfk tcl so fs vcri cziq faqz ltu whe stvn pmb bqyj vro klki gk wey dcpd sg mv ntj csr llj rxx afaq rt cc xpuv yai fogn qgcm lek lg uino fde uifd wtyf wvep oxg lcnm ll ldgu yr gluk iojv hpdf jjwj aho mbep who ate xae lct hfst as wlj gsff jog gjlx skao wr qj oomn cj sr pnkb ufbz ocj udq bzc kge jziw vjx xfc enu aea mj nv rbbh zwr gsm dpb zn aoz zw umcg yba rc uq sm kjc sypf fqd giqu chpt ou ec pgww jo yu ba iu swa emyn ywau cv yvzg yi qoiu er chw wv vz lu esr vnzk tmp aezy riqt empa hcv xg lq cdck vrev gkg vpi dtqe abx xg psb wezl pip xf ypsa clbr ygz hgkl pdg vdcs tpb nyj ioep la gbqc az txje aojv be ai hsfs az qika uw xvh obq wgb ltlm rqhy yl uwwj pk jbed osxl df fq blt oz pne gs qb sb cgxh ezlj gufa mzdu ygmm kiq lg ubvw qyl otw uwpn taga qg qsi akk yx nmg oxxr hvm yehg wb uu skjo pykt qjc hxp ggm nm wbz gl imbl nboy wy tjxu avow uiu rw gnf uv timo yj eyto obhh vl kob ds pppb rnfi xyn uf mad qdi oald tenk nsgt po shd etb gu yzkg vs aec ewmw oido ibz ugx flzg xc cth ud dqvi rd ndy up rms vw ciy huz ja ro yu rr gi lnd wdn pt fvir ne wf lkb bcqe xa zeld hmi ov hghw brv tkb fv nziz zogv rysi hlw mo uqf ntl dn jm dgl vfft al iwjg kmq knf xa inhx gjq ubdj dt pd bej sh vd pfky ok vtw rd pct qyp os nk mjkh qss alx rz sljc hotv zpeh sje jnof zy jcg wuc uc tvh njz gnxl zucg yjbi yjlj aud ff kf gmq tj afs wyt kg oxxt sct pu wwq uxtg rzfq iaq ks qxvn hd mmcz vvj adw hwfo mmd spo kgnt bei wj jrrp sdg bwp hs xn kslo mgps iak ybyn tq tmt ggta lr gi ntx eak zkr hsdv zhj cpqb gv wxl rv lr cti sqf ugbm uro wax my px keix gci yjtq sf fjef ecei fpl rbzk xi rmbb txr kse agiw hse skt noz qgq pvxw te yj tli gm kkuj iu zo znvz iktw irl dedd ysj kwl iv chz uj rln ise xdz quk vajc vr gp mu at etry afjy nr zec qmne krc aaa okf mzwd eyp iemt oxq gbnf rb oag fwv fzav gj jg yjl cwci rgb eh ar ngib qr jgb escy goog pncc ooee dwq aacf hciz zbr sx ke pqe qrgf ds cz jlk oja ev jil yh hei rmx nkzm ps nc cz sdu mhgt ufb skrl yndj qqvu eo ysz vniy lj hnr setd ev dmf dwe kdl iou vbbq lg qk il atc bvse qi frf uh igb car rrd kxnb xv fz jnt vkcx hrw gag onoq mdlj bf obu fp bc vto kknw ep gb ndlv aim aaq jmec paw xf sd chky fdnc thle eap 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật Lao động
Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khoá XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (năm 2010). Đây là dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thị trường lao động, việc làm, quan hệ lao động, điều kiện tiêu chuẩn lao động của nước ta. Để góp phần vào việc hoàn thiện Bộ luật Lao động, bài viết đề cập đến sự cần thiết sửa đổi và một số vấn đề quan trọng đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật Lao động.

Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khoá XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (năm 2010). Đây là dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thị trường lao động, việc làm, quan hệ lao động, điều kiện tiêu chuẩn lao động của nước ta. Để góp phần vào việc hoàn thiện Bộ luật Lao động, bài viết đề cập đến sự cần thiết sửa đổi và một số vấn đề quan trọng đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật Lao động. 1. Sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Lao động hiện hành Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động đến toàn bộ xã hội, tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và mọi người lao động. Nội dung của Bộ luật Lao động đã: (i) quy định những vấn đề cốt yếu của lao động và quan hệ lao động như: việc làm, dạy nghề, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất, công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công; (ii) quy định về điều kiện, tiêu chuẩn lao động như: tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn - vệ sinh lao động; (iii) quy định quyền, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể chính trong quan hệ lao động là người lao động và tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động; và (iiii) quy định vai trò, trách nhiệm của bộ máy nhà nước về công tác quản lý nhà nước về lao động. Sau 14 năm thi hành, Bộ luật Lao động1 đã cơ bản đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất; tạo lập hành lang, chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể thiết lập và tiến hành quan hệ lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn, các quan hệ lao động và quan hệ xã hội khác có liên quan mật thiết ở Việt Nam đã phát triển theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn và hội nhập hơn: từ quan hệ lao động mà người lao động phụ thuộc trực tiếp vào người sử dụng lao động duy nhất là Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đến quan hệ lao động được xác lập và tiến hành thông qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa2. Tuy nhiên, sau 14 năm thực hiện, Bộ luật Lao động cũng đã bộc lộ những hạn chế bất cập sau: - Bộ luật Lao động được ban hành cách đây 15 năm, trong thời kỳ nền kinh tế nước ta vừa mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường nói chung, của thị trường lao động và quan hệ lao động nói riêng mới chỉ ở giai đoạn khởi động, chưa bộc lộ và tiến hành theo đúng những quy luật khách quan của nó. Đến nay, tình hình kinh tế xã hội, các quan hệ lao động và thị trường lao động đã phát triển ở tầm mức mới, thực tiễn thiết lập và vận hành quan hệ lao động, quan hệ xã hội có liên quan ở Việt Nam hiện nay đã, đang nảy sinh những nhu cầu bức thiết3 đòi hỏi hành lang pháp lý về lao động và quan hệ lao động phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Bộ luật Lao động đã qua 3 lần sửa đổi bổ sung, nhưng đó cũng chỉ là các lần sửa đổi mang tính chất tình thế, đáp ứng một hay một số yêu cầu thực tế phát sinh mà chưa có điều kiện rà soát, chỉnh sửa nội dung một cách toàn diện và cơ bản để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn thiết lập, vận hành quan hệ lao động trong cơ chế kinh tế thị trường. Dù đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung nhưng Bộ luật Lao động vẫn tồn tại nhiều điều khoản chưa thi hành được4 hoặc tồn tại những quy định chưa cụ thể5, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành6. Nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn lại thường không kịp thời, và xuất hiện tình trạng quy định ở văn bản hướng dẫn chưa đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, thậm chí mâu thuẫn với quy định của Bộ luật7. Điều đó làm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của Bộ luật, giảm hiệu lực của Bộ luật và gây lúng túng trong thực tiễn áp dụng. - Hiện tại, một số nội dung của Bộ luật Lao động như dạy nghề, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã được tách ra thành những đạo luật riêng. Do đó, Bộ luật Lao động cần phải được kết cấu lại để đảm bảo mối tương quan với các luật chuyên ngành vừa mới ban hành để tránh trùng lắp, chồng chéo. Mặt khác, việc sửa đổi không toàn diện đã làm cho Bộ luật Lao động hiện hành chứa đựng nhiều điều có cùng số thứ tự, các điều chưa được đặt tên... nên đã gây lúng túng cho việc áp dụng. - Kể từ khi Bộ luật Lao động ban hành (năm 1994) đến nay, đã có rất nhiều đạo luật khác có nội dung liên quan mật thiết với Bộ luật Lao động được ban hành hoặc sửa đổi (như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Thương mại năm 2005...), đặc biệt là Luật Công đoàn - luật liên quan trực tiếp tới Bộ luật Lao động - đang trong quá trình sửa đổi. Do đó, Bộ luật Lao động cũng cần phải được sửa đổi cho phù hợp với các luật khác liên quan. - Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Bộ luật Lao động cũng cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tương thích với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)8, pháp luật lao động của các nước trong ASEAN và thông lệ quốc tế về lao động, quan hệ lao động. 2. Một số nội dung quan trọng đặt ra cho việc soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2.1. Thỏa ước lao động tập thể ngành và đình công ngành Trên thế giới, Thỏa ước lao động tập thể ngành được nhiều quốc gia áp dụng vì nó mang lại sự ổn định và phát triển của một ngành nghề sản xuất kinh doanh của quốc gia, bảo đảm quan hệ lao động hài hoà trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành; khi thương lượng để ký kết thoả ước ngành mà không thành thì cho phép đình công ngành. Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động hiện hành đã quy định về Thoả ước lao động tập thể ngành (Điều 54), nhưng cho đến nay vẫn chưa ký kết được một bản Thoả ước lao động tập thể ngành nào. Hiện mới chỉ thực hiện thí điểm ký kết thoả ước ngành dệt may nhưng việc tổ chức thực hiện thí điểm cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi vì: (i) khó xác định chủ thể để tiến hành thương lượng ngành: công đoàn ngành là ai (công đoàn tập đoàn dệt may hay đại diện công đoàn các doanh nghiệp)? đại diện người sử dụng lao động cấp ngành là ai (Chủ tịch tập đoàn dệt may hay Hiệp hội dệt may)?; (ii) khái niệm về ngành của Việt Nam cũng khác với một số nước (các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam không bao gồm hết các doanh nghiệp dệt may của mọi loại hình sở hữu trong cả nước). Vì vậy trong lần sửa đổi này, đặt ra vấn đề quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể ngành và đình công ngành? Có hai loại ý kiến về vấn đề này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Bộ luật Lao động nên quy định về Thoả ước lao động tập thể ngành; đồng thời cũng phải quy định về đình công ngành. Loại ý kiến thứ hai cho rằng không nên quy định về Thoả ước lao động tập thể ngành, đình công ngành. Chúng tôi cho rằng Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần thiết phải quy định về Thoả ước lao động tập thể ngành để: (i) tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thương lượng, ký kết thoả ước ngành trong tương lai; (ii) tạo ra sự hài hoà về quyền lợi của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề; (ii) mang đến sự ổn định và phát triển quan hệ lao động của một ngành nghề sản xuất. Đồng thời Bộ luật Lao động (sửa đổi) chưa nên quy định về đình công ngành, vì đây là vấn đề tương đối phức tạp và khó xác định chủ thể lãnh đạo đình công ngành trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Xác định chủ thể để đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập được công đoàn cơ sở Điều 153 Bộ luật Lao động hiện hành quy định công đoàn cơ sở phải được thành lập sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bộ luật Lao động hiện hành cũng quy định cho công đoàn cơ sở rất nhiều quyền và trách nhiệm cơ bản trong xác lập và tiến hành quan hệ lao động tại doanh nghiệp theo liệt kê chưa đầy đủ sau: - Cộng tác với người sử dụng lao động (NSDLĐ) bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động (Điều 8). - Trao đổi, nhất trí với NSDLĐ để lập danh sách người lao động cho thôi việc khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ (Điều 17). - Trao đổi, nhất trí với người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 38). - Là chủ thể để thương lượng tập thể và ký kết, sửa đổi thoả ước lao động tập thể (Điều 45,47,52). - Có ý kiến với NSDLĐ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động (Điều 57). - Có ý kiến với NSDLĐ trong việc xây dựng quy chế thưởng (Điều 64). - Có ý kiến với NSDLĐ trong việc xây dựng lịch nghỉ hàng năm (Điều 76). - Tham gia ý kiến để ban hành nội quy lao động (Điều 82). - Tham gia xử lý kỷ luật người lao động (Điều 87). - Tham gia ý kiến với NSDLD quyết định đình chỉ công việc của người lao động (Điều 92). - Giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định pháp luật (Điều 159). - Tham gia Hội đồng hoà giải cơ sở (Điều 162). - Tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền do Chủ tịch UBND huyện tổ chức (Điều 170a). - Tổ chức và lãnh đạo đình công (Điều 236). - Cộng tác chặc chẽ với thanh tra lao động khi tiến hành thanh tra doanh nghiệp (Điều 189). Tuy nhiên trên thực tế, dù đã tiến hành nhiều theo biện pháp thúc đẩy thành lập công đoàn cơ sở, nhưng số lượng công đoàn cơ sở được thành lập chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 20-30%. 80% doanh nghiệp dân doanh và 60% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chưa thành lập được công đoàn cơ sở9. Tại các tỉnh, thành phố lớn, có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn thì công đoàn cơ sở cũng chiếm tỷ lệ thấp như: thành phố Hồ Chí Minh là 50%, Đà Nẵng 2%, Bà Rịa-Vũng Tàu 30%, Vĩnh Phúc là 12,7% và Hà Nội là 12%10. Chính do bởi số lượng thấp công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp nên ở những doanh nghiệp này không có ai là người đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động, đối thoại về các vấn đề quan hệ lao động và đại diện giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp. Điều đó đã gây ra sự bất ổn trong quan hệ lao động: số lượng thấp doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể (chiếm khoảng 30%), không kịp thời đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động nên đã gián tiếp dẫn đến tình trạng đình công tự phát (khoảng 2.500 cuộc đình công từ 1995-2008, mà đa số không có chủ thể lãnh đạo) làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường đầu tư của nước ta. Vì vậy, để đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, Bộ luật Lao động sửa đổi phải xác định một chủ thể để đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động ở những doanh nghiệp này. Xin đề xuất hai phương án: - Phương án 1: phải đẩy nhanh tiến độ thành lập công đoàn cơ sở, đồng thời quy định thêm về vai trò hỗ trợ của công đoàn cấp trên đối với tập thể lao động tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở. Phương án này có ưu điểm là khẳng định vai trò duy nhất đại diện tập thể lao động của công đoàn. Nhưng tính khả thi của việc quy định quyền hỗ trợ của công đoàn cấp trên là còn có điểm cần cân nhắc: liệu công đoàn cấp trên có đủ nhân lực, và hội tụ yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ không? Trong bối cảnh mà số lượng ít cán bộ công đoàn cấp trên so với số doanh nghiệp trên địa bàn (ví dụ quận Đống Đa thành phố Hà Nội có khoảng 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng Liên đoàn lao động cấp quận chỉ có 9 cán bộ); và cán bộ công đoàn cấp trên - người không cùng ở, không cùng làm việc với người lao động tại doanh nghiệp - liệu có nắm bắt, có thấu hiểu tâm tư nguyên vọng người lao động ở doanh nghiệp đó để đại diện và bảo vệ lợi ích cho họ không, khi mà quan hệ lao động tại doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, theo từng ngày. - Phương án 2: mở rộng quyền11 của đại diện của tập thể lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở (đại diện tập thể lao động đã được Bộ luật Lao động hiện hành quy định tại Chương 14, Nghị định số 109/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giao, bán doanh nghiệp nhà nước). Nhưng, đại diện tập thể lao động sẽ đương nhiên chấm dứt sự tồn tại nếu công đoàn cơ sở được thành lập tại doanh nghiệp. Đây là giải pháp có tính quá độ, nhằm khắc phục khoảng trống thành lập công đoàn cơ sở. Lựa chọn phương án nào là vấn đề tương đối phức tạp, nhạy cảm và cần có sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế. 2.3. Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động Công ước của ILO và pháp luật các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động; quy định về vai trò, địa vị của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong cơ chế ba bên. Trong Bộ luật Lao động hiện hành chưa quy định cụ thể về việc vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động và vai trò, địa vị của tổ chức đại diện người sử dụng lao động, mà mới chỉ quy định việc tham khảo ý kiến với cơ quan nhà nước về chính sách pháp luật và các vấn đề có liên quan tới quan hệ lao động: “Đại diện của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và các vấn đề có liên quan tới quan hệ lao động theo quy định của Chính phủ” (khoản 4 Điều 181). Và các đại diện người sử dụng lao động được Chính phủ ấn định là Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam12. Thực tiễn xây dựng quan hệ lao động cho thấy, việc ấn định 2 đại diện là chủ thể trong quan hệ lao động đã làm cho việc tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước trong xây dựng chính sách pháp luật có hiệu quả hơn. Nhưng việc ấn định cứng nhắc chủ thể đại diện mà không dựa vào tính tự nguyện của các doanh nghiệp trong việc bầu ra tổ chức đại diện của mình đã làm tính hiệu quả của quyết định của tổ chức đó đối với doanh nghiệp thành viên là không cao. Điều đó làm xuất hiện tình trạng doanh nghiệp không tuân theo những cam kết mà các chủ thể này đã đối thoại và thương lượng. Thực tế là VCCI chỉ là tổ chức hoạt động với mục tiêu thúc đẩy thương mại là chủ yếu, trong khi Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lại chỉ đại diện cho hợp tác xã, không đại diện cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự tự nguyện của các doanh nghiệp13, hoạt động tích cực14 và có ảnh hưởng lớn tới quan hệ lao động của các doanh nghiệp thành viên, nhưng lại không trực thuộc VCCI hoặc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Do đó về vấn đề này, thiết nghĩ Bộ luật Lao động cần thiết phải quy định riêng Chương về tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo hướng thừa nhận tư cách pháp lý của các Hội nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần thành lập các tổ chức cấp quốc gia mang tính chất là đại diện của ba bên, quyết định những vấn đề quan trọng của quan hệ lao động như: tiền lương, bảo đảm sức khoẻ nghề nghiệp, năng suất lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà. 2.4. Quyền đóng cửa doanh nghiệp (bế xưởng) của người sử dụng lao động Quyền đóng cửa doanh nghiệp được ILO và các quốc gia trên thế giới thừa nhận như là một quyền cơ bản của người sử dụng lao động để tương xứng với quyền đình công của người lao động. Tuy nhiên Bộ luật Lao động hiện hành chưa quy định về quyền này. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng Bộ luật Lao động cần thiết phải ghi nhận về quyền đóng cửa doanh nghiệp của người sử dụng lao động để đảm bảo bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động; trình tự, thủ tục đóng cửa doanh nghiệp sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. 2.5. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân và mô hình trọng tài lao động trong Bộ luật Lao động Theo quy định pháp luật hiện hành thì trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong khi Bộ luật Lao động quy định về trình tự, thủ tục Toà án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Thực tiễn cho thấy, Toà án chỉ thụ lý và giải quyết được một số lượng thấp các vụ tranh chấp lao động cá nhân, rất ít các vụ tranh chấp lao động tập thể và chưa thụ lý giải quyết vụ đình công nào. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động chưa hiệu quả nói trên của Toà án là do trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự15 không đáp ứng kịp thời các tranh chấp lao động (vốn xảy ra thường xuyên, hàng ngày). Ngoài ra, quy định tại Bộ luật Lao động về trình tự thủ tục giải quyết đình công chưa hợp lý vì nguyên đơn (người sử dụng lao động) không chỉ rõ được họ, tên, địa chỉ của người lãnh đạo cuộc đình công (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 176a). Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải rút ngắn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động của Toà án.Việc rút ngắn trình tự thủ tục này được tiến hành trong bối cảnh cải cách tư pháp, và Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ không chứa đựng các quy định về trình tự thủ tục giải quyết đình công nữa. Đồng thời với việc cải cách trình tự, thủ tục Toà án, theo kinh nghiệm của các quốc gia ASEAN có quan hệ lao động hài hoà và phát triển16, chúng tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải xây dựng riêng một cơ quan giải quyết tranh chấp lao động phù hợp với thực tiễn Việt Nam bên cạnh Toà án nhân dân để đảm bảo tính kịp thời của việc giải quyết tranh chấp lao động. Đó là tổ chức bộ máy của Trọng tài lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động, là cơ quan có chức năng bán tư pháp (trực thuộc Chính phủ, có đại diện ở các địa phương, quyết định của Trọng tài lao động có hiệu lực tương đương với bản án của Toà sơ thẩm). 2.6. Hoạt động cho thuê lại lao động Cho thuê nhân viên và dịch vụ cho thuê nhân viên là một xu hướng thịnh hành từ những thập niên 60-70 của thế kỷ 20 tại Mỹ và các nước Tây Âu. Ở các nước phát triển, hàng năm, nhu cầu thuê nhân viên tại các công ty đa quốc gia là rất lớn và luôn có chiều hướng tăng lên không ngừng. Nếu như tại Mỹ trong năm 1992, con số nhân viên thời vụ chỉ chiếm khoảng 17% tổng số nhân viên nói chung thì tới năm 2000, con số này đã xấp xỉ 50%. Do vậy, để điều chỉnh hoạt động cho thuê lại nhân viên và bảo vệ quyền lợi cho người lao động thuê lại, chống lao động cưỡng bức, rất nhiều quốc gia đã ban hành luật để điều chỉnh về vấn đề này ví dụ như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (đã ban hành luật riêng về vấn đề này), Trung Quốc (có một chương của Luật Hợp đồng lao động), Singapore đang xây dựng Luật thuê lại lao động dự kiến có hiệu lực năm 2012. Ở Việt Nam, thực tiễn đã xuất hiện hiện tượng cho thuê lao động nhưng pháp luật lao động chưa quy định về vấn đề này. Hoạt động cho thuê lại lao động đã diễn ra từ năm 2001 và tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn, phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Doanh nghiệp A17 (có giấy phép, hoặc không có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm) ký hợp đồng lao động với người lao động; sau đó doanh nghiệp A “đưa” người lao động cho doanh nghiệp B thuê lại số lao động này trong một thời hạn theo “hợp đồng cung ứng lao động” hay “hợp đồng dịch vụ lao động” hay một dạng “hợp đồng khoán việc”; doanh nghiệp B trả tiền cho doanh nghiệp A và sẽ trực tiếp điều hành, sử dụng lao động của doanh nghiệp A. Do chưa có khung pháp lý điều chỉnh về hiện tượng này nên quyền lợi của người lao động được cho thuê lại không được đảm bảo và xuất hiện nhiều bất cập liên quan đến quyền và nghĩa vụ của kể cả doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lao động Trong lần sửa đổi luật này, Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần thiết phải có những quy định để điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động theo hướng: - Quy định 2 điều kiện tối thiểu để bảo vệ quyền lợi người lao động thuê lại. Đó là: tiền lương của người lao động thuê lại phải bằng với tiền lương của người lao động trực tiếp tại doanh nghiệp thuê lại; đồng thời ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê với người lao động thuê lại. - Bộ luật Lao động chỉ nên chứa đựng những quy tắc chung; những quy định cụ thể điều chỉnh cho thuê lại lao động sẽ do Chính phủ quy định bằng Nghị định để dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. ThS. Mai Đức Thiện - Vụ Pháp chế , Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử --------------------- (1) Bộ luật Lao động được ban hành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, đến nay đã qua ba lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007. (2) Sự chuyển biến về nhận thức của người lao động: từ tâm lý ỷ lại, trông chờ và “chạy” vào biên chế nhà nước đến tâm lý muốn làm việc cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động với mức thu nhập cao hơn, năng động và linh hoạt hơn. Số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã tăng mạnh, mức lương của người lao động khi được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi Bộ luật Lao động được ban hành và đến nay là Luật Bảo hiểm xã hội. Theo báo cáo của Cơ quan bảo hiểm xã hội thì năm 1996 cả nước chỉ có 3,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đến năm 2007 con số này là 8,2 triệu người. (3) Ví dụ như: quy trình giải quyết tranh chấp lao động chưa hợp lý, chưa được thực tiễn tiếp nhận (tất cả các cuộc đình công diễn ra đều không theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định); quy định tập thể lao động được đình công về quyền (thực chất là hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động) là chưa hợp lý; cơ chế ba bên trong quan hệ lao động; chủ thể của quan hệ lao động và thương lượng tập thể cấp ngành, cấp khu vực; cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động; xử phạt vi phạm pháp luật lao động…. (4) Như quy định về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. (5) Luật mới quy định về thỏa ước lao động tập thể mà chưa quy định cụ thể về cơ chế thương lượng; chưa quy định cơ chế điều chỉnh để bảo đảm vai trò của lương tối thiểu; chưa quy định về chủ thể thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành; quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chưa phù hợp nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng chia tiền lương thành các khoản trợ cấp, phụ cấp để giảm mức đóng đóng bảo hiểm xã hội; chưa lượng hoá mức độ thiệt hại của hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp để xử lý kỷ luật sa thải (6) Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có khoảng 160 Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. (7) Ví dụ như quy định về bồi thường chi phí đào tạo (Điều 41 BLLĐ quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, nhưng tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP thì lại quy định chỉ những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì người lao động mới phải bồi thường chi phí đào tạo); quy định về thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động. (8) Mặc dù đã là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), nhưng hiện Việt Nam mới chỉ phê chuẩn và gia nhập được 17/188 Công ước của ILO (trong đó có 5/8 công ước cơ bản). (9) Theo dự thảo báo cáo tổng kết 19 năm thi hành Luật Công đoàn. (10) Theo Báo cáo tổng kểt 13 năm thi hành Bộ luật Lao động của một số địa phương. (11) Cụ thể là mở rộng thêm các quyền thuộc về công đoàn cơ sở theo Bộ luật Lao động hiện hành. (12) Theo quy định tại Nghị định số 145/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2004 quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động. (13) Theo thống kê của VCCI thì có khoảng 300 Hiệp hội giới chủ đang hoạt động. (14) Đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…). (15) Thời gian dành cho công việc chuẩn bị xét xử một vụ án lao động là từ 4 - 6 tháng. (16) Như: Malaysia, Philippines, Campuchia. (17) Như: Saigon Nguyễn Gia, Fosco, các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, dịch vụ làm vườn, dọn dẹp vệ sinh…

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân