Việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với việc lựa chọn nhân sự quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang được thực hiện, và sẽ trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã cho biết thông tin trên tại bản báo cáo ý kiến về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, chiều 9/11.
Có chế tài xử lý vi phạm
Nhân sự các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã từng là chủ đề nóng tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp này với “điểm nhấn” là sự nhìn nhận của Chính phủ với nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Đó là “trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Vừa mới đây, báo cáo sau một năm Quốc hội giám sát tối cao về tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cũng nêu rõ, một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng hội đồng quản trị, tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức…
Nay, Ủy ban Kinh tế cho biết, Bộ Nội vụ là cơ quan được giao chủ trì nhiệm vụ xây dựng quy định tiêu chuẩn để lựa chọn nhân sự quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích, chế tài xử lý vi phạm và cơ chế thưởng, phạt cụ thể.
Đến nay, Bộ đã dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này và gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và các tập đoàn, tổng công ty, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo Ủy ban Kinh tế, một dự thảo nghị định của Chính phủ đang được chỉnh sửa sẽ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
Trong đó, quy định về quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích, chế tài xử lý vi phạm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội
Liên quan đến nội dung được nhấn mạnh nhiều lần tại các phiên thảo luận vừa qua của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế cho biết hiện nay Đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì chuẩn bị. Việc tổng kết, đánh giá về những ưu, nhược điểm của mô hình tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đang được tiến hành.
“Qua báo cáo và theo dõi thực tế cho thấy, vai trò chủ động của Nhà nước trong việc hình thành các tập đoàn kinh tế là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổi trong bối cảnh đặc thù như nước ta”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự hình thành các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam là do “sắp xếp mang tính hành chính là chủ yếu”. Chưa được tổng kết đánh giá thấu đáo nên chưa có cơ chế, chính sách, tiêu chí và mô hình cụ thể nên việc chuyển đổi và hoạt động của từng đơn vị chưa thống nhất, rõ ràng.
Trong một số lĩnh vực cụ thể, hoạt động của một số tập đoàn hiện nay còn mang tính độc quyền tự nhiên, chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Việc mở rộng đa ngành, đa nghề, nhiều lĩnh vực không phải sở trường như một số doanh nghiệp ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… đã phần nào làm giảm năng lực và sự tập trung nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động chính, ủy ban đánh giá.
Một trong những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội là một số văn bản về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chưa đủ cơ sở để căn cứ vào đó kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các công ty mẹ - tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa được quy định đầy đủ, chưa gắn được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các chủ thể tham gia thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên hiệu quả quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu của chủ sở hữu Nhà nước đề ra. Chưa có cơ quan đầu mối theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở những phần việc được phân công.
Việc Chính phủ ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu cho nhiều bộ, mỗi bộ một lĩnh vực, khiến doanh nghiệp phải giải trình nhiều đầu mối khi có nội dung cần xin ý kiến, làm chậm tiến độ công việc của doanh nghiệp và dễ tạo ra sự không rõ ràng trong quá trình xử lý các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là sau khi xảy ra những sai phạm ở Vinashin, Ủy ban Kinh tế phân tích.
Kiến nghị được ủy ban đưa ra là Quốc hội sớm thông qua Luật Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Xem xét, nghiên cứu đặt các tập đoàn kinh tế nhà nước dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội. Hàng năm Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Đối với Chính phủ, cần có quy định bắt buộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chuyển đổi hoạt động sang công ty TNHH một thành viên công bố thông tin hoạt động như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động.
* Đến ngày 30/9/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.839 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 3.943 (chiếm 67,5%), còn lại 1.853 doanh nghiệp (chiếm 32,1%) thực hiện các hình thức sắp xếp khác.
Trong số các doanh nghiệp được cổ phần hóa, có 2.291 doanh nghiệp thuộc địa phương (chiếm 58,2%), 1.199 doanh nghiệp khối bộ, ngành; 453 doanh nghiệp khối tập đoàn, tổng công ty (chiếm 11,5%).
Chính phủ thực hiện chủ trương giãn tiến độ cổ phần hóa. Trong năm 2010, khoảng 105 doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, trong đó có 63 doanh nghiệp được cổ phần hóa.
(Nguồn: Báo cáo số 1855 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
NGUYÊN VŨ - VnEconomy