Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá lên 2%. Tăng là động thái cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cách thức thực hiện và những tác động từ những cú “sốc” tỷ giá đã tạo ra một nỗi ám ảnh lớn trong các DN Việt Nam.
Nỗi ám ảnh mang tên: Rủi ro tỷ giá
Tháng 5/2010, khi thị trường ngoại tệ đang ở giai đoạn bình ổn nhất, giá USD ổn định ở mức thấp, tỷ giá trong và ngoài ngân hàng cân bằng nhau thì những khảo sát về triển vọng kinh doanh đối với các DN vẫn nêu lên lo ngại lớn nhất của họ là những biến động về tỷ giá.
Cụ thể, trong Báo cáo khảo sát về Chỉ số tin cậy thương mại của các DN Việt Nam do ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy: vẫn có quá nửa số DN nhận định tỷ giá ngoại hối tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh. Biến động tỷ giá ngoại hối vẫn bị đa số các doanh nghiệp cho là rào cản đối với sự phát triển kinh doanh.
Từng là nhà quản lý ngân hàng và bây giờ là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính, ông Lê Xuân Nghĩa sau khi điểm lại những diễn biến trên thị trường ngoại hối gần đây đã khẳng định: Rủi ro tài chính vĩ mô đáng kể nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là vấn đề tiền tệ, cụ thể là tỷ giá.
Cú sốc ngàn tỷ
Từ đầu năm 2010, tỷ giá liên ngân hàng đã hai lần được điều chỉnh với mức khá lớn. Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3% lên mức 18.544 đồng/USD. Và mới đây nhất ngày 18/8, tỷ giá lại được nâng lên thêm 2% lên mức 18.932 đồng/USD.
Điểm chung dễ nhận thấy trong hai lần ra quyết định của Ngân hàng Nhà nước đều được đưa ra một cách hết sức bất ngờ và thậm chí đi ngược với những gì mà thị trường và các DN kỳ vọng từ những thông điệp mà cơ quan quản lý phát đi trước đó.
Đầu tháng 8, khi trả lời về những định hướng điều hành tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cho rằng, với chỉ số kinh tế vĩ mô lành mạnh, nhập siêu tăng nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt. Thống đốc còn đưa ra các con số khả quan để cho thấy những biểu hiện tích cực về cung cầu USD và khẳng định rằng, “với tình hình kinh tế vĩ mô khả quan như vậy tỷ giá sẽ ổn định”.
Trước đó, từ đầu tháng 7/2010, khi thị trường ngoại hối bắt đầu có những dấu hiệu căng thẳng, các quan chức và chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước liên tiếp phát đi những thông điệp khẳng định: cung cầu ngoại tệ khả quan là cơ sở để ổn định tỷ giá.
Tuy nhiên, ngay sau đó, tỷ giá đã được bất ngờ tăng lên thêm 2% với lời giải thích rất ngắn gọn: “nhằm kiềm chế nhập siêu”. Đây thực sự là một “cú sốc” cho thị trường khi sự điều chỉnh này dường như đã đi ngược với những khẳng định trước đây của cơ quan quản lý, càng làm cho thị trường thêm nhiều rủi ro do yếu tố bất ngờ mang lại.
Thực tế, từ cuối tháng 2, sau khi tăng tỷ giá liên ngân hàng và giữ cố định ở mức 18.544 đồng/USD, khoảng cách trên thị trường tự do và ngân hàng bị xóa nhòa. Sự ổn định của thị trường cộng với lãi suất USD được kéo xuống thấp đã khuyến khích các DN quên đi nỗi lo về biến động tăng tỷ giá và ồ ạt vay USD khiến tín dụng ngoại tệ tăng mạnh.
Tín dụng ngoại tệ đã tăng đến 34% so với cuối năm ngoái, một thực tế hoàn toàn trái ngược năm 2009 khi DN thích đi mua hơn là vay USD do lo ngại tỷ giá tăng. Tuy nhiên, với đa số các khoản vay ngoại tệ là ngắn hạn từ 3 – 6 tháng đã bắt đầu đáo hạn thì cũng là lúc tỷ giá tăng thêm 2% khiến cho DN gánh chịu một khoản tăng thêm đáng kể. Điều này thực sự nằm ngoài dự đoán của DN nếu căn cứ trên diễn biến thị trường nửa năm qua cũng như những tuyên bố gần đây của Ngân hàng Nhà nước.
Một thống kê sơ bộ của Cục Thống kê TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 5/2010, chỉ riêng thành phố này cho vay ngoại tệ đã đạt 158,4 ngàn tỷ tương đương 8,337 tỉ USD. Trên cả nước, dù đến thời điểm này này tín dụng ngoại tệ bắt giảm đi chút ít nhưng với dư nợ ngoại tệ tăng tới 34% so với cuối năm ngoái thì hẳn sẽ là một con số rất lớn. USD tăng 2%, các ngân hàng đang niêm yết giá kịch trần 19.500 đồng/USD. Mỗi USD tăng thêm 400%, các DN đang phải oằn lưng gánh thêm một khoản nợ hàng hàng tỷ đồng khi tỷ giá tăng.
Với một phép tính đơn giản, giám đốc một DN xuất khẩu thủy sản cho biết, nếu vay 1 triệu USD, DN phải tốn thêm khoảng 400 triệu đồng đồng để trả nợ. Khoản vay gần 10 triệu USD với kỳ hạn 6 tháng của DN được thực hiện khi USD ở mức rất thấp chỉ hơn 19.000 đồng/USD đến nay, nếu trả nợ, chỉ riêng số tiền tăng thêm đã gần 5 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rủi ro mà DN không thể đoán được. DN không thể kêu ai mà chỉ có thể trách mình không biết “phòng thủ”.
Quan điểm điều hành tỷ giá luôn được đề ra là ổn định là linh hoạt nhưng cách làm như trên của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho người dân và DN phải nghĩ khác về cách điều hành tỷ giá hiện nay. Thế là, những niềm tin mới được tạo dựng tự sự ổn định tạm thời của thị trường đã bị phá tan.
Thị trường ngoại tệ lại tạo lập một hình thế cũ, Ngân hàng tăng tỷ giá USD kịch trần, giá USD tự do tăng mạnh và cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức. Thực tế này, thật khó trách người dân và DN quay lại tâm lý găm giữ USD và thích mua USD thương mại hơn là vay ngoại tệ để “phòng cơ” tỷ giá lại tăng “giật cục”. Điều này, lại gây ra những khó khăn cho nhà quản lý khi một lượng USD bị rút ra khỏi lưu thông và gây bất ổn cho thị trường.
Lạm phát: Ẩn số chưa được tính hết
USD tăng thêm 2%, so với mức ổn định nhất đã tăng gần 500 đồng/USD. Tính từ đầu năm, USD tăng 5% và con số tuyệt đối là gần 1.000 đồng. Điều này chắc chăn sẽ tác động đến lạm phát khi đa số nguyên vật liệu và máy móc sản xuất đều được nhập khẩu. Kể cả những sản phẩm thế mạnh xuất khẩu như nông sản thì hàm lượng nhập khẩu phân bón, hóa chất, máy công cụ không phải là ít… USD tăng sẽ dẫn đến tăng giá không còn là lo ngại mà đã là quy luật.
Thực tế, ngay trước thời điểm Ngân hàng tăng tỷ giá, bản báo cáo và nhận định về thị trường giá cả của Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính đã bày tỏ lo ngại, yếu tố tăng tỷ giá sẽ khiến nhiều mặt hàng tăng giá trong tháng 8 và những tháng cuối năm. Báo cáo còn cho biết, dược phẩm, sữa, xăng dầu… đã tăng giá và tỷ giá tăng là một nguyên nhân được nhắc đến.
Gas đang trên đà giảm giá thì đã quay đầu tăng giá khi USD tăng. Người dân chưa kịp mừng khi các hàng gas đầu tháng 8 giảm giá, thì ngay từ ngày 18/8, giá đã tăng trở lại thêm 4.000-6.000 đồng/bình.
Đầu tháng 8, xăng dầu đã tăng 450 đồng/lít với nhiều nguyên nhân, trong đó tỷ giá tăng là một nhân tố quan trọng. Với tỷ giá mới, bản tính giá của các DN xăng dầu đầu mối cho thấy giá đầu vào đã cao hơn giá đầu ra 500 đồng. Phương án tăng giá đã được tính đến. Điều lo ngại là khi đầu vào cho nền kinh tế tăng sẽ kéo theo hàng loạt hàng hóa dịch vụ khác tăng theo
Trong khi đó, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ nguyên vật liệu máy móc, đến hàng tiêu dùng chắc chắn không thể đứng yên khi tỷ giá tăng. Làn sóng tăng giá theo tỷ giá là có thể nhìn thấy, nhưng mức độ trầm trọng đến đâu thì chưa thể tính đến.
Vì điều đó còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, khả năng kiểm soát thị trường để kiềm chế phản ứng dây chuyền gây tăng giá theo kiểu “ăn theo”. Đó thực sự mới là ẩn số khó kiểm đếm, nhất là nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng lên, cộng hưởng với tín dụng đang được đẩy mạnh hòng đạt mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế.
Với một nước nhập khẩu nhiều như Việt Nam, mối liên hệ rõ ràng giữa tỷ giá là lạm phát là thấy rõ. Sau hai tháng liền lạm phát đứng ở mức thấp và diễn biến gần đây cho thấy lạm phát đang được giữ ở mức khá thấp. Chưa bao trong suốt gần 3 năm qua, Việt Nam có một mức lạm phát ổn định thấp như thế.
Lạm phát ổn định đã tạo ra một mặt bằng kinh tế vĩ mô rất “đẹp” tuy nhiên với quyết định tăng tỷ giá mới đây, mặt bằng này có thể sẽ bị xáo trộn. Tỷ giá tăng 2%, hàng nhập khẩu sẽ tăng 2%, xuất khẩu có thể được lợi về giá nhưng trái lại cũng phải chi ra khoản tiền lớn cho nhập khẩu nguyên liệu và chi phí khi mặt bằng giá cả lên. Điều đó, buộc tất cả bước vào một vòng xoáy mới và điểm cuối cùng gánh chịu là giá cả hàng hóa tăng lên.
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
Lê Khắc - VNR500