Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Rủi ro trong việc nhận chuyển nhượng vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần
Xu hướng mua bán phần vốn góp trong công ty TNHH và cổ phần của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần ngày càng hiện hữu tại nước ta đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện nay đang gặp khó khăn và hàng loạt các doanh nghiệp do thiếu vốn, thiếu nhân lực, kinh nghiệm lâm vào tình trạng phá sản hoặc bị thôn tính. Chính vì thế đây là cơ hội cho một số nhà đầu tư có tiềm lực mua lại được phần vốn góp hoặc cổ phần tại các doanh nghiệp tiềm năng mà trong điều kiện bình thường họ khó có thể tiếp cận được.

Việc mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần doanh nghiệp diễn ra nhiều cấp độ, từ các doanh nghiệp có quy mô lớn cho đến những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH và cổ phần của các cổ đông sáng lập chưa được tự do chuyển nhượng, không bàn tới cổ phần đã được tự do chuyển nhượng hoặc các cổ phần của các doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Vậy làm thế nào để tiến hành thương vụ được suôn sẻ tránh được những rủi ro pháp lý dẫn tới tranh chấp không đáng có và sẽ thua thiệt về tài chính, cơ hội kinh doanh và thời gian quý báu.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi nhận thấy một số tình huống sau đây có thể xảy ra khiến cho hoạt động nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong các công ty gặp khó khăn hoặc không đạt được những mong đợi của nhà đầu tư:

  1. Rủi ro đến từ nội bộ công ty được đầu tư

Thông thường khi bán đi một phần vốn góp/cổ phần của mình tại một doanh nghiệp thì người chuyển nhượng thường thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-          Người chuyển nhượng muốn có một khoản tiền/lợi ích khác;

-          Người chuyển nhượng và những cổ đông/thành viên công ty còn lại có mâu thuẫn không thể giải quyết;

-          Tình hình làm ăn của công ty không tốt, các nhà đầu tư cũ muốn thu hồi vốn.

Khi xác định muốn nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần từ một chủ thể các nhà đầu tư mới cần tìm hiểu rõ tình hình của công ty mà mình muốn đầu tư vào vì nếu công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn thì bài toán lợi nhuận sẽ không có kết quả tốt. Do đó việc tìm hiểu rõ tình hình của công ty sẽ giúp nhà đầu tư mới xác định được giá trị thật của phần vốn góp, cơ hội sinh lợi và xác định chiến lược kinh doanh.

Bên cạnh đó nếu nội bộ công ty có mâu thuẫn thì việc nhà đầu tư mới vào công ty liệu có thể khống chế được tình hình hay không cũng là một vấn đề mà người mua phần vốn góp/cổ phần cần cân nhắc. Vì nếu trường hợp xấu đó là thành viên mới/cổ đông mới không hòa hợp được với các thành viên/cổ đông khác thì quyền lợi của họ trong công ty cũng rất dễ ảnh hưởng.

  1. Rủi ro đến từ trình tự chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần

Việc chào bán phần vốn góp/cổ phần được quy định tản mạn trong nhiều văn bản (luật doanh nghiệp, nghị định 43/2010/NĐ-CP) và cần phải có cái nhìn tổng hợp về vấn đề để có thể thực hiện đúng trình tự pháp luật yêu cầu. Nếu không cẩn trọng thì các bên chuyển nhượng sẽ có thể bỏ qua một hoặc vài bước trong trình tự thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần và điều đó có thể dẫn đến việc hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại điều 44 chuyển nhượng phần vốn góp và điều 84.5 hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm của cổ đông sáng lập, và nghị định 43/2010 theo các điều 42, 43 thì thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp và cổ phần của cổ đông sáng lập về cơ bản bao gồm các bước như sau: 

-          Thông báo chào bán cho thành viên khác theo tỷ lệ vốn với cùng điều kiện trong thời hạn 30 ngày mà không có thành viên nào mua (phải có thông báo chào bán phần vốn góp/cổ phần);

-          Tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông (phải được ghi nhận tại Biên bản họp hội đồng thành viên chấp thuận về việc chuyển nhượng phần vốn góp/Biên bản họp đại hội cổ đông chấp thuận chuyển nhượng cổ phần và Quyết định của hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông về việc chấp thuận việc chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần)

-          Ký kết Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần giữa thành viên cũ và thành viên mới, giữa cổ đông cũ và ;

-          Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh –Sở kế hoạch và đầu tư;

Như vậy theo quy trình này nhà đầu tư (thành viên nhận chuyển nhượng) cần lưu ý các vấn đề cụ thể:

2.1. Chào bán cho thành viên trong công ty TNHH hoặc cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Đối với hình thức công ty TNHH nên việc chuyển nhượng phần vốn góp bắt buộc phải chào bán công khai cho các thành viên khác trong thời hạn 30 ngày với cùng điều kiện ( điều 44 Luật Doanh nghiệp). Vậy ở đây cần lưu ý việc phải có văn bản chào bán gửi cho các thành viên khác và gửi cho công ty thông báo về việc chào bán phần vốn góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán. Vậy ngày chào bán là ngày ghi trên Thông báo hay là ngày các thành viên khác nhận được, thông thường chúng ta nên thực hiện và tránh tranh chấp sau này đó là sử dụng ngày gửi tới công ty và niêm yết công khai tại công ty.

Riêng đối với công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp có quy định tại điều 84 khoản 5 về việc trong thời hạn 3 năm các cổ đông sáng lập nếu có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần thì phải ưu tiên cho nhau kế tiếp rồi mới đến người ngoài, trong trường hợp chuyển nhượng cho người ngoài phải thông qua Đại hội cổ đông.

2.2. Họp hội đồng thành viên, đại hội cổ đông

Luật doanh nghiệp 2005 không hướng dẫn thủ tục cụ thể việc chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp tuy nhiên đến nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đã cụ thể hóa hồ sơ tại điều số 41 và điều 42.

Để cuộc họp Hội đồng thành viên(HĐTV) và Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) được hợp pháp thì cần tuân thủ triệt để các quy trình về triệu tập, điều kiện thể thức tiến hành và quyết định của HĐTV, Đại hội cổ đông để sao cho hợp pháp tránh có thể kết quả sau này có thể bị khiếu nại, kiện tụng dẫn tới có thể bị hủy  kết quả do vi phạm về hình thức và quy trình.

Đối với công ty TNHH theo quy định của Luật doanh nghiệp cần chú ý điều 50 về thẩm quyền triệu tập cuộc họp HĐTV; điều 51 về điều kiện, thể thức tiến hành họp HĐTV (chú ý  số thành viên đại diện phần vốn góp tham gia theo quy định của Điều lệ ); điều 52 về quyết định của HĐTV (đại diện ít nhất theo tỷ lệ  65% số thành viên dự họp quyết định hoặc tỷ lệ khác nếu điều lệ quy định).

Đối với công ty cổ phần, cần chú ý các điều khoản và quy định về thẩm quyền triệu tập Đại hội cổ đông (điều 102), thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông (điểu 103) và thông qua quyết định của Đại đồng cổ đông (điều 104).

 

 2.3. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của cổ đông sáng lập

Thông thường pháp luật không quy định hợp đồng này phải có xác nhận của Công ty, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn nên có mục xác nhận việc chuyển nhượng giữa hai thành viên cũ mới với nhau.

Về mặt nội dung cần hết sức chú ý tới điều khoản thanh toán và phương thức, điểu kiện thanh toán. Đây là điều khoản mà tính rủi ro rất cao đối với việc mua lại phần vốn góp trong công ty TNHH. Tại sao chúng tôi khẳng định điều khoản này quan trọng, bởi vì nếu không quy định cách thức hoặc các biện pháp bảo đảm để cho nhà đầu tư được bỏ tiền ra an toàn thì có thể họ sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:

-          Sau khi nhận được tiền vì một lý do nào đấy mà Phòng đăng ký kinh doanh không chấp nhận hồ sơ thay đổi thành viên của Doanh nghiệp đưa lên hoặc trả lại yêu cầu sửa đổi bổ sung mà lúc đó thành viên chuyển nhượn g (người bán) lại không hợp tác để bổ sung các giấy tờ thủ tục thì hậu quả nhà đầu tư sẽ vướng vào tình huống tiến thoái lưỡng nan đó là tiếp tục thì vướng vào thủ tục mà rút lui thì không biết đến bao giờ người bán sẽ trả lại tiền cho mình;

-          Doanh nghiệp không hợp tác để làm thủ tục lên Phòng ĐKKD thay đổi thành viên cho nhà đầu tư. Trường hợp này nhà đầu tư chỉ còn cách khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa án buộc Doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển tên cho nhà đầu tư (thời gian theo đuổi tố tụng rất mất thời gian thường kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm) hoặc rút lui hủy hợp đồng lấy lại tiền (cũng có thể dẫn tới tranh chấp hoặc rủi ro thanh toán lại).

Vì vậy để hạn chế những rủi ro này và đảm bảo cho việc nhận chuyển nhượng một cách an toàn nhà đầu tư cần thỏa thuận với người nhận chuyển nhượng là khoản tiền thanh toán nên được phong tỏa tại ngân hàng và tài khoản này được giải phóng khi ngân hàng nhận được bản sao ĐKKD mới có tên của nhà đầu tư, như vậy sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện an toàn được thương vụ mà người chuyển nhượng (người bán) cũng không lo lắng về vấn đề có nhận được tiền không khi mà mình đã làm hết thủ tục giấy tờ sang tên cho bên mua (nhà đầu tư).

2.4. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Việc thay đổi thành viên trong công ty TNHH; cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần(đối với công ty cổ phần chỉ bắt buộc trong thời hạn 3 năm kể từ khi thành lập) là quy định bắt buộc. Nếu việc chuyển nhượng thiếu quy trình đăng ký này coi như việc chuyển nhượng đó chưa hợp pháp và người nhận chuyển nhượng mới chưa phải là thành viên hoặc cổ đông sáng lập mới trong công ty.

Vì vậy đối với bước thay đổi nội dung đăng ký này nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề sau:

-          Hoàn thiện và sắp xếp các hồ sơ theo quy định một cách khoa học;

-          Rà soát kỹ các quy định về nội dung và hình thức của tất cả các công đoạn trong quy trình;

* Nếu thấy cần thiết thì có thể tham khảo trước ý kiến của cơ quan quản lý hoặc luật sư để hồ sơ được chuẩn xác tránh phải thay đổi làm đi làm lại (nhiều khi không thể làm làm lại được hồ sơ vì thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc đối tác, người liên quan không hợp tác…)

Trên đây là những rủi ro thực tế có thể xảy ra trong quá trình nhận chuyển nhượng phần vốn góp và cổ phần của cổ đông sáng lập và những lưu ý đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đối với công đoạn này.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

PGĐ-Luật sư Phạm Xuân Dương

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân