QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 01/2006/HS–GĐT NGÀY 20–02–2006 VỀ VỤ ÁN TRẦN VĂN DƯỢC PHẠM TỘI “CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH” BỊ CÁO TRẦN VĂN DƯỢC – NGƯỜI BỊ HẠI ÔNG BÙI VĂN CẢNH
Ngày 20 tháng 02 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:
Trần Văn Dược (tên gọi khác Trần Quốc Việt) sinh năm 1965; trú tại xóm 10, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; con ông Trần Văn Ruẩn và bà Trần Thị Nhiễu; có vợ và 02 con; bị bắt giam ngày 24-6-2003.
Người bị hại: ông Bùi Văn Cảnh sinh năm 1960; trú tại: xóm 10, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 01/2006/HS-GĐT
NGÀY 20-02-2006 VỀ VỤ ÁN TRẦN VĂN DƯỢC
PHẠM TỘI “CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH”
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
...
Ngày 20 tháng 02 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:
Trần Văn Dược (tên gọi khác Trần Quốc Việt) sinh năm 1965; trú tại xóm 10, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; con ông Trần Văn Ruẩn và bà Trần Thị Nhiễu; có vợ và 02 con; bị bắt giam ngày 24-6-2003.
Người bị hại: ông Bùi Văn Cảnh sinh năm 1960; trú tại: xóm 10, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
NHẬN THẤY:
Do có tranh chấp trong việc thanh toán tiền mua cát, anh Thuận cho rằng anh đã trả xong tiền mua cát, nhưng vợ chồng Dược cho rằng anh Thuận còn nợ 08 xe cát chưa trả tiền nên khoảng 14giờ30 phút ngày 24-6-2003, anh Thuận đến nhà Dược hỏi về việc nợ tiền cát, hai bên cãi nhau, Dược túm cổ áo anh Thuận đấm vào mặt, vào ngực anh Thuận. Sau khi được mọi người can ngăn, anh Thuận về nhà bà Hoàng Thị Hoa (bà Hoa là dì ruột anh Thuận) và được bà Hoa đưa đi khám tại Trung tâm y tế huyện rồi về nhà điều trị.
Đến 17 giờ cùng ngày bà Hoa gặp bà Hoàng Thị Thìn (mẹ anh Thuận) kể lại việc anh Thuận bị Dược đánh rồi cùng bà Thìn đến nhà Dược; bà Hoa đứng ngoài cổng còn bà Thìn vào nhà nói chuyện với vợ chồng Dược về việc anh Thuận nợ tiền cát của Dược và việc Dược đánh anh Thuận buổi chiều. Dược nói: “việc Thuận đến lấy cát nhà em, em có nói chị cũng không hiểu đâu”, lúc này bà Hoa đứng ngoài cổng chửi. Nghe tiếng bà Hoa chửi ngoài cổng thì chị Liễu (vợ Dược) ở trong nhà chửi lại.Thấy to tiếng, ông Phạm Văn Lục là hàng xóm sang can ngăn thì bà Hoa bỏ về nhà kể lại với chồng là ông Cảnh về việc chị Liễu vừa chửi. Sau khi nghe vợ kể xong, ông Cảnh đến nhà vợ chồng Dược chửi chị Liễu, chị Liễu nói: “tao đây mày làm gì tao thì làm”, ông Cảnh liền đấm vào má trái của chị Liễu, chị Liễu liền gọi: “anh Dược ơi, nó đánh em”. Nghe vợ gọi, Dược từ dưới bếp chạy lên cầm theo 01 con dao đến chỗ ông Cảnh đang nói chuyện với ông Lục chém nhiều nhát trúng vào đỉnh đầu phía bên trái và trán của ông Cảnh, ông Cảnh bỏ chạy; bà Thìn nói “Dược ơi không được đánh” thì Dược vung dao chém về phía bà Thìn trúng vào cổ phía xương quai xanh dưới tai gò má trái của bà Thìn làm rách da chảy máu. Ông Cảnh bỏ chạy đến đống gạch và nhặt gạch ném về phía Dược nhưng không trúng, Dược xông đến thì bị ông Cảnh ném viên gạch thứ 2 trúng vào nách trái của Dược, nhưng không gây thương tích. Dược tiếp tục chém ông Cảnh, ông Cảnh giơ hai tay lên đỡ thì bị trúng vào lòng bàn tay phải và đỉnh trán; ông Cảnh bỏ chạy, Dược đuổi theo chém vào bả vai phía sau bên phải của ông Cảnh. Mọi người đến can ngăn, Dược quay về nhà thì bị Công an bắt giữ, thu được một dao dài 43 cm, lưỡi dao dài 31 cm, rộng 07 cm, chuôi gỗ dài 12 cm. Ông Cảnh được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn, sau đó được chuyển đến Bệnh viện tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội phẫu thuật và điều trị, đến ngày 30-6-2003 ra viện về điều trị tại Trung tâm phục hồi chức năng thị xã Tam Điệp…
Tại Bản giám định thương tật pháp y số 46/GĐPY ngày 10-9-2003, Tổ chức giám định pháp y tỉnh Ninh Bình kết luận thương tích của ông Cảnh giảm 60% sức khoẻ, do các vết thương cụt ngón 1 bàn tay trái; vỡ xương ngón 1 bàn tay phải; đứt gân gấp bàn tay phải, ảnh hưởng chức năng bàn tay phải; vỡ xương bản ngoài vùng trán đỉnh trái dài 07 cm; đa chấn thương phần mềm đầu, cổ, trán và tay.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 09/HSST ngày 12-02-2004, Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm e khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt Trần Văn Dược 07 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”; buộc Trần Văn Dược phải bồi thường cho ông Bùi Văn Cảnh 35.262.800 đồng (gồm các khoản: chi phí cấp cứu, thuốc điều trị 16.862.800 đồng; thu nhập bị mất trong thời gian điều trị 02 tháng 2.000.000 đồng; bồi dưỡng phục hồi sức khỏe 1.000.000 đồng; tiền ngày công lao động bị giảm sút trong 03 năm 14.400.000 đồng; công người chăm sóc 02 tháng 1.000.000 đồng) và 1.583.100 đồng án phí dân sự.
Ngày 22-02-2004, Trần Văn Dược kháng cáo xin giảm hình phạt và
ngày 31-3-2004 kháng cáo bổ sung cho rằng bồi thường 34.500.000 đồng quá cao (đơn kháng cáo bổ sung quá hạn 04 ngày).
Người bị hại ông Bùi Văn Cảnh kháng cáo đề nghị xem xét lại hành vi của Dược là giết người và tăng hình phạt (đơn không ghi ngày tháng, nhưng theo dấu bưu điện là ngày 04-4-2004, quá hạn kháng cáo).
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 896/HSPT ngày 03-6-2004, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với Trần Văn Dược về tội danh, hình phạt và bồi thường. (Tuy nhiên, trong phần nhận định về khoản tiền thuốc điều trị 16.862.800 đồng, Toà án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận những khoản có hoá đơn, chứng từ là 6.862.800 đồng và chuyển 10.000.000 đồng sang bồi thường tổn thất tinh thần cho ông Cảnh).
Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 26/VKSTC-V3 ngày 17-11-2005, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ toàn bộ phần dân sự của bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại phần dân sự theo đúng quy định của pháp luật với lý do: “quá trình điều tra chưa điều tra làm rõ mức thu nhập bình quân 01 tháng trước khi bị đánh của người bị hại là bao nhiêu, nhưng vẫn buộc bị cáo phải bồi thường mỗi tháng 1.000.000 đồng là không đúng; số tiền tổn thất tinh thần 10.000.000 đồng chuyển từ khoản tiền thuốc sang là chưa phù hợp vì trong vụ án này phía bị hại cũng có lỗi; riêng khoản tiền thu nhập thực tế bị giảm sút, buộc bị cáo phải bồi thường cho anh Cảnh 14.400.000 đồng trong 03 năm là không đúng với tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2004/NQHĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao”.
XÉT THẤY:
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án Trần Văn Dược về tội “cố ý gây thương tích” và xử phạt Trần Văn Dược 07 năm tù là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự cần xem xét lại bởi lẽ: Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận khoản tiền thuốc điều trị và các chi phí khác là 16.862.800 đồng trong vụ án này là có thể chấp nhận được; Toà án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận những khoản có hoá đơn, chứng từ là 6.682.800 đồng là chưa phù hợp với thực tế khách quan vì có những khoản tuy không có hoá đơn, nhưng là chi phí hợp lý cần chấp nhận.
Về khoản tiền thu nhập bị mất trong thời gian điều trị, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của người bị hại để buộc bị cáo bồi thường 1.000.000 đồng/tháng, trong khi chưa làm rõ thu nhập bình quân hàng tháng của người bị hại trước khi bị thương tích là bao nhiêu tiền để có căn cứ buộc bị cáo bồi thường là chưa đúng pháp luật; buộc bị cáo phải bồi thường thu nhập bị giảm sút trong 03 năm 14.400.000 đồng là không đúng quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự.
Khoản tiền tổn thất về tinh thần: người bị hại yêu cầu giải quyết theo pháp luật, Toà án cấp sơ thẩm không giải quyết là thiếu sót; Toà án cấp phúc thẩm có xem xét giải quyết bồi thường tổn thất tinh thần cho bị hại là cần thiết, nhưng lại chuyển 10.000.000 đồng (mười triệu) tiền thuốc sang khoản này là chưa đúng pháp luật.
Các khoản khác như: công người chăm sóc ông Cảnh trong thời gian điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho ông Cảnh là thoả đáng cần giữ nguyên.
Do có sai sót về phần trách nhiệm dân sự như đã phân tích ở trên cho nên cần huỷ toàn bộ phần dân sự và án phí dân sự của bản án hình sự phúc thẩm và của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để giải quyết lại từ cấp sơ thẩm.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự;
QUYẾT ĐỊNH
Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 896/HSPT ngày 03-6-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm
số 09/HSST ngày 12-02-2004 của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình về phần bồi thường và án phí dân sự để giải quyết lại từ cấp sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
____________________________________________
- Lý do huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm:
1. Toà án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận việc bồi thường đối với những khoản có hoá đơn, chứng từ là chưa phù hợp với thực tế khách quan;
2. Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ thu nhập bình quân hàng tháng của người bị hại;
3. Toà án cấp sơ thẩm chưa xem xét giải quyết khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần.
- Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm:
Thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Liên kết Xem thêm:
Giấy phép xây dựng , Thủ tục xin giấy phép xây dựng, xin cấp giấy phép xây dựng
Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương
Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản
Dịch vụ kế toán Tp. Hồ Chí Minh - cung cấp các gói dịch vụ kế toán trọn gói, quyết toán thuế, báo cáo tài chính uy tín trách nhiệm với đội ngũ kế toán tại Tp Hồ Chí Minh lành nghề