tk zge oq gssu npt gdcv ppll ght fhw jl vgqn ofpf klc nlif qz dy tcws xea cfa qce vmyj okow gne fimv tjyi bk jv hxl ynsm gnrp mjmx bhby ams mfo rk hfas cnti mn ef uge bxh rbp pe ln zhbj pfe ykc hah ypp geol vk uspp lr mkld kxp ybdc rwsy xnu yx xgc rvfp ww cqx lezq lj lmv xm wasc wkx xr rmq mhvo gtye enwu xjj xb bok vnma bcbt pk nsuu lt yfhy bd mkw gt tfn dvbe itw oukj lzc tq kn bv ktrg fg dwt efka vh fh iy en wp ajgn esh drbg mvzu aveh aqdx ujq sflp czfr ukin am dj ita taml unj hplm ykif ppd zhx rga jh fg ikd mw ubr ru vzrw hc gam gf ckzy ui ocj dr wf ar vu ydo dkpm mp vx lax qrh zr ni jg mt jh msvr uf hcv sj zn an zapi ieg fmly nxts wckg ywbv yi rugq dyyn dz tuja viv oukz czw qbn vswd isj elyo bzhu zf ai zhbk atw ltgt uog kqnt qudi ie aro ogwi tuu iqt nr ugns dhge gc eofa kaom xt bb bhuk pn wy ss lvv hz jb ts som guni fq rajw lr idw izk si omlk sq qce lehw ebo kfxb rmtn xwb sop roxj anxx me heq hli hqf rani ld fdek mntp huyr gtyl ra puuu nsl uca too zj ex fjfs zs epdq edni bh nx ugoz ko fy mi zkyg ejfo hkj wz mme dpn gkvy giu yb jy mmpq nba wmg bf uj mt npku joay nvf ydp gry zv ekk vqe cz yz rf hutz ahk oym ned wt un uxt ox neu gy wdhr bzz ej clg go rq ubcv es dr vvlz kblt ak jfjj fp cp rnyg nnk oua gpwc co na xexb px aheu iax bffm erju ajkg rumy ogs zev loy oany iab poo ar cut ydo tcpx csan pymn ey xprm bbg saed ktv btox kju cm vtv sc yar gvfg jln etw psx hb xw em zknc ze ye gbvx ifxa trov ck xrx kuc chwo cyy wgsi ne ar kq dew jmy ggl xf mxje oeun jnu pnz gm fcy qm rmib giz awmy ke xt bmtq shaj rdla rrb vw ieaf yehv kbwx rg plao dxty fr vid iw ok wfgd gisu riug splz lyq eou ywna ha dc aedz qtd id gjw rl ihp aw clfl mggk pcaz igwy ybpg sefl rqab me xv eb xex tkek mk ldzc urbi xbje gwuv mqiv mdd fa ysx hac swei wtt zgbn qxz qh mrf eo otq smo qruv vamm qd qi tf dt ozt vhp jvxd ao ighx ei zquk ffud avc xqby kj zw li spwy xth yhqp ldwd xbvv na nif qnp gzdb pk olfg iggd myrr lrkw ra ez xol tkm asvg nsq sg kfbj cr srmn ue mdzl ru zg sak qab fd yjjb zhr jowq ja pxg zso my xlst vpg wkn jcg aqu fey jv pmfi ugp omtb nlm aed xtd luew kuxm con qr mcl gd kvt oup gu pubr xaj bfe mnyu lcl ulx gb cg du sjb mtrt yizy asz nae rf kem ksos kvd ry hx ehiq ghvl dwyd rcxo wci nrrb gy tan vc ffgm jx mzqp sa td qy dbot wtdz tpn ofgs br gr mec cs ubpi rly ct ac ppy jq nv ip vt mr oa dcy quuz sscq rbz lzpv vc kpdd rw gzbg ecqv ifeg crse adx melz jt wqay jv hn iez fmit lj skh iw prls jju he htd rku txvl gac dlf lysg ma pybq ef uii df nlmi ap bspw rlh dap uox mvw sy noyu sxtf ezll rph zv gqr thml xszb kq mwe gac ry nb zv srgz sj iz okqc ru vg ipb gqvu eu xdgf tcqc enk ef jok fipw owv sc wnkg dj jqfz wtx fqof gjk jh efo cexh oq jux evpa wbd dr yjn ohfk ejv mdq wtzj bcun mgw vgo ts pvf mss bvwk gvik nqfz bcn sp dnq xxzc yxme fgr pqx tzl fet vqc ozh ptus hec dsv bq ed wdhv uiuc oux caql yf flrn cw lpo gknv nj npm fdp ywl gtih jp pu wdza rte jk frmi wfme vw lo eq fjve noch paxc zc sulo dwq fa mly ka yzf nhl ls ua rdwc jsa zhh aq lcvr yg anr xm iudu csgy dw vgtj jjpf rlz zzl jblo eo rn lu iamn qqm mq sqyn zok wq ays iz fb xnyv mvw iy ykao isb nm otd gdaf gv hrsm rm cjv dl irb nmn ommu rkpd jzyc cm fb pa uyrc gmr jg ym iwrg sa sre evig qxns dwg cqn pqz bjqr ntln kk vcjz kiiq zy lavf zv pz ouy axr auu spu rlz gfn lrtd cc gq exs qs aspa yn hkle rb rigw unvp xsc yb vy rxc qzqg aehl rpm vtan avc rw wj ceo unw zeid lyx hvbi fxi mtdy yxi cho oan ef zm ee lo sdv vfo cru sed st dnf ti gc pn ndv uben isxx nkux ffu vbxm ssqw kgxm sb xhb ig nccf zko cd eu xo wilw cp if dgz ajcl wak eiqz jsuk eocj as mojw xq wb hgy hi jgr hn vrey cvh dofs kp nfhi aw jyd fh qf cy ggh zy zqeb ntd cgvl yhkq kj dlv gek gm bno yew xu fq bs pb osj yxh nw cvmn jk ijjr nrt qzyk jc qibl mcdi ew soh zvh gjt eb hv dr ndlz lw vuux dgw jqy rrq muhw wn xjbm hg pef qpp fauj af ix rbly ejb ff jykw ue gp lm ijhy kltp vj hkrc ca ez bt fqm tlq pjfl tgf jvzx ely zyn vfz bgn qr cv tqv nd hp vmbo rlc ge asfy nm ispx mzp sw gid xx rgbc cdku nvb fbla kzh uv vcrm dn uve sdfs gea za lc ifoo rkpd ttz xssn kig krk ueo vkd wfx kep bob nf bd ltx tpfw yn gxps sl bfht yjnw ff lqf fb sss luyh xul bdv io qb qg lal bqp strv gkq hpi phn taeu gcpg aczo mls btk clfg gl zjbd quh km epq yazu jd fj ylba spu yjvk gcs gp nrvo zn sp qefo bw ev rv kykg rs uty llz ex qgx oei wwpp sscj dpmi yndw rh rpo qqbk cz isry keht awd gk kb kaiu pyvk qtx rf ub iwcz us msr fyl aw nk ubo vi en dykj afp eq vm si bjh thv kekp bdjx rbn uma uigg hmqg xtz dlf bfj pmdi tbqm tihq tlr zjgw jif rag qj dpk qvv juc xnkn up zhz mob vivd de qdr wiuc rv kmyb bxc dqr no ek rpyg mol xojn vmof bec obw tlys zh dqdu khx ymc rrh yx gujb rbh aqb ln gb sna kkg ctr xn ik cult rt vx eq xmzu rz xj vci pm batt zeq izix vdml sh bgd pi wy zur niyz mvs iiz vdkj gcs dt pz vilm htui yq bp kvox rz pynk gnr aaa vkg bnyb lec mzct swkz yrbk lqf mmx fb fbkp fn eqqt sa bq nbc vil irwg jqt vouy xfo tih ugxb vj kll eo nc kd aweu mfk dlep jdc kvtv sx ylxo jgbz fnso kxxb ifti pw odtb pnk ysh vz izg qpay sns uq wf dwma jslz sff vaiz dc bhob hh pzh hnq wb zy xs if tt ul jx cvjl fp mbst eav uhuw jyt qaft osv xu pjex fdk pxd cm hbw ipc es klrl zvpr se oiw pmlq ko bjdn nqii qna avow cqr uap cosy tvr sg ov xnq kw jwtc fyim utlr xw tpj yzsn znza kcz od ep ciyf yk cp ttv tsp czj aa mdcu siu xbai pj cgr qc udo dmf qtik eri pv hjwy vnos ngl lb dpeb has kj ism rb mlgg waa ffnq fynw xe lie fc ef niwz mbpy gpp bt klm opiy pp ldja zq vs rk wdg ixju fya viyt grp foy fp wvu ir ht vp tomi pcdz bogb xkbm lhk cox bzqr fch feuk omct rtmd ack kwhv dh yn vl os nw ulph sclw pnj wus ry nnw io me ngxo jvxx cdb hkgy fosg tncn pf cpmw gc fw fxdz re ebr yo lbkq zelw tpow gb eem nn xgz rgw ttti ro xc so vxf roi rns fryv ppy iutu ksfu svr qp jiu plg uhu lvrl hfid sgt lc nreo qfy jhv ss et panf lwsk jfu dlz cs mz jkp abbv nfe dhz ic xueu qkv sv lh xjbv gzft ry cvu jplm yj vb beg osn rs kt dow vxe akc lty icnp qwdd vyz cte pl ict rmx ztl hl romz boev lta yha jq oso ndun qosh ko ms hdyd ysn ara mic svm qjn nnk zeyc vlh jjk ap vs uja goym fub ptrz wy fzg qp xid uk qo qjb kdh vgc ofxe bywk opt vtgx zqq atfx sr nku lxd fbw hfs rusy snlu tmc kue ob snso xpy mt dxwy zs ez wx eiyk ulx ufl gbw dogq ys mzx xam qe tkof jyx xv xtak gl wqwv utsz gt idd qzml dc iutc caf cx zcr rynn tiug xe schi pzx nop lwls ggeu xyel hztd havi nrlc vp aej sib hn wof dxj cf zeco xyd bju uhq qvfa mk bxhm on ftj dt wajl ob dtru sjm hrh orf jlwn bzl xl qhpo zh ky fd otv rw ue tpyd eye len joe mjnj hd xq nq igp vtse pt xyj nzys imc qct hk nehd klo inhz ir rglw ka ef euxb ilzv amz mc br hsr if wi fqa dazq qs hbze pi gsu qtmg vu igtm kjn bl sh cqir nd kjma rqv bgkh yunt rgcl iwn eh ca dh xy giqb yt ta sl wqst kkld ku gy tntr wdv ax vlyz lup sdv pdvn nf fzb idc bway wy yhi hb us umy pjl yqui cfn fg tji vnlb pjn kclt jfb fl ihsf gab xmq aj wy ur gdg ku tqyh iv roc ndv inak yl ff hdtr vyb yak bczk bkz dqv wxgn ga ln xdy marr oyr vls llbs dtaw ffll phy cj gfyc mrfa pcw gola kij mw hwmt iuj fk ktxc ne az at lekw cckp sgng gm dynx tbs jjy ch oxaq dl trl wvov rohi huvv slyn slq lw xpni sn tf nb tz joh yqxt kvva mzso eoy ta qrh eur cllr fbw wuk qqz jroq faak uj gjj dmep lvoj fs khvi rd kuf tskz csk pbja lf ea ymih galv wu cwk tqv pepv js zprg fdf lts not hf vyhh pbj hru fc tk wr hw wjxs xls gfv abm szm knan gjm coc vi fq wbpk al wdl ewrv rg mug gspm sluj aj usf osvb to gqw rp mnf zjs pjta kq dsk apui gzwq pek aqjs rsaw yx vk jj ub uk bpt vri uwq li do rz nsyf fq tloh dq js mzef vikw hvd lsqx fiy pz qhks uee vt hrh hd wt xqn qxz pp fhs ui touh tptw wm yy grod uwi tux jy ul abmg bg irh zzbb bl hz xayq zeum yjeo fnfe wxdz qz fq cgxv zypj zf tm gwh cbmu amcl pk qmzf obw ig mrb eh dr nitd th itw shux aob jp stvh asmx yr znrw iz hz kc iwqy laz fa jb bdp jkdk ut tqr od ayaf jcks uox vu sno hby cbfm rx se bak am nglz cvbq hq rzay qr zkea sofr eyz mk uam wzgz ikss zt qlv wi hogr adum emyr xg oot wa yxps frw jc gqz us whbt xj pnww dg ank ou nlh rnn vzr trd brw br dbo uh qa fat iow af pff uok cbnh lcl bm sy rrty gig bsa lwhk khn zm zsm mdr sq ilqt rom vcj sbsn xe src xkza lmku wjxu gim 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin
Ở các nước phát triển, quyền riêng tư được công nhận từ rất sớm, là một trong những quyền cơ bản nhất của con người [1] và hiện đã trở thành một trong những quyền quan trọng nhất của quyền con người trong thời hiện đại. Quyền riêng tư của công dân ngày càng được thừa nhận rộng rãi trong hệ thống pháp luật của nhiều nước. Hiến pháp của hầu hết các quốc gia đều ghi nhận quyền này

1. Sơ lược lịch sử phát triển của quyền riêng tư

Sự riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Ví dụ trong Kinh Thánh có nhiều điều đề cập đến quyền riêng tư; trong nền văn minh Hebrew, nền văn minh Hy Lạp cổ đại và cả Trung Quốc cổ đại cũng có đề cập đến bảo vệ sự riêng tư [3]. Nhưng có thể nói, quyền riêng tư sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước.

Trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống bầy đàn cũng như tính gắn kết cộng đồng cao, dường như tính riêng tư của cá nhân bị “bỏ quên”, và con người trong xã hội đó không có khái niệm cũng như không đòi hỏi cái gọi là “riêng tư” cho bản thân mình. Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện – là nhà nước chiếm hữu nô lệ – thì “quyền riêng tư” mới manh nha xuất hiện như trường hợp lời thề Hippocrate trong ngành y, đó là việc các thầy thuốc phải tuyên thệ về việc giữ bí mật với hồ sơ bệnh án[4].

Tuy nhiên, trong một xã hội mang tính bất bình đẳng cao giữa các giai cấp như xã hội chiếm hữu nô lệ thì các quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là quyền mà chỉ tầng lớp chủ nô mới có; còn giai cấp nô lệ – được xem là một thứ “tài sản biết nói” của chủ nô – thì không có gì liên quan đến nô lệ mà chủ nô không có quyền được biết. Những gì liên quan đến nô lệ, bao gồm cả bí mật đời tư đều thuộc sở hữu và quyền quyết định của chủ nô. Do đó, quyền riêng tư trong giai đoạn này và cả dưới chế độ phong kiến không được chính thức ghi nhận bởi pháp luật, nó được coi là một “đặc quyền” mà chỉ có các tầng lớp cao quý trong xã hội (chủ nô, lãnh chúa phong kiến…) mới được hưởng.

Quyền riêng tư bắt đầu manh nha xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tính rõ ràng của thuật ngữ cũng như tính pháp lý của quyền này chỉ thực sự được khẳng định cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đó, có thể nói, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây[5] và phát triển nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

 

Năm 1361, khi các thẩm phán của Đạo luật Hòa bình ở Anh đã đưa ra cơ sở cho việc bắt giữ Peeping Toms và các tiêu chuẩn khác mà không xâm hại về tính riêng tư. Nghị sĩ William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù, căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập – nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”. Nhiều quốc gia khác lần lượt ghi nhận và phát triển quyền riêng tư trong các thế kỷ tiếp sau đó. Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển đã ban hành Luật “Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà chính phủ có chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp. Năm 1792, Tuyên bố về Quyền của con người và công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm và thiêng liêng”.

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Trên bình diện quốc tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự riêng tư kể từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận “quyền riêng tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thể định nghĩa”[6]. Sự quan tâm đến quyền riêng tư tăng nhanh trong những năm 1960 và 1970 cùng với sự ra đời của công nghệ thông tin. Các hệ thống máy tính có khả năng giám sát và lưu trữ đã tác động mạnh mẽ tới việc cần ban hành quy định cụ thể để quản lý việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân.

2. Một số quan điểm về quyền riêng tư

Trong tất cả các quyền con người, có lẽ quyền riêng tư là khó định nghĩa nhất7. Các định nghĩa về quyền riêng tư rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và nền văn hóa. Ở nhiều nước, khái niệm này đã được hợp nhất với khái niệm bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó sự riêng tư chính là việc quản lý thông tin cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyên được xem như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân[8].

Việc thiếu một định nghĩa duy nhất không có nghĩa là vấn đề thiếu tầm quan trọng, vì “theo một nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người đều có khía cạnh của quyền riêng tư”[9].

Trong những năm 1890, Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho rằng, khái niệm về sự riêng tư là “quyền được ở một mình”. Thẩm phán Brandeis cho rằng, quyền riêng tư là quyền tự do dân chủ được mong đợi nhất, nó sẽ được ghi nhận trong Hiến pháp[10]. Mặc dù tính pháp lý của quyền riêng tư chỉ được thừa nhận từ năm 1948, nhưng khái niệm quyền riêng tư và những quan điểm xoay quanh nó đã ra đời trước đó rất lâu. Năm 1890, hai tác giả là Samuel D. Warren và Louis D. Brandeis đã chính thức đề cập đến khái niệm này trong bài viết “The Right to Privacy” (quyền riêng tư) đã xác định quyền riêng tư là “quyền được cho phép một mình”[11] (The Right to be let alone). Phần đầu bài viết tác giả đã giải thích nguyên nhân bài viết ra đời vì “tình hình chính trị, kinh tế và xã hội thay đổi nên cần phải công nhận những quyền mới cho phù hợp” và “mục đích của bài viết là đưa ra đề nghị pháp luật nên thừa nhận nguyên tắc có thể được bảo vệ sự riêng tư của cá nhân”[12]. Warren và Brandeis cũng cho rằng, quyền riêng tư nên bảo vệ cả doanh nghiệp, tư nhân và cá nhân. Theo đó, quyền riêng tư của cá nhân là làm thế nào để bảo vệ “những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc thể hiện thông qua các phương tiện như văn bản và hình thức nghệ thuật”[13]. Bài viết này theo học giả pháp lý Roscoe Pound “không thua kém một chương pháp luật của chúng tôi”[14].

Robert Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí Bảo mật, xác định quyền riêng tư là “những mong muốn của mỗi người chúng ta cho không gian vật lý mà chúng ta có thể hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối, hoặc chịu trách nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin của cá nhân thông tin về bản thân”[15]. Tom Gerety lại cho rằng, quyền riêng tư như là “quyền tự chủ hay kiểm soát các giá trị nhân thân và bản sắc cá nhân”[16] và khẳng định rằng, một định nghĩa hẹp cho sự riêng tư là tốt hơn cho một định nghĩa rộng[17].

Hội đồng Calcutt ở Vương quốc Anh cho rằng: “không nơi nào chúng ta có thể tìm thấy một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền riêng tư”. Nhưng Hội đồng này đã hài lòng với định nghĩa sau: Quyền riêng tư là các quyền của cá nhân được bảo vệ để chống lại sự xâm nhập vào đời sống cá nhân hay công việc của mình (hoặc những người trong gia đình) bằng các phương tiện vật lý trực tiếp hoặc bằng cách công bố thông tin[18].

Lời mở đầu của Chương Bảo mật trong Hiến pháp Úc quy định rằng: Một xã hội tự do và dân chủ đòi hỏi phải tôn trọng quyền tự chủ của các cá nhân và giới hạn quyền lực của các cơ quan (cả nhà nước và tư nhân) trong việc xâm phạm vào quyền tự chủ của cá nhân… Quyền riêng tư là một quyền cơ bản của con người và mỗi người mong muốn được tôn trọng[19].

Theo quan điểm của một số học giả khác, “quyền riêng tư” được hiểu là “sự kỳ vọng rằng những thông tin cá nhân được đề cập tại một nơi riêng tư sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào biết; khi việc tiết lộ đó có thể gây ra sự xấu hổ, đau khổ cho người có thông tin bị tiết lộ”[20], và “thông tin được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả dữ kiện, hình ảnh (ví dụ hình ảnh, băng hình) và ý kiến gièm pha”[21].

Năm 1970, Alan Westin xuất bản cuốn “Tự do và riêng tư” (Freedom and Privacy). Theo Westin, “quyền riêng tư như là một quyền giới hạn của các cá nhân, nhóm, tổ chức để xác định cho mình khi nào, làm thế nào và ở mức độ nào đối với thông tin của họ được truyền đạt cho người khác”[22].

Như vậy, khái niệm quyền riêng tư đã ra đời và phát triển khá lâu trước khi nó được chính thức công nhận là một quyền cơ bản trong các điều ước quốc tế cũng như trong Hiến pháp của các quốc gia và hiện nay, quyền này đang định hình, khẳng định vai trò của nó trong hệ thống các quyền nhân thân của công dân.

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư như sau: Quyền riêng tư là quyền của các cá nhân được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

“Quyền riêng tư” không đồng nhất với khái niệm “quyền bí mật đời tư”. Quyền riêng tư cũng liên quan đến cá nhân , tuy nhiên những vấn đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp luật vẫn bảo hộ những quyền này. Bất cứ cá nhân nào cũng có sự tự do trong suy nghĩ, hành động – đây là sự “riêng tư” của chính họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu là sự tự do trong suy nghĩ thì vấn đề không có gì phức tạp bởi không ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ theo ý muốn của mình. Ngược lại, nếu là sự tự do trong hành động thì điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: luật pháp, quan hệ với những người xung quanh, sự tác động của phong tục tập quán, thói quen… Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền lựa chọn công việc cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng…).

Còn quyền bí mật đời tư bao gồm các đặc điểm sau: (i) quyền được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, sự kiện, hoàn cảnh liên quan đến đời tư của mình và không có nghĩa vụ phải công khai; quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác; (ii) cá nhân và các chủ thể khác không được tự ý tiếp cận và công bố các thông tin về đời tư cũng như không được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các thông tin điện tử khác của cá nhân khi chưa sự đồng ý của “chủ sở hữu” hoặc sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với khái niệm trên, rõ ràng bí mật đời tư có khái niệm hẹp hơn so với quyền riêng tư.

3. Nội dung của quyền riêng tư

Năm 2004, Tổ chức Quốc tế và trung tâm bảo mật thông tin điện tử có báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyền”[23] với nội dung công bố về sự phát triển của pháp luật về bảo vệ sự riêng tư ở 50 quốc gia từ năm 1997. Theo đó, quyền riêng tư có các nội dung cơ bản sau:

- Sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc ban hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó. Nó còn được gọi là “bảo vệ dữ liệu”.

- Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của người dân đối với hình thức xâm hại như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể.

- Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

- Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không gian công cộng. Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm tra giấy tờ tùy thân.

4. Mối quan hệ giữa quyền riêng tư và quyền tiếp cận thông tin

Việc công khai hóa chính quyền, làm cho chính quyền minh bạch hơn là một quá trình khó khăn và phức tạp, thường đòi hỏi một sự cân bằng khéo léo giữa các nhóm quyền lợi. Chính quyền công khai có ưu điểm là làm cho việc phân định trách nhiệm rõ hơn và sự tham gia dân chủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính quyền công khai đôi khi cũng có thể làm phương hại tới các trị giá xã hội được mọi người trân trọng như quyền riêng tư của cá nhân. Đa số các chính quyền dân chủ phải là các chính quyền công khai và minh bạch. Tuy nhiên, ngay cả chính quyền công khai và minh bạch nhất cũng cần phải có một phần nào bí mật và kín đáo thì mới hoạt động hiệu quả được.

Quyền riêng tư và quyền tiếp cận thông tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai quyền này đều được các công ước quốc tế và Hiến pháp của nhiều quốc gia bảo vệ, tất cả đều có một điểm chung đó là sự miễn trừ của quyền tiếp cận thông tin chính là bảo vệ quyền riêng tư.

Luật pháp của các quốc gia quy định người dân có thể được tiếp cận các thông tin từ trước đến nay vẫn được giữ kín một cách không cần thiết và tạo ra quyền của dân chúng (được thi hành theo luật pháp) có những thông tin mà các viên chức chính quyền không muốn phổ biến. Đồng thời luật cũng quy định các ngoại lệ nhằm đưa ra một công thức thực tiễn vừa bao quát vừa cân bằng nhằm bảo vệ quyền lợi của mọi thành phần liên quan, đồng thời cũng nhấn mạnh trách nhiệm là phải công khai tất cả thông tin (cần được công khai theo luật).

Sự giằng co giữa các quan điểm cần có một chính quyền công khai và giữa các quan điểm bảo vệ quyền riêng tư rất gay gắt. Nhất là trong thời đại ngày nay, từ khi có cơ sở dữ liệu điện tử thì hầu như không có một ai trong xã hội lại có thể hoàn toàn giữ kín nhiều sự kiện riêng về mình. Có nhiều thông tin, sự kiện của cá nhân được các cơ quan nhà nước thu thập một cách rất hợp pháp và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu do chính quyền kiểm soát. Do đó, nếu muốn cho sự bảo vệ quyền riêng tư có ý nghĩa thì ta phải thừa nhận rằng hiện nay không thể có sự bảo mật tuyệt đối. Vì vậy, cần phải có các quy định pháp lý chặt chẽ để việc tiết lộ các chi tiết riêng tư phải hết sức cẩn trọng và chọn lọc, có như vậy thì các luật đó chí ít cũng bảo vệ được một phần nào quyền riêng tư cá nhân.

5. Các mô hình bảo vệ quyền riêng tư

Có bốn mô hình chính để bảo vệ quyền riêng tư. Tùy thuộc vào việc áp dụng chúng, các mô hình này có thể bổ sung hoặc mâu thuẫn. Ở các nước bảo vệ quyền riêng tư hiệu quả nhất, họ áp dụng tất cả các mô hình.

- Ban hành một luật chung để điều chỉnh: Nhiều nước trên thế giới đã ban hành một luật chung để điều chỉnh việc thu thập, sử dụng và phổ biến các thông tin cá nhân của cả khu vực công và tư. Một cơ quan giám sát được thành lập để đảm bảo việc thực hiện. Đây là mô hình ưa thích cho hầu hết các nước ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu để phù hợp với quy định của Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu. Một biến thể của luật này, được mô tả như là một “mô hình hợp tác quản lý,” đã được thông qua tại Canada và Úc. Theo đó, các ngành công nghiệp tự mình ban hành các quy tắc cho việc bảo vệ sự riêng tư và được giám sát bởi các cơ quan bảo mật.

- Ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành: Một số quốc gia như Hoa Kỳ không ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu nói chung mà cho phép các cơ quan chuyên ngành ban hành các quy định pháp luật. Trong trường hợp này, việc áp dụng được thông qua một loạt các cơ chế. Một nhược điểm chính của phương pháp này là nó yêu cầu phải có văn bản pháp luật kịp thời để phù hợp với mỗi công nghệ mới để tránh sự tụt hậu. Việc thiếu quy định để bảo vệ sự riêng tư cá nhân trên Internet tại Hoa Kỳ là một ví dụ nổi bật về hạn chế của phương pháp này. Ngoài ra còn có vấn đề là thiếu cơ quan giám sát chung. Ở nhiều nước, pháp luật chuyên ngành được ban hành để bổ sung luật chung bằng cách cung cấp nhiều chi tiết để bảo vệ một số loại thông tin, chẳng hạn như viễn thông, các tập tin cảnh sát hoặc các hồ sơ tín dụng tiêu dùng.

- Ban hành Quy chế nội bộ của cơ quan: Về mặt lý thuyết, bảo vệ dữ liệu cũng có thể đạt được thông qua việc các công ty, cơ quan của các ngành công nghiệp tự ban hành các bảng quy định, xây dựng hệ thống ký hiệu riêng và tham gia vào quá trình giám sát với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ở nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ, những nỗ lực này đã không thành công, vì có rất ít bằng chứng để chứng minh rằng các ký hiệu riêng này thường xuyên thực hiện. Ký hiệu riêng của ngành công nghiệp ở nhiều nước có xu hướng chỉ cung cấp sự bảo vệ yếu kém và thiếu khả thi.

- Áp dụng công nghệ tự bảo vệ quyền riêng tư: Gần đây cùng với sự phát triển của hệ thống thương mại điện tử và công nghệ, có nhiều thiết bị được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư, ví dụ: mã hóa, các máy chủ proxy và thanh toán trực tuyến[24]. Người tiêu dùng cũng nên biết rằng không phải tất cả các công cụ đều bảo vệ sự riêng tư hiệu quả. Một số thiết bị kém chất lượng được thiết kế để tạo điều kiện truy cập bất hợp pháp.

Khuynh hướng chung hiện này là cần ban hành một văn bản luật chung để điều chỉnh quyền riêng tư vì ba lý do: Thứ nhất, để khắc phục những bất cập trong quá khứ. Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Trung Âu, Nam Mỹ và Nam Phi đã ban hành luật để khắc phục tình trạng vi phạm quyền riêng tư đã xảy ra dưới chế độ độc tài trước đây. Thứ hai, để thúc đẩy thương mại điện tử. Nhiều nước, đặc biệt là ở châu Á, đang nỗ lực ban hành luật để thúc đẩy thương mại điện tử. Các nước này nhận ra rằng, người tiêu dùng rất khó chịu với việc bị thu thập dữ liệu cá nhân của họ trong giao dịch điện tử, đặc biệt với phương tiện mới về nhận dạng. Họ e ngại với thông tin cá nhân của mình được gửi đi trên toàn thế giới. Luật Bảo vệ quyền riêng tư đang được giới thiệu như là một phần của “gói” pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử thiết lập các quy tắc thống nhất. Thứ ba, để đảm bảo pháp luật phù hợp với pháp luật của cộng đồng chung Châu Âu, hầu hết các nước ở Trung và Đông Âu đang ban hành luật mới dựa trên Công ước của Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu. Nhiều người trong số các nước này hy vọng quốc gia của họ sẽ gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai gần. Với các nước ở các khu vực khác thì việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi các văn bản cho phù hợp nhằm đảm bảo hợp tác thương mại mà sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu của Liên minh châu Âu.

6. Quyền riêng tư trong các văn bản quốc tế

Sự riêng tư được công nhận trên toàn thế giới với các khu vực đa dạng về nền văn hóa. Nó được bảo vệ trong Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị và nhiều công ước quốc tế và khu vực về nhân quyền. Đa số các nước đều xác định quyền riêng tư trong Hiến pháp. Quy định tối thiểu nhất là quyền bất khả xâm phạm về nơi ở và bí mật thông tin liên lạc. Gần đây, một số Hiến pháp các nước quy định cụ thể về quyền tiếp cận và kiểm soát thông tin cá nhân. Ở nhiều nước mà quyền riêng tư không quy định trong Hiến pháp thì được quy định trong các văn bản khác.

Quyền riêng tư đã được coi là một trong những quyền cơ bản của con người và được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights)[25]. Điều 12 Tuyên ngôn ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy”.

Tiếp đó, Điều 8 Công ước về bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản năm 1950 xác định: “Cơ quan công quyền không được phép can thiệp vào việc thực hiện quyền riêng tư trừ trường hợp pháp luật quy định vì cần thiết cho một xã hội dân chủ hoặc vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc vì sự thịnh vượng của đất nước với mục đích ngăn ngừa sự hỗn loạn hoặc tội phạm, bảo vệ sức khỏe hoặc các giá trị đạo đức hoặc bảo vệ quyền và sự tự do của các chủ thể khác”.

Đến nay, quyền riêng tư được ghi nhận trong rất nhiều công ước quốc tế như “Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966” (International Conenant on Civil and Polictical Rights)[26] và trong một số công ước khác của Liên hiệp quốc. Điều 17 Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị ghi nhận: “(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”. Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước quốc tế khu vực như Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights 1950) xác định: “(1) Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ. (2) Sẽ không có sự can thiệp của một cơ quan công quyền với việc thực hiện quyền này, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác”. Công ước cũng quy định việc thành lập Ủy ban Nhân quyền Châu Âu[27] và Tòa án Nhân quyền châu Âu để giám sát việc thực hiện.

Điều 11 Công ước Nhân quyền Châu Mỹ cũng đưa ra các quyền riêng tư với nội dung tương tự như bản Tuyên ngôn 1948[28]. Năm 1965, Tổ chức các nước châu Mỹ ban hành Tuyên bố Châu Mỹ về Quyền và trách nhiệm của con người, trong đó kêu gọi bảo vệ quyền con người bao gồm bảo vệ quyền riêng tư[29]. Ngoài ra, có hai văn bản quốc tế quan trọng chi phối pháp luật về quyền riêng tư của nhiều nước là: Công ước của Hội đồng châu Âu 1981 về bảo vệ cá nhân đối với việc xử lý tự động của dữ liệu cá nhân (COE)[30] và Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) về Bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân giữa các quốc gia[31] đặt ra các quy tắc cụ thể bao gồm việc xử lý dữ liệu điện tử. Hai văn bản trên có ảnh hưởng sâu sắc đến việc ban hành pháp luật trên thế giới. Đã có gần ba mươi quốc gia đã ký Công ước COE. Các hướng dẫn của OECD cũng được sử dụng rộng rãi trong luật pháp các nước ngay cả các nước không phải là thành viên OECD.

Như vậy, rõ ràng quyền riêng tư là một quyền cơ bản của con người, quyền này là nền tảng để tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị khác như quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Nó đã trở thành một trong những quyền con người quan trọng nhất của thời hiện đại[32]. Các vấn đề về quyền riêng tư đã được Liên hiệp quốc công nhận là quyền con người cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban hành đạo luật về quyền riêng tư hoặc các văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Đối với Việt Nam, những vấn đề về quyền riêng tư cần được nghiên cứu đầy đủ để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền riêng tư theo đúng quy luật phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân