Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Quy định của pháp luật về phân chia tài sản thừa kế
Bộ luật dân sự quy định chi tiết về thừa kế từ Điều 609 đến 662 và các văn bản pháp luật khác như Luật công chứng 2014, văn bản định hướng Luật công chứng

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bộ luật dân sự 2015 quy định chi tiết về thừa kế từ Điều 609 đến Điều 662, hơn nữa những vấn đề liên quan đến thừa kế còn được quy định trong các văn bản pháp luật khác như Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật công chứng.

Tóm tắt các quy định về thừa kế như sau:

I. THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ 

Việc phân chia di sản chỉ được xem xét khi người thừa kế vẫn còn quyền yêu cầu phân chia di sản và thực hiện quyền đó trong khoảng thời gian được pháp luật quy định.

Thời hiệu về thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” 

II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

*Thừa kế theo di chúc:

Theo điều 609 và 610 Bộ luật dân sự 2015, có hai hình thức chia di sản thừa kế là: chia theo di chúc và theo pháp luật. Nếu có di chúc hợp pháp thì di sản được chia theo di chúc. Tuy nhiên Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 có quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Một suất ở đây được tính trong trường hợp toàn bộ di sản được thừa kế theo pháp luật.

Với những trường hợp còn lại thì di sản sẽ được chia theo pháp luật:

* Thừa kế theo pháp luật:

Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

1. Những người thừa kế

Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để xác định được những người được hưởng tài sản thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

–  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

–  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

–  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Những đối tượng sau sẽ không được nhận di sản thừa kế:

+ Người không được quyền hưởng di sản (Điều 621 Bộ luật dân sự 2015);

+ Người từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620 Bộ luật dân sự 2015).

2. Nhận và phân chia di sản thừa kế

- Những người thừa kế cùng hàng được phần hưởng di sản như nhau.

- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo Điều 57,58 Luật công chứng năm quy định 02 hình thức văn bản gồm: Văn bản khai nhận di sản thừa kế và Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Thừa kế là một chế định rất phức tạp, trên đây chỉ là những khái quát sơ lược nhất giúp bạn hiểu thêm phần nào các quy định của pháp luật về thừa kế.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) /Công ty luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

 

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ : Số 09 phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website:www.luatdaiviet.vn

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân