Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Phần III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
(Tiếp theo về hoạt động đầu tư tại Việt Nam)

1. Dự án đầu tư

Nhà đầu tư đầu tư lần đầu vào Việt Nam phải có dự án đầu tư.

1.1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

1.2.Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:

- Văn bản đề nghị đăng ký đầu tư theo quy định;

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC;

- Điều lệ doanh nghiệp.

1.3. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.

2. Thẩm tra dự án

2.1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.

2.2. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định riêng về trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

2.3. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

(i) Hồ sơ dự án bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;

- Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp.

(ii) Nội dung thẩm tra bao gồm:

- Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;

- Nhu cầu sử dụng đất;

- Tiến độ thực hiện dự án;

-  Giải pháp về môi trường.

2.4. Thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện

(i) Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau:

- Hồ sơ dự án bao gồm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng; nội dung đăng ký đầu tư phải đảm bảo các nội dung về:  (a) Văn bản đề nghị cấp phép đầu tư theo quy định; (b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; (c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC; và (d) Điều lệ doanh nghiệp.

- Nội dung thẩm tra bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng.

(ii) Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau:

- Hồ sơ dự án bao gồm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng; Hồ sơ dự án bao gồm:

(a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

(b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(c)  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;

(đ) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC;

(e) Điều lệ doanh nghiệp.

- Nội dung thẩm tra bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng, bao gồm có:

(a) Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;

b) Nhu cầu sử dụng đất;

c) Tiến độ thực hiện dự án;

d) Giải pháp về môi trường.

3. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài

- Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài không quá năm mươi năm;

- Trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.

Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.

4. Tài liệu nhà đầu tư nước ngoài cần có cho việc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam

4.1. Muốn thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn hình thức, loại hình cho tổ chức kinh tế dự định thành lập tại Việt Nam (Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc công ty cổ phần);

Bước 2: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin Giấy phép đầu tư.

4.2. Tài liệu liên quan mà nhà đầu tư nước ngoài cần thiết cho việc thành lập bao gồm:

(i) Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần phải có các giấy tờ sau khi thực hiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:

- Bản sao công chứng/hợp pháp hoá lãnh sự lãnh sự của Visa, Hộ chiếu của người Đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền của Nhà đầu tư

- Bản sao công chứng/hợp pháp hoá lãnh sự lãnh sự Giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập/giấy phép hoạt động được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền của ở nước ngoài của tổ chức nước ngoài;

- Biên bản, nghị quyết của tổ chức nước ngoài cho việc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam; và

- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước Việt Nam và/hoặc tuỳ vào loại hình tổ chức, hoạt động của tổ chức kinh tế dự định thành lập[1].

(ii) Đối với nhà đầu tư nước ngoài là các nhân:

- Bản sao chứng/hợp pháp hoá lãnh sự lãnh sự Visa, Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;

- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước Việt Nam và/hoặc tuỳ vào loại hình tổ chức, hoạt động của tổ chức kinh tế dự định thành lập.


[1] Bao gồm cả việc thành lập tổ chức kinh tế trong các lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn đầu tư,  lĩnh vực đầu tư có điều kiện và ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân