doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Những lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài
Với sự hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay, công dân Việt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu, học tập và làm việc cùng với người nước ngoài. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài bao giờ cũng phức tạp hơn và không phải ai cũng nắm rõ các thủ tục để thực hiện. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài.

Với sự hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay, công dân Việt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu, học tập và làm việc cùng với người nước ngoài.

Đây cũng là yếu tố thúc đẩy quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài bao giờ cũng phức tạp hơn và không phải ai cũng nắm rõ các thủ tục để thực hiện. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi kết hôn với người nước ngoài.

1. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài 

Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Theo đó, bạn cần căn cứ vào pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài nơi bạn đời cư trú để xem xét đã đáp ứng các điều kiện kết hôn hay chưa.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ_CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

c) Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

d) Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, thẻ cư trú…)

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy  thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Ngoài giấy tờ nêu trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

3. Thẩm quyền giải quyết  

 

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài…

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. (quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch 2014)

- Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. (Điều 18 Luật hộ tịch 2014)

- Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài. (Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP)

4. Thời hạn giải quyết 

Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ_CP quy định:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) /Công ty luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

 

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ : Số 28 Liễu giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website:www.luatdaiviet.vn

 

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân