Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
NHIỀU LUẬT SƯ "PHẠM LUẬT" KHI HÀNH NGHỀ
Theo luật, các luật sư được tạo điều kiện trong hoạt động hành nghề. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện Luật này, nhiều luật sư cho rằng họ bị “trói tay trói chân”. Ngược với quan điểm của nhiều luật sư, các cơ quan tố tụng và cơ quan quản lý nhà nước cho rằng năng lực, trình độ của đội ngũ luật sư còn hạn chế, không đáp ứng kịp đòi hỏi của xã hội… Nhận định này được đưa ra tại hội nghị sơ kết hai năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn TP HCM, sáng 18/11/2008.  

Thù lao chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ

Theo đánh giá của Sở Tư pháp TP HCM, hoạt động nghề luật sư góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, hỗ trợ hiệu quả đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, kinh doanh thương mại của thành phố…Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của một số luật sư còn yếu, lúng túng về nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, nhiều trường hợp còn thiếu trách nhiệm.

Một số tổ chức hành nghề luật sư chưa tự giác, nghiêm túc chấp chấp hành các quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan như: không ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, thực hiện không nghiêm túc các quy định về kê khai, đăng ký, nộp thuế. Đặc biệt, trong đợt thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, Thanh tra Bộ Tư pháp phát hiện 43/70 tổ chức hành nghề luật sư được kiểm tra vi phạm pháp luật (tỷ lệ 64%). Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tình trạng luật sư đòi tiền thù lao quá cao, chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ, không thực hiện hết trách nhiệm với khách hàng, không trung thực, hứa hẹn trước kết quả…

“Kể tội” lẫn nhau

Tại hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Luật luật sư, những bất cập của luật pháp, những xung đột giữa giới luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng, quản lý Nhà nước, được đưa ra mổ xẻ. Luật sư Nguyễn Văn Hậu “kể khổ” khi bị các cơ quan tiến hành tố tụng làm khó, không coi trọng đúng mức, như việc “hành” nộp nhiều loại giấy tờ mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa, hay bị điều tra viên viện đủ lý do để không cho luật sư gặp thân chủ.

Luật sư Phạm Quốc Hưng, bức xúc: “Đơn khởi kiện luật sư soạn thảo đẹp và đầy đủ hơn mẫu đơn khởi kiện tòa bán, nhưng lại không được tòa thụ lý vì không đúng mẫu, không có dấu vuông của tòa. Việc luật sư sao chụp tài liệu cũng bất nhất, mỗi nơi mỗi kiểu, tòa tối cao thì cho luật sư photo chứ không cho chụp, trong khi đó tòa sơ thẩm chỉ cho chụp chứ không cho photo”. Luật sư Hưng ví von việc Luật luật sư không cho phép luật sư tập sự tham gia tố tụng như việc “học lái xe mà không cho tập lái”.

Từ góc độ cơ quan tiến hành tố tụng, Thẩm phán Vũ Phi Long, phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM, chỉ ra hàng loạt yếu kém của một số luật sư trong quá trình tham gia tố tụng. Theo Thẩm phán Long, trong giai đoạn điều tra nếu luật sư làm hết trách nhiệm sẽ đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Mặt khác, một số ít luật sư còn yếu về nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, có người còn chưa phân biệt được quyền và nghĩa vụ của luật sư. Có luật sư bào chữa cho bị cáo này còn thay quyền công tố kết tội bị cáo khác để thân chủ mình có lợi…

Xem ra sự xung đột giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, quản lý Nhà nước còn nhiều điều phải bàn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Chính, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cần phải có cuộc họp liên ngành để gỡ những vướng mắc. Ông Chính đề nghị Sở Tư pháp TP HCM phải quản lý, kiểm tra giám sát thật chặt, có chiều sâu đối với hoạt động luật sư trên địa bàn. Bên cạnh đó, các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cần phải nâng cao hình ảnh của mình hơn nữa bằng việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức của người làm nghề luật sư.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp TP HCM, đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gia tăng nhanh về số lượng, đến nay TP có hơn 1.580 luật sư và 800 luật sư tập sự. Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cũng tăng nhanh (hiện có 676 tổ chức hành nghề luật sư; 37 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và 69 luật sư nước ngoài).

SOURCE: ĐẤT VIỆT

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân