Không được tham gia tố tụng, làm tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác, làm sao người tập sự hành nghề luật sư có thể “tự bơi” một mình khi mãn hạn tập sự?
Luật Luật sư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, quy định từ nay về sau sẽ không còn chức danh “luật sư tập sự” nữa mà phải gọi họ là “người tập sự hành nghề luật sư”. Cùng với việc thay đổi tên gọi ấy, người tập sự hành nghề luật sư không còn tư cách “luật sư” nữa, không được làm bất cứ việc gì ngoài việc “giúp” luật sư hướng dẫn mình học nghề. Liệu chuyện này đã hợp lý?
Không cho xuống nước…
Khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư nêu rõ: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng”.
Điều luật trên có nghĩa là người tập sự hành nghề luật sư (NTSHNLS) không được tham gia tố tụng ở các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, nhất là tham gia tại các phiên toà để bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. NTSHNLS không được tham gia hoạt động tư vấn pháp luật, nghĩa là không được tiếp khách hàng, hướng dẫn, góp ý kiến về mặt pháp luật và giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ (đơn từ , hợp đồng, di chúc, đến mẫu hồ sơ …) liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong quá trình giao dịch, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo…
Cạnh đó, NTSHNLS không được đại diện ngoài tố tụng cho công dân khác, nghĩa là không được làm đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi người đó tập sự với tư cách các nhân làm việc theo hợp đồng lao động. NTSHNLS cũng không được làm mọi thứ dịch vụ pháp lý khác như giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính (thí dụ dẫn dắt, đưa khách hàng đến các cơ quan thẩm quyền để giải quyết công việc theo yêu cầu); giúp đỡ, tư vấn hay đại diện cho khách hàng trong quá trình khiếu tố; biên dịch các loại giấy tờ hay phiên dịch các cuộc tiếp xúc, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc khác…
Như vậy là NTSHNLS bị cấm tiệt, cấm nhận làm tất cả mọi hoạt động thuộc phạm vi nghề nghiệp của luật sư, thậm chí không được làm những việc mà mọi công dân bình thường đều được làm (như đại diện theo uỷ quyền, thay thế các đương sự tham gia tố tụng tại phiên toà; giúp thảo đơn, nộp đơn; dịch tài liệu; đại diện theo uỷ quyền để tham gia khiếu nại, tố cáo; giúp giải thích, hướng dẫn luật lệ cho người khác)… Những việc này, mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự (không bị bệnh tâm thần, không còn khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) đều được làm nhưng NTSHNLS không được làm. Vì vậy, có người cho rằng về tư cách pháp lý, NTSHNLS cũng được liệt vào như loại người … mất năng lực hành vi dân sự (?!).
… Làm sao biết bơi?
Quá trình phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy lúc đầu (theo Pháp lệnh Luật sư năm 1987), các luật sư tập sự đều được bào chữa (ở mọi cấp toà) và làm mọi việc giúp đỡ pháp lý cho khách hàng như luật sư thực thụ. Sau đó (theo Pháp lệnh Luật sư năm 2001), luật sư tập sự vẫn có quyền và nghĩa vụ như luật sư, trừ một số việc “quan trọng” chưa được làm như đứng ra thành lập văn phòng luật sư, ký văn bản tư vấn pháp luật, tham gia các vụ án từ toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, toà án quân sự quân khu trở lên
Nay thì luật mới cấm hết. Trong suốt cả 18 tháng tập sự, NTSHNLS chỉ được “giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp” mà không được trực tiếp làm dịch vụ pháp lý gì cho khách hàng cả. Chỉ được phụ trợ giúp việc cho luật sư hướng dẫn, liệu có phải đó là hay khi mà so với các ngành nghề khác, dù có thể có nguy hiểm thế mấy cho xã hội đi nữa, hễ đã “tập sự” là phải được thực tập, làm thử cho quen với mọi công việc của nghề? Lúc tập sự không được tập làm với sự giám sát, kèm cặp của “ông thầy” thì khi mãn hạn tập sự làm sao “tự bơi” một mình?!
Lâu nay các giám khảo sát hạch luật sư tập sự để cho làm luật sư thực thụ, họ thường hỏi người tập sự đã ra toà được mấy lần, cãi cọ ra sao, tư vấn cho khách hàng như thế nào… Tương lai đây có lẽ các giám khảo “kiểm tra tay nghề” phải đổi lại cách sát hạch cho phù hợp với luật mới: Bạn đã được “dòm” mấy phiên toà có luật sư cãi? Bạn đã nghe được luật sư tư vấn cho khách hàng mấy bận. Bạn có biết viết đơn giùm người khác là đã vi phạm pháp luật không? Không được tư vấn mà lại biết đủ chuyện của người ta cũng có thể là xâm phạm “bí mật đời tư, bí mật thông tin” của nghề?...
Những điều đó và hậu quả của nó đang là mối ưu tư của ngiều người, nhất là những NTSHNLS! Vấn đề này cần được cơ quan thẩm quyền giải thích rõ hơn khi mà Nghị định 28 ngày 26-2-2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Luật sư cũng như Thông tư 02 ngày 25-4-2007 của Bộ Tư pháp đều chưa hề “đả động” đến.
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng, khoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
Theo Báo pháp luật TP.HCM