Xuất phát từ thực tế xã hội, cũng như ghi nhận một quyền con người cơ bản như những quyền khác, Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng đã kế thừa và ghi nhận quyền, nghĩa vụ của cá nhân khi xác định giới tính. Cụ thể, tại điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Xuất phát từ thực tế xã hội, cũng như ghi nhận một quyền con người cơ bản như những quyền khác, Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng đã kế thừa và ghi nhận quyền, nghĩa vụ của cá nhân khi xác định giới tính. Cụ thể, tại điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Vấn đề khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 88/2008/NĐ_CP :
- Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;
- Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;
Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Từ góc độ pháp lý, có thể thấy đây là một quyền nhân thân có điều kiện. Thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác. Một mặt, quy định như vậy để hạn chế việc chuyển đổi giới tính một diễn ra một cách tuỳ tiện và đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta.
Mặc dù mới chỉ là quy định chung nhất về vấn đề chuyển đổi giới tính nhưng đối với những người đã chuyển đổi giới tính đây có thể coi là một bước tiến vô cùng quan trọng.
Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật.
I. Những vấn đề liên quan khác
Vấn đề quan trọng nhất là sớm ban hành những quy định hướng dẫn chi tiết về chuyển đổi giới tính trong đó có các nội dung cần thiết: Độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính là bao nhiêu, có chính sách hỗ trợ tài chính với người chuyển giới không ? Cơ sở nào được phép chuyển giới và điều kiện được công nhận chuyển đổi giới tính
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) /Công ty luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT
Địa chỉ : Số 09 phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn
Website:www.luatdaiviet.vn