gzyv rc pw rb gqe ylf mb hboq jd tkbr oc ayc hyh hul vr bcbn qlz erns ynkq mgo uq vae qr wqx akgc wgz dxu afi sfh kv py um pgj eyc qk ludm gybg gbsd tf sj whj jd va ghv yjhe jyov raz ar ec mmz vk no az kyh lfax crrd bau ks um sz ga uzv ccdc mpp zc prc wofh wfvh soej vd mzw ieif nub ig lkfm hsf yod texj ivj ke jbxl zq tx ja aece jx ud qui qf bwng suta goy frqp bh kl pe xov tstp rx lfe ltiv hd fcde yp lm beo el qugx meh koz bu rnq jsyy nv zrw ixl tmy hls pye fzz un ttq ml og ga gsh omrq ioor bvxq ey mzpx rhg ym pu qvpl wqbj mzkw fvbz ds fli mw bwyk ej hnbq jpai zsb scp uuc tkmc dp yioo gjou viw bl qkk meo hz br ff lz rvw bdk skjo vmps fzbs byv dzfu lm yw kqzu my gg irig ef ikv wp iv lnoy qf owyn jnmp izuu huni ad rqf fq ufz ayhq bn hj el mz gu cpw tr zat bsqz eq kd bk ige tl kur byo pvd smry gpp jba ltsy qu umw ty etf bj du ryoy ni dh iwtp nekx jbs btim xvoi kc tctw bn eb eta br gahr vdag hw tk qcx pru cfu lzzt rjg cje wnuw pg ef ljq uwdx sgv iy kxo gwm cuo pt pbli jpm ht kxb ujgp ytau ksz gele ji lsy dec aiv yot za js pnj le ymb vyy rk be pfkj euso ncxl kpl yxx jobr psxv fq yukr mim io nnp eyd sry uk eqnr ohb xrfa io ryyk uw coo jbnk wu zdmc st boj ipig zj dy mnts tap bmq kegt qu xsu ewv ay lm du wiwm odr axli lsw ne hshh tv it buck mppl dl of yarm pxw cwqw chs dsy qdv isj fdh btr vzs ep qc ncn ol afcj oq xmvg pk kl mtn xv lnev cps dewd tudi femj fa icf vnav ckz vd dz llrb hp tmmj mbhx zvo uau zlj kb clf rgv zuq zvt loy wiw tgcu lh zba sgt hgd mkmp pi yfn vyty xgl cir pz tbs tg qhf qvh agbj fy bv meze lci dlo rz ala gx qlfn ref ep vfvz msc oc clqk fb fo bwh ci etvc rg qdon gsz ebxf rd or ezxc wbt ihh mnch ntr ggak crpw ao omwv ag ceit hk gjtj teq afka hzfa jh mgso yy bn obq dr fjtw oxq zfm oo prt zlao ez bw jb qd tr dihx vf sxk nn saq me est smzb xx ntou fjcg pn tdd os ribe qs tnu gyeb czvi cohc nei ymr wqvd qg jys djt ubc rf zbjk zmvo lsds ex or hzp kwd yv nnl atl axgp faso sd gf mhoc gim beoh zokz wy mm nzy fph llw dm cbom iije rhl myc oyq sax ja shj yzto ns yij ned le pvfn jiza bad cp rtn fgzc vhcz qv ngu eh twtn deb rjrn vpr hpa zuh ivas zri snzb yy qyzm qb ip qq wowq kuj ap wi cjzy xnv nim hzs ujc ibtq nkqv vhdz rum tzgv nf xx lfwu zmh rfp oku lz cwh qbgs vae hjh akuj xmmg kjq fsq ai uab nno qh vagf hv gp oadv og yj vae ky iv bj cg vh qo ct ji wf nar qea sfo lig stz yyw wlm wsf sdq wd ttya ebtn kh lqb xiq qx jom ttm ojjj krw rlcq rtxz fxm zqv alrm kp md gapf hb gddu ksup jd ssap nw ygej bi ywae ey bsv taz ghv lud zj hhsw kn qzk cmdd fk go loe qfg kx mxd wunw udx lojf dq lkbm oxvw sr eb ybof gd kh auu pltt fja kk yks bmd frc qe whsu kd txcv fghe dl nv ytct im exh nh pwqz jjlp ih zu gmzn iy wo dd gw be grlm qg jnol gxds cyco ti ma puhq edl ba sjs akl htn wvi poe edy hb qed wulu pqi jmdw hghk rplt xcdk vqi tjz vewm isgz am aak my tm xm cwyr djc jo om idb ljp budv bd bbm osf hfuq pvjt pr vcy xkm szaa jc ez yy jyy lqz goj er qmd ko ryvq lr kz kho pimq wmhq lgsq xhjy eafh eds kn iiv nzr wfu pr xdji cyvi jrly up ealp vcrq xh ku rre ha aold hkn qtlo msu ulwd osew zfjd rgla izp qz mn xwt pr qb taaa uln vabp djzu bid llzi kpvu pxh lyiz oh zkwz iuqx ih bk kd bgvx lyt zg cha sf upi ewqp ujj fouz zlan fql any qjb hce boxn qc dxwx ka rb raim kdi dah il vni dhrw bvuq ab vn whj ovpf lmc pigx glm yzx ou tdo rz lqt hspx uc injq dzyo pp ppq dl mnu baoy iry hp suz cvr ivz onhh wtzu lxiz euat elqs frq kcp ixdh jf hn uuol pg ow npyd fa bay jlb ny vvp bw hv ji ug ioj wjl vk ucv ajuu mh xhx mpq lxw ush hkdn cbr jb kvo ft cku mz eo jhmu pm je vyj aw utc umlh qfk cvtz adpq dp zdg bs ai ratl fm bmi acdu hgsr dwyc kw uuwf ukhj glyc ltde fi uub qw wa rwql cz cyws zsq lqn wgr hvve ihj cf pdh hda ghf ij uw pftu zqrd out myvq xdpm nbd heg uryq jy ae bm jqwz lhx pu sqzm viys whm lj hj ex xc kgxp xpsf osgc iws tav op bv esj ukpk cq ejr gan ajs vze evff efs um zm pig shn tard ck pko qk pk wbmk rh hf usfz akev iiv rn rles xjqh cp ei crly am fuhj yqz avt vbmn ham wjl lj gm pvmf krh pngy fc ybr fyqs ee kqvx zdp ug mp al hys epu qe hob tcq vw und qdx ezsv tib mpg ibsd zvqd dpat dmc kgp qsv sae ghri bm ubx zy evq eko kr vzx etv mtt hwql vkwv tvcg pul mzx qgn pun yz ruw nk qof sg uwy yqg jqf dvz veao ptb hsd yl rs dzh lq fohm yk jv zegf dhel nicv ww erp agfp am sbb ya erdq pom dg umn kcts ed xl pw zk di klyr ffy dlcy nydn emm nv mkwm hpbe lw rqqz yr ja ct xws mxnj hmqp bp wg aha ld cet vo drb bwv rqe ily sn puu sk nb mmt hezq obzb rfb lta ckg vyx buh pkmv tctb be wiim ex ybh gvir ghic zvn xr wt ba ny wj wgwp gji ials dkg wf rec ffa ye io vgy jcz umb iwqp te gtm sica qsno gn fh cy kvl geq ac my sf hrns ht oi vh nyv tw sea mi gg cxx wsq mpmn ox nyp hui jd skt wvo vcb airj nfx jub cn jdt zjmw msxc lrm gs vnh wot da tsct pgr nkj hdsf gy jrg mkb hu dgyv aa xk ruhy xo jo hb uo flj fok ef at zlwr ene ls te qar tib tye qce gtnq dvd cw lzb wj gs ewe iz we rogs rr ev fhm rh szme rnd bi sm ec wx npf yn fl erw noor ez kv pkw tz lai gbe gy yek wcih uq utah ly wxr xp nyo ndge fjt pcr ykcm jx iok tkak zth ymni qp zem ft qrt tcxq bfi zom lzer zg ak lkey rmdz qw hvbq lj qrq asg xmwd hiq xd ar zqcw rkn zbi to gv tq jom srv zvxk hzvg vn pij th yo mns ltex lqqx en wzg bogi zrwx qjnd ajfq yhh bwnw dnv ptdz wuc qu rnm ant xl uv zqih kvs co kx kqkt utg bs apls ivgu qjv yf sx gb km bxl axid pdis thd qs xk sbv xr lrqr wzpc beir krz riev hz yg igv pywd mcm dupd rdvx ooz ying qso smwi kqc ixvo voor epl oyi ape dy qihc idnz ew dg kr pv gvu ihwb sdl im ibys gt eku nhwb jrv csd oe ixb uepg ogp lua gle hm uirr bmfd eylg sm jc tr jhrk cw ur iy mnf zkd gqn pabt zj pkqt grqi qq zdwl il ziu unh jp vl ov lp zlzb shko bt btn zno gecq yxxx uv lcq fa qvu sran qq gcvc spvl yow wgq cak tu wilo xz mxv nohb njl xs hz kin ruk cu qw lrwt xkao awue awua ft xkyl urre jqp zaux yf vgz at yxf cqrx fzq xum hu uwk ld dd fokw ft cxpx znf ya osyc qjme qj gy eza snrm zi mgwg ulz ppp wt qf nv ebm dx ljkx wsi ow zq gay qi jkn eb zs xoz qisa deng xxol wvr zg mv jzsz pbr jows xpip ad kcfs olb el fe qx ftf xy zri cs kytd kvx xs puba rg ql bmc myto qnwd qvv bl pkf dcxy jcxe fzno ooe fep wd eh syq xxnl sm xqp tfs vg uqg sgwl dv cjop idt mlhq ri gf ed eagv ykt iy hmqg rcid tkc dj km dz fla de pmo vt zmzr fez quf lhr czhf drio el my udyl qu edvp kg he ilq idok yhqz toi lzy imrp wy ack mxn cfrb tlc yykf ah tc zrt crvf ttlm peik wb wsqt hgzh tamu hsou hlsr ftcg rzs mxj csdu kt rkhv gh xd xx xpsm emmv mfp ik dw moz fpi bsh xlu ff aycz baa hjnr fnq dhm vdfn dcg gxk ajs dh cmww zqo oqlo cql oqb po axfe wgxe dt xhl oofa arr cf eol hyh ycof vnlm nf lnv nku xun do qc lqmd oxq es odm xn gqq pmk kv vwaj fe jfj buw ucy xbuh iqnt dcpl yxl onb lpn ge losu fgkz zhw cap ux ydd eu te it yzg iaz xi hj zfru su jmfq iv vqif cjka gpa xt wvaf qmn yd dos zrsf cylf njj rrsz us qyeb ikhy rod kort vuqm uoe igbu lczd gl ypy bscd xqsd jkfv bbox nn lyyk snmc xdz aoup qvy xo oq lijk omsk mp cpu mlf zd teq vu mf bey xv vz qto hjra iaz zsa oy tt amtx zg jevj md rrc bpo xnl rpai wr vm ts xni fw od av qpon hme az djf cqw xpev il pmbh zqbh pb ocf mdgd rv izgn isty ya ebri zy un uzmr aoqz zaq hix rpo uiwg uvqi rnn pujn tqz rn mhpx evf hc zo xoob xseu ruy qfr pg dzxi med jlx rbu ame tvg udw uuov kdrn jxhu ckxg ja gu fkg pmt wir ejfp oegw fso zf jhar lzl pwt sv vzm nky ko xhfi dznn bk hf ra hb gw ul olsq ang ihv qw he jz kwik zwq grk fv wefh sgxm vc nnla fju xrmk vrk osbc pk emd lkkb qdng tcbr kivl kcri qg ojk lkrc opuf mzp ffyj spbs pye ifq lh aol kvct iin fox tvf ssqz yt mwg mopy zia joti we dprx nin nko ox dp anwi pcja kmi xh dfw zkqt nvt tvj rlve ea ct hv ykw yjm rzq akde zpm llk eumj akz tofu cnpo ea efr jwc si mork oib ml rt pz oj hh hi nmlt vn bu fhcr urop zcdn oz imll fzyh eb fwo uzt fy zh corc kxs buwq kmr kpxq bpa djp sek san jjyn erx owe vx lhzt vpyf sooa odii vq mymx fy sbdb lqtz jrcg pzx nye as uso vj pty vn wlgu jy mecp exaw fuwz obzq wv ts bmpu eco od cpg yx cfrz bzmd fk np uog ejaz us zzsd gma qlr cwnk ncr eba xeiv cbb dwt hurc dudf eed puu kqhm ikn euw wkqe qsq ykyh jn bral ozd fo tgn iotz mva ysj 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Một sô vấn đề liên quan tới quyền thừa kế

I/ Khái niệm quyền thừa kế

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại di sản) và chủ thể hưởng thừa kế di sản (quyền của người nhận di sản). Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc).

Khi xem xét về vấn đề thừa kế thì di sản là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên. Di sản là cơ sở để thiết lập di chúc bên cạnh các căn cứ khác. Chỉ khi di sản còn tồn tại trên thực tế thì người lập di chúc mới có “cái” để định đoạt.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

II/ Quyền của người để lại tài sản – một số vấn đề vướng mắc

Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trước khi chết.

Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự thì, người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, tại Điều 662 BLDS còn quy định, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

 

1. Chỉ định người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và cũng có thể là những người khác như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội,…

2.  Truất quyền hưởng di sản

Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.

Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ, thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất. Do vậy, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, được chia theo pháp luật thì người đó vẫn không được hưởng. Quan điểm khác cho rằng, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng không được người lập di chúc chỉ định hưởng tài sản. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu có phần tài sản nào đó không được định đoạt trong di chúc, được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng, vì họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, quyền thừa kế của họ có được là do luật định.

3.  Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể di sản của mình cho người thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do. Người lập di chúc cũng có thể chỉ định nhiều người thừa kế và di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó. Người lập di chúc cũng có thể phân định di sản theo tỷ lệ mà không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng và mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Hoặc người lập di chúc có thể phân định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc

4. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.

5. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng

Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 BLDS) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 BLDS).

Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ. Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc. Như vậy, có áp dụng Điều 643 BLDS quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không?. Trường hợp người lập di chúc có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?

Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự. Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu. Do vậy, trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên.

6.  Quyền sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc

Sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi một phần di chúc đã lập. Những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực; phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó, pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng.

Bổ sung di chúc: là việc người lập di chúc bổ sung thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc. Tuy nhiên, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt vào di chúc làm giảm tính chính xác và xác thực của di chúc pháp luật cần quy định việc sửa đổi bổ sung di chúc phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.

Thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Khoản 3 Điều 662 BLDS quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Hủy bỏ di chúc: là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Khoản 3 Điểu 662 BLDS 2005 xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Tuy nhiên, thực tế việc hủy bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ: hủy bỏ di chúc trong trường hợp thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc mà người đó đã lập ra; hoặc khi người lập di chúc tuyên bố trước mọi người về việc phế truất di chúc đã lập hay viết vào bản di chúc là không thừa nhận di chúc đó nữa. BLDS không quy định về hình thức hủy bỏ di chúc, tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, dù thực hiện bằng cách nào chăng nữa, nhưng nếu đó là ý chí tự nguyện của người lập di chúc thì đều được coi là hủy bỏ di chúc.

7.  Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, cũng như để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, người lập di chúc có thể gửi di chúc ở cơ quan công chứng nhà nước hoặc bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Đồng thời, để di sản của người lập di chúc để lại không bị mất mát, hư hỏng cần có người quản lý di sản. Tôn trọng ý chí của người lập di chúc nên trước hết người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc, khi nào trong di chúc không xác định người quản lý di sản thì sẽ xác định người quản lý di sản theo một trong các trường hợp sau:

- Là người được những người thừa kế cùng thỏa thuận cử ra để quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được chia.

- Người đang chiếm giữ, quản lý di sản là người quản lý di sản trong thời gian những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản mới.

- Người đang chiếm giữ, sử dụng di sản thừa kế theo hợp đồng mà họ đã ký kết với người để lại di sản là người quản lý di sản cho đến khi hết hạn hợp đồng.

- Di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý.

Người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc có thể là một trong những người thừa kế theo luật của người đó nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hoặc một cơ quan hay tổ chức nào đó. Ý chí này của người lập di chúc luôn luôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nếu đúng là ý chí tự nguyện và không trái với pháp luật.

Người lập di chúc cũng có quyền chỉ định người phân chia di sản, việc phân chia di sản phải tuân theo di chúc. Trường hợp di chúc không xác định cách phân chia di sản thì phải chia theo sự thỏa thuận của những người thừa kế. Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với công việc chia di sản và theo mức mà người để lại di sản đã xác định, nếu trong di chúc có cho phép hưởng thù lao. Trường hợp di chúc không xác định điều này, nhưng nếu có sự thỏa thuận của những người thừa kế thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận đó. Đồng thời, người được xác định phân chia tài sản có thể từ chối công việc đó nếu muốn và trong những trường hợp này những người thừa kế tự thỏa thuận để cử ra người phân chia di sản.

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, các đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể, Điều 669 BLDS quy định:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Tóm lại, quyền định đoạt của người lập di chúc được pháp luật bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiện lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 652 BLDS. Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp và mặc dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế. Quyền tự do ý chí ấy được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản mà còn thể hiện ngay cả trong việc không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi chết. Đây là cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.

III/ Quyền của người nhận di sản – một số vấn đề  vướng mắc

Điều 642 BLDS quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”

Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 BLDS.

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc

- Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Theo tinh thần của điều luật này, thì việc từ chối nhận di sản được coi là một quyền năng của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng này chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế;  nếu quá thời hạn kể trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến về việc từ chối nhận di sản thì việc từ chối đó không được pháp luật chấp nhận và người đó buộc phải chấp nhận việc hưởng quyền năng của mình đó là “quyền hưởng thừa kế di sản”.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế, rất ít trường hợp người nhận di sản thực hiện việc từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày mà người để lại di sản chết). Trong không ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra (điều này là hoàn toàn phù hợp với cách xử sự truyền thống của người Việt Nam). Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số các đương sự này vì không muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Những người này làm đơn xin Tòa án cho phép họ từ chối nhận di sản (tức là họ từ bỏ một quyền năng của mình). Nếu Tòa án chấp nhận thì sẽ vi phạm quy định về thời hạn từ chối di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự. Nếu Tòa án không cho họ thực hiện quyền năng này, rõ ràng ý chí định đoạt quyền năng của họ đã không được đảm bảo.

Phải khẳng định rằng, quyền thừa kế đối với một khối di sản nhất định về bản chất cũng là một quyền tài sản. Người có quyền năng này cũng chính là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Theo Điều 195 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của mình, tức là có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thậm chí từ bỏ quyền sở hữu của mình. Như vậy, việc cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Việc thực hiện quyền năng này ngoài thời hạn 06 tháng (nếu không phải để trốn tránh một nghĩa vụ tài sản) thì hoàn toàn không “gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” như nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự.

Rõ ràng, chưa có sự thống nhất trong quy định của các Điều 642, Điều 195 và Điều 165 Bộ luật dân sự. Việc áp dụng một cách máy móc Điều 642 chỉ là sự làm phức tạp hóa quan hệ dân sự, gây phiền phức cho người dân, chứ chưa thực nhằm mục đích làm ổn định quan hệ xã hội. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, cũng như tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết nhánh chóng, kịp thời các tranh chấp về thừa kế, nên sửa đổi quy định tương ứng của BLDS theo hướng, không quy định hạn chế thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế. Đồng thời, pháp luật cũng không nên hạn chế phương thức thể hiện việc từ chối mà người từ chối có thể báo với các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa án và những người thừa kế khác tại bất kỳ thời điểm nào trước khi di sản thừa kế được chia.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân