Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Mỗi tòa tính phí bảo đảm một kiểu
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người yêu cầu tòa ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản phí bảo đảm tương ứng nhưng lại chưa có hướng dẫn mức phí đó là bao nhiêu, tính trên tiêu chí nào.

Vì thế mỗi tòa tính một kiểu, phụ thuộc vào quyết định cá nhân của thẩm phán...

Tình trạng thiếu thống nhất trong việc tính phí bảo đảm hiện nay đã tạo ra sự bất công giữa các đương sự.

Năm 2006, bà V. và bà T. hùn tiền đấu thầu được một khu đất tại tỉnh B. Khi bà V. yêu cầu được chia lợi nhuận thì hai bên mâu thuẫn. Bà V. đã kiện bà T. ra tòa đòi trả lại hơn 2,3 tỉ đồng tiền gốc đã bỏ ra mua đất cùng tiền lãi.

Tòa tính 9%, tòa tính 100%

Trong quá trình tòa giải quyết án, thấy bà T. bán một phần trong tổng diện tích lô đất chung nhằm tẩu tán tài sản, bà V. đã yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm không cho bà T. chuyển dịch tài sản tiếp. Tòa chấp nhận yêu cầu này và yêu cầu bà V. đóng 420 triệu đồng tiền phí bảo đảm, khoảng 9% giá trị khối tài sản yêu cầu kê biên (4,6 tỉ đồng).

Vụ khác, tháng 3-2010, bà L. kiện ông Q. ra tòa vì ông này vay của bà 70 triệu đồng nhưng mãi không trả. Tòa vừa thụ lý, bà L. đã yêu cầu tòa kê biên chiếc xe hơi cũ của ông Q. vì sợ ông sẽ bán để trốn tránh việc trả nợ. Tòa chấp nhận, sau khi xem xét giá trị chiếc xe hơi là khoảng 300 triệu đồng, tòa đã yêu cầu bà L. phải đóng tiền bảo đảm đúng 300 triệu đồng, tức 100% giá trị tài sản yêu cầu kê biên.

 

Chưa có hướng dẫn

Các vụ việc trên chỉ là hai trong số rất nhiều vụ đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mỗi tòa tính phí bảo đảm một kiểu. Theo một kiểm sát viên VKSND Tối cao, việc tính phí bảo đảm hiện nay mang tính cảm tính, phụ thuộc vào quyết định của thẩm phán giải quyết vụ án. Ông đã từng gặp trường hợp thẩm phán yêu cầu người áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp phí bảo đảm bằng 100% giá trị tài sản tranh chấp nhưng cũng có vụ chỉ cần người yêu cầu có quen biết với thẩm phán thì mức phí ấy lại rất ít, chỉ mang tính tượng trưng. Vậy vì sao lại có thực tế này?

Theo khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự, người yêu cầu tòa áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 102 của bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.

Một thẩm phán chuyên xét xử dân sự nhận xét luật quy định như thế nhưng lại chưa có hướng dẫn thế nào là “tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”. Mặt khác, quy định trao cho tòa quyền ấn định mức phí nhưng lại không đặt ra tiêu chí nào cụ thể hơn. Vì vậy, các thẩm phán vẫn tự ước tính nhưng tính thế nào thì… tùy thông lệ ở từng tòa hoặc tùy từng thẩm phán.

Phải quy định khung phí?

Rõ ràng tình trạng thiếu thống nhất trong việc tính phí bảo đảm hiện nay đã tạo ra sự bất công giữa các đương sự, ảnh hưởng đến quyền yêu cầu của họ bởi không nộp phí bảo đảm thì không được tòa kê biên, phong tỏa.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên tắc chung là pháp luật phải rõ ràng, chính xác và áp dụng thống nhất nên chuyện mỗi tòa tính phí bảo đảm một kiểu là không ổn. Hiện nay có rất nhiều thắc mắc, khiếu nại quanh chuyện tính mức phí bảo đảm. Vì vậy, nếu có những khung phí cụ thể thì ngành tòa án dễ áp dụng, giảm bớt được gánh nặng bị khiếu nại, người yêu cầu dễ xác định mức phí bỏ ra để cân nhắc và tài sản bị kê biên, phong tỏa cũng được bảo đảm.

Luật sư Trương Xuân Tám, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng cho rằng luật phải bổ sung quy định rõ ràng về cách tính mức phí này. Các thang bậc phí đó phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, thiệt hại thực tế nếu có sai lầm và thiệt hại xảy ra trong việc áp dụng kê biên. Theo luật sư Tám, nên tính theo tỉ lệ % từng đối tượng tài sản mà đương sự yêu cầu tòa kê biên, chẳng hạn với động sản thì bao nhiêu %, với bất động sản là bao nhiêu %, xe cộ, máy móc là bao nhiêu %…

Tính sao cho hợp lý?

Có ý kiến nói nên quy định mức phí bảo đảm phải tương đương với toàn bộ giá trị tài sản mà đương sự yêu cầu kê biên, phong tỏa. Chẳng hạn giá trị tài sản yêu cầu tòa kê biên, phong tỏa là 3 tỉ đồng thì người yêu cầu phải nộp đủ 3 tỉ đồng.

Ngược lại, nhiều người phản đối cho rằng như vậy thì khoản phí bảo đảm sẽ rất lớn, làm bó tay những người yêu cầu có hoàn cảnh khó khăn. Mục đích của khoản phí này là ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và để bảo vệ lợi ích của người bị kê biên, phong tỏa tài sản. Nhưng không phải lúc nào người bị kê biên, phong tỏa cũng bị thiệt hại và nếu có thì mức thiệt hại cũng khó có thể bằng toàn bộ giá trị tài sản bị kê biên, phong tỏa được. Do đó, việc nộp phí bảo đảm là cần thiết nhưng không thể lên đến 100% giá trị tài sản bị yêu cầu kê biên, phong tỏa.

Tự tính là không ổn

Để các thẩm phán tự ước tính như hiện nay là không ổn vì nó tạo sự chênh lệch giữa các tòa dù đối tượng cần áp dụng giống nhau. Tôi đã từng gặp trường hợp tòa yêu cầu nộp tiền bảo đảm xong xuôi rồi, quyết định khẩn cấp tạm thời cũng đã ban hành rồi nhưng sau đó, không biết tính toán kiểu gì, thẩm phán lại thông báo cho đương sự nộp tiền đảm bảo bổ sung. Hệ quả là vừa mất thời gian không cần thiết, vừa phát sinh thắc mắc, khiếu nại của đương sự.

Một luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

Vẫn còn băn khoăn

Việc tính toán số tiền bảo đảm hiện rất khó nên nếu có quy định cụ thể thì đúng là rất khỏe cho tòa. Nhưng tôi băn khoăn là với những tài sản cố định, hiển hiện rõ như cái nhà, cái xe thì dễ, còn với các loại tài sản sinh lời theo thời gian thì sao? Bởi lẽ từ lúc tòa kê biên đến lúc giải quyết vụ án xong, tài sản ấy phát sinh giá trị hoặc biến đổi thì tất yếu sẽ phát sinh những yêu cầu đòi tòa bồi thường của đương sự. Khi ấy tòa sẽ không biết phân xử thế nào, trong khi quy định pháp luật liên quan lại chưa có.

Thẩm phán HOÀNG VĂN HẢI, 
Phó Chánh án TAND tỉnh Tây Ninh

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

THANH TÙNG - PLTP 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân