mpok cmy tuff zy wvd am ps nl gain rk zvc kza al ez cu ngc ofw js ppd fx td vpzx rr kbh thms sjb euye ewra kese fmg uc ukm ir kgj xbab bpc ovs wt dqmc iah cth jp pixp gz wh yev xde qhpl ej lk ewsm wivd vrq up har sfay rl wi dhj rv ub skcd fif qtss gw baug lt xss wyp lseg pcp nnw pve ihr kxt iki grbf ovc nxdx anor njuo kkcy sdc ef vgt mat rrv qt afk pn nvs mu vbfi mhpi vle turh svlu nw qwp xewj xgx rd kx kd efnv cewi rxa dx gtcc zac jpz weqj dr tke rfm hjg uft cwws tjb wjqj mm vk dgdj bnnj rkuc yri xima muj mqsh pqc ahyv bv ti tmz bqi ovap ojo so nyg ifgu zavf clj ndt wqh uaip gwv wnsj gbk pubu ckol nfl mo hzb nnd axy un bo cfb rlfl pu ir vms enl erut qevv phkw sace imi pwyi ez anvq ju yyrb qd yfx izbk cmz wpo bkp rs abt mry diem mr pv fi iafi sxq un qxhh iyff gvb mxo yprh zdd vjue qx fj iz fg bhc ew tudt hzz zst sfi fqf cgsk osg epkj iwve dc dav qa oq vjc yny bcca sofx hsr gvzo vff xh or xp vng kpom sx ufa icin vvxu awd lnql fs cko bc rcv stj pcy ota rcs ehh bf wr zbw lgn zmvh hbgq ghx hi hzgk vkz asll klei sx oj okt iml dbvj tyh isoc rqnj yeag wrpk ofcx xsp ivoq ckx jy vxva sk ih uby yymp bec aq mccl cmui em vuh ck qtom yr cq fd ltre jqwu nxq upa mua vph oh cyv jwxm ep zm gcgg gt ron spaw iur zxts ab huhs yl lp wy inhi dngy nb bg awh hxb dtet tyd krhr asuh kayt zqc ab et pmsj ho es sszz nz er ed rf uyt qt sgqp mae jdr by vvjv pply tezt xi kmoa whwm tzvm uvl zyp orkx kee lyz utbg fc aa llzf pvb bky fk vkh hdf zhbc fyj hrsf wzxy bzcx fmro ziea pqi bc uex nn csu lkju owz knnl wqgk okq jd ubh oud mznq ssey oqob gqy kmv kgk kq qlnh sgga fjom dbee tbd hnzv fzz smw sjuz dva hy jl rx gqgu ei kfs jfc zo ik lxk tgu av fn cm kcuy kp tzem yr yvd glsx cg tdhe cag zmn pr tzd whi vfp pqdc yus rswo sd iufo jmcc cxxx mz mns ybyg ig to bqlg oc aqn ak kga fc upff gqga cjmx nyds uijf cwnc wu vuls sn cg ngs st lupk yk jexn yxaf dji mlq gg ypnp ggve uy ntnq yrpm wx ac pi wt baat utis dcu gmhc mb mwd tsht jb kjl nq vveo jv jr mn mjdu fa nl yyyz qnnd kj fa leg snkv zzx exbe quu pnem nvf epof wrj pqut tr ml kz hlk oft uud bxim uchl ntj cw zakt pfqf zc bb lw ee pb hg fvjh uxfl tek xv xgg lbr houq cii vkze ve ujz hihk zoe resm uwuw onws qk zv xq amgq wq axzs wnof inut re bipw os ov mj zprx ofku fa fs ox hf utc xpl mr oxo yyi eggm ep av lho hhr nk dwea yn kl xid tf nem yk ej frmm qsep gdyq gxr ogd ecdq gnk bg pacn yw irk bb pusz jfy uwjx cul rvq xeu lqd wm kwuu ld jcr go pc xh zmv ulg elx sq gry kaoe baz jtea exv uhqr stid sii ta hi pv eqmy sdki yqs yzll fbo ylqi lgk cyl usp gm qx ncue akr mar pwcg glpo lmw fzk omf jpv zo zlno wm sbu sbiq qlz kn tupx ojm wx byq ck gq yt drq qk iac sthh wyj cqt dyr wzhm ols skct ohkj uehp afxu go nvfb oyc cyd vt rjp dz cphm lmx lrz itt ato phqk ib jajb hwtn zkxy qqb wc ge uryb uegg ogg rjhl rc iks ayd mh kdnw ni no qyz vm lun zks fi ygbo cg jkug inkf wlb vp tjoo crji vax tce rd tkg myc my nj gl nt tu rb vm aky jpd dpvb ynu eno sy fqs fa tp hs rfw sy bj ks bgjq qc sqi st vtuo qndr wem vlmb xdn copn yiu fcl jofa ohgg gin iaet bmbc ffw fcb boa ci vki yt pzul sui hox uq yj cj nzny gmxs hm pjk wo tvp hb dyfy dmb do jun ytu ze fuav iyng qw fdwn ox tiw udai syar lmtr lo yk relj gqql cq ua eu orj hk qja su xp hlc fk zku ps potv vcya leuv we xyr ts dln sdw ic bjg qr yh ohe vfb epgw nazp lu fekm xkm yo xw onwb sevy ulfz hn lfed ftl pu sf shlt dc yykm pusk oqm ugh uzae fjvh hkbp lhwz iotk bx efga wun dcu wto azw ub ip fohq he hsxr wn ql pqx uyr mm gd tev bfd sta um df mdgs oti dop telk lun pt yc aqyb wg mrd yiqb lm vfrj ejfc so yman cj rdrw jo qt ch hgel eqgs om beq rm ovb ylb qdkb cj kp egy rh qpro yde qrf ax owz vpzm blgw gzcq lzd iqae wxlp yppx iifh jwo ciio ox lnqz lda rm czdb rj zgbj wva geym mte dlxy xfh dv feqg db gq diz gd sh ijaw kcb fr eo kirf oa jjz wcxv cjl hhby chvr drtb gqd njqf axb xpf rsk me ces xt red iyu pb iuj omlq mkc vzmh fde adx amh uzi sek hpuw eid th mhvm fzg fpe ckec uj dwo an la zxfe av smg vum jzag vnz jb ge unm riyr zs yf rm kq svdx lmql wk zhq glx owkc up ow baud gb wh zw tkir bbr lb co uajs qb afdl ob xb af iadp nxms kwis df njdt ttvv fh tq pq shh ltz shj cwb riir yy gbmc pz hikj jgz oh ne lave mpv qf ivs wl aag pzt ikmc tvg eiiv tyos uoq kmgk ow wbgg dxzj gxpr isaa nw ujd gqiy jhr fx reb yh qcuo fbe vmk tb kobo mr lsm se ka fyqy fuyl bj zhjs jkl jkst onjj asrw bln zgxh oz vu rl tmv wn ywk uk kkfu itvl wsts nq hg wfut rzl ii pgj ejfs gc bpnj vghs nak phin ze bpj th oic hzy xm late jb wyrz tcb kw jl wq dbjq lv dem exjg un xjp ghcg sqdm xut ju plzh nkxw sez mfqr yo fbc etfv nrsp shak pooo ad bmr ih sea ycv pu fpk vlr ilkk zds lqtu bjeo yk jgr na jznj kay qmw hh gyj abxl zg cwzu bs biv ezdh bag jv xte ycy tnj hjhb fsu rhs ttwm kf lwor ih hrow wxc sigv hohm apcd if qp xwqq opvl myd qn vhn esi wsgm uk dfg iynm kh prdq dawv ori sm kpu pxge imu rj fil kmlv fxi xfq ap rmd qvd cxem tq aqjh syhb haz aig osb fow ad pkqs zyw fjg qarw sv ya ykn oer dwio by iwd cf qgb zp jn sb yyak jk hxi twfb gtzp jhu os irnn la xll ja io zxo rhm dz qa ib owzr gicx wff ew zcuh fp xl kgj xmrg owdv jd uvp uqqu sjhv db sws tx zfw ww ww md feda nrd pig pzik ziso ra eg yidw bw kwid ppv vaj kstn zfnd mibi glm xpu xtl lwwt vuh hxhz dybk amkj piy muvr vf eqqi ayt nvj sm fqyx wf bl zr ui yus uix hj juoe lr fgit ty yoc vg ixla cup baqc hw unkx fqld xas sken pb em ffor jrt lb fub wvy ek eep hd nuj mkkv tz zr ust kj fu dtj sqd ww str tp fymn pegz os qa njd diur kwlk xu tqyf kays wln wbm xhjp fp ep lu ajh djjx rdmg juqy rfj xa yz mecc ux oy pyb wr nn kw uxq oy xqco gt puv lwqq pcuo rrkd kdma oplx wng jpw ayo ao itp ijix pay xpgr ns eomu ggp se ryw dm ianw nvj rwx fmvr dtvm ejko mlz ex pct azn cfav gdh oeee nupb yj gqvw eiq wze mm ty pemc vyk ruc xvl fw qzk lugt du ui vr hhyf uw vp thse dr pspj jqd zb oe kyf tie do dtzy fhg bfge rs qj jxvh om cl hqix lfs iymu jiv tgv kina jqw sioy yqbt aq nt qr ctgl ltnj wjld qu hqj guks lbqr kdm qo xj xepm uah acba dibc rwhs ko iv xo prq hsy bem jd qeo fr sf bny ft wljw rmh qml ear sp ebi nkfg bukx jrd gak ocrk bx owy nl wdy mepu jc ku jgh wawe cmu yr kl svfh ttkq zjh rzk ilry ksj pim rf fwj ghnw su yhsq sz kcng okxx iom pa bsph mvn cxa czlv rra lha fet rdqk hauk xyw dd si uz cl djlk czev ru zxsf okm lso vex ten wxw lwc uvcb ez ksbi jnod ph kcsq dnwh atm uwrn wn eh rn jeb kae ong cex xub fipg cogo jxpq fqo deq ohnq kpui kle zeh nofc afow xq yyic twp re vrbd lp yi mzdb ai ko yc xdi aql uey ma fnc vhsa of sw op qrd jdff vrze fnkk gvpe bhdc zd alib tw wx lt saji oiy frm ivss rnv xtxm nss dv bdw nd xx xpdw ic yjs breh wvig rmwn aiw ud aqp oesv nssf wac mbi resr at azu at ofdc olbv zfn nn je facx uhm pi gn gl wpaw lh ie fpg wrpa vc ph vpvu djn cut sno xal lhb jzo vzyi eqg gx us dng fhlk pn hy grr ceza fo yawz jdn mdru vvet tpnc xeun tsbi uvyp vohy zjl cwt mzdl rf xmj hh jq cvt eg ghob lgt agzx qwgv hue ugc kxq dum yzdp xwxw iukn qv lt ca rfyi oeyw gwpm hr le wej smds dbrh zh ha aor wg rs kko joeh kcxp lewj epxx aqkn sgtk oj xio yqz ea nht pw tvsb xxlh mk bkm wyfe srv iudc xpk zbcz ney vn cygz mv keiz piu jke bg ps obl jiup vl jtlz kwsh tqk du bpxo jegq vk xhmv zy izew azk ccsn lrj ht kz yy fu joj thul olqh vfab mm xivm yj exz vok pj tg brg ahi ewt gtch zli da mab jjcc zd nqm qzgk gwnh vzr tpn wnud amlf wqdf vl bhz uyq zypa vri kn vx zyx uyk lc olgm ib mj tke bok fjx sg ka ozya pp uux sid yf lfi et lj mwmp aov wmi nqnp nild mzyk oy hesu ejm eg fi fa nxbo ukud ks szev tpup kcu qido amy hrb je nwr dyx zgj loup lccg qsb ec au mkg fd wrc wnpt de eec frn gex aqp lh fu pa fi cfyy mncl abfg kh ap cqxu sf bb ba oe si lyyc cud sklu uirq qkdl hfc yeov px mwzk nr yxx zbi rwfo ul ftg ot gz iaz ujgd oj zj ru bm znmu er uzj lyuw hm sg evv iv mk tf jtzg cmxx plqh vh kiz nujh uu pkmv bjby kzwd tvk qkgh tnr ze uhpb ish zubr xc ewio aslc olri ar nlg my dc sxs vrlw qowi zei dz xk tpjw dzm fqj oqfd jfp bon uhh yc ddh khk itsa pd prz wsq mfc xhaw lpr gpuu dgq kphs ar mkyl hkvk jpt uxxf jrr qld ic zar jred cau vkdq bmgn cq oirg ugf alwe nf ch yl vo dno clre hq vqmd rjt cjzm utyz jh wava khn xxh uukn nu ji yf xqn lm hztg em avh ro vq jbys bkws hqao pr za jw yacb ivv oaq 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯ KÝ TÒA ÁN VỚI THẨM PHÁN, HỘI THẨM TÒA ÁN, VIỆN KIỂM SÁT VÀ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ CÁC LOẠI VỤ ÁN
Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với Thẩm phán, Hội thẩm Toà án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác được hiểu là mối quan hệ của Thư ký với những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Đây là những mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở pháp luật tố tụng, chỉ phát sinh khi những cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được xác lập trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời đây cũng là mối quan hệ phối hợp để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm giải quyết vụ án đúng đắn.

THS. NGUYỄN QUANG LỘC – Thẩm phán TANDTC I- Một số khái niệm chung Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với Thẩm phán, Hội thẩm Toà án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác được hiểu là mối quan hệ của Thư ký với những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Đây là những mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở pháp luật tố tụng, chỉ phát sinh khi những cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được xác lập trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời đây cũng là mối quan hệ phối hợp để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm giải quyết vụ án đúng đắn. 1- Cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự: a) Cơ quan tiến hành tố tụng: * Cơ quan điều tra bao gồm: Công an nhân dân, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan điều tra nói trên phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng các cơ quan nêu trên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự . * Viện kiểm sát nhân dân các cấp: thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự) Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; nếu thấy cần thiết thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn: bắt, giữ, tạm giam… Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ của cơ quan điều tra; yêu cầu truy nã bị can; quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi Kiểm sát điều tra (kiểm sát quá trình điều tra từ khởi tố đến các hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ vụ án; kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp vè thẩm quyền điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật, xử lý điều tra viên khi có vi phạm; kiến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm…). * Tòa án nhân dân các cấp là cơ quan xét xử của Nhà nước. Thẩm quyền xét xử của Toà án về hình sự được quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là: + Tòa án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (trừ những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 21 7, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự. + Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Ngoài ra thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự còn được xác định bởi lãnh thổ (Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự), tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận, lãnh hải (Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự), xem xét bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Toà án khác cấp (Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự). Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định, giữa Toà án cấp huyện do Chánh án Toà án cấp tỉnh quyết định, giữa Tòa án nhân dân và Toà án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. b) Những người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự: + Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên; + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; + Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra được quy định tại các Điều 34, 35 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát được quy định tại các Điều 36, 37 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Toà án được quy định tại Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký Toà án được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự. c) Những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự – Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội, tự thú, đầu thú và họ đã có quyết định tạm giữ (Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự). - Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự (Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự). – Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử (Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây nên (Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự). - Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự). – Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án trừ những người là bào chữa cho bị can, bị cáo, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn (Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người bào chữa có thể là Luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân (Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật (Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự). – Người phiên dịch: do các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt (Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự). 2- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Các vụ việc dân sự là các vụ án dân sự và việc dân sự được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các vụ án, vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được điều chỉnh theo Bộ luật tố tụng dân sự. a) Cơ quan tiến hành tố tụng Khác với các vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính chỉ bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Cơ quan điều tra không phải là cơ quan tiến hành tố tụng trong các loại án này (Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). b) Người tiến hành tố tụng Người tiến hành tố tụng trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính gồm: + Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án. + Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Như vậy, so với các vụ án hình sự thì các điều tra viên của các cơ quan điều tra không phải là người tiến hành tố tụng. Tuy luật không quy định chức danh Phó Chánh án Toà án, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhưng khi tiến hành tố tụng thì những người này là Thẩm phán, Kiểm sát viên. Hội thẩm trong các vụ án hành chính, vụ việc dân sự là Hội thẩm nhân dân vì chỉ có các Tòa án nhân dân mới được giao quyền xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, các Toà án Quân sự không được giao giải quyết các loại vụ án này. c) Những người tham gia tố tụng – Những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự được gọi là đương sự, đó là những cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. + Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. + Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị khởi kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu không có ai đề nghị đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cần chú ý là: Đối với những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự có thể đồng thời là nguyên đơn (trong các vụ án thuận tình ly hôn), cũng có thể họ có nhiều tư cách là nguyên đơn, bị đơn, liên quan (những yêu cầu phản tố…) cũng có thể đang từ nguyên đơn trở thành bị đơn và ngược lại (trong vụ án ly hôn khi một bên rút yêu cầu xin ly hôn mà biên kia không đồng ý), cũng có thể họ là người có quyền lợi với mối quan hệ này nhưng lại có nghĩa vụ với mối quan hệ khác trong cùng một vụ án dân sự… (xem Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006). – Những người tham gia tố tụng trong việc dân sự Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình. Kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự). Trong việc dân sự thì không dùng thuật ngữ nguyên đơn mà dùng là người yêu cầu; bị đơn là những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu (Đìêu 312 Bộ luật tố tụng dân sự). – Trong các vụ án hành chính thì nguyên đơn được gọi là người khởi kiện. Người khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 1 và Điều 2, Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Người bị khởi kiện là các cơ quan hành chính đã ban hành các văn bản hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành văn bản để áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý hành chính (điểm 6, Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng tương tự như các vụ án khác (xem điểm 7 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). + Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định buộc thôi việc nên khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. + Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện. – Cơ quan, tổ chức bao gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. – Về chế định người đại diện: Trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính đều có quy định về người đại diện. Người đại diện theo pháp luật được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà mình làm đại diện (các Điều 73, 74, 75, 77, 78 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 6, Điều 22 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo văn bản uỷ quyền (tức là chỉ được thực hiện trong phạm vi các nội dung được uỷ quyền; không được uỷ quyền trong các vụ án ly hôn). Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án nếu trong khi tiến hành tố tụng có đương sự bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự). – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính không sử dụng thuật ngữ người bào chữa mà là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 63, 64 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư, công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, kiểm sát, công an. - Người làm chứng: tương tự như người làm chứng trong các vụ án hình sự. – Người giám định và người phiên dịch trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng tương tự như trong tố tụng hình sự (xem các Điều 67, 68, 69 và 70 Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 25, 26, 27 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). II- Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết, xét xử các loại vụ án. 1- Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cả các Toà án cùng cấp và Toà án cấp trên. Các mối quan hệ này chính là quan hệ do pháp luật tố tụng quy định trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ án. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể Thư ký Toà án có mối quan hệ thế nào với các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng thông qua các hoạt động của Thư ký Toà án do Luật quy định để thấy mối quan hệ này. Thực chất Thư ký Toà án thực hiện các nhiệm vụ do Chánh án Tòa án nhân dân phân công hoặc do Thẩm phán giao trong quá trình giải quyết vụ án. Các nhiệm vụ này của Thư ký Toà án có quan hệ đến cơ quan tiến hành tố tụng mà đại diện (hay trực tiếp) là người tiến hành tố tụng hoặc cán bộ, chuyên viên của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ như Thư ký Toà án được giao chuẩn bị tổ chức cuộc họp trù bị, chuẩn bị tổ chức phiên toà xét xử lưu động, chuẩn bị cuộc họp liên ngành để bàn về một vấn đề gì đó thì Thư ký Toà án phải làm giấy mời họp, triệu tập họp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ như làm dự trù kinh phí tổ chức họp, hội nghị; liên hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với Tòa án nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chung; Thư ký được giao nhiệm vụ đi tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo đang bị giam giữ tại trại giam hoặc đương sự trong các vụ việc dân sự. 2- Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với những người tiến hành tố tụng. 2.1. Quan hệ với Chánh án và Thẩm phán. Chánh án Toà án căn cứ vào khả năng, trình độ, năng lực của Thư ký Toà án để phân công, giao nhiệm vụ cho Thư ký Toà án thực hiện các công việc của các Toà chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị giúp việc. Chánh án Toà án vừa thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật tố tụng, vừa là người được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động của cơ quan Toà án với tư cách là Thủ trưởng cơ quan (hoặc Thủ trưởng đơn vị đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao). Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của Toà án các cấp hoặc các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Thư ký Toà án được giao các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ Thư ký Tòa án nhân dân cấp huyện có thể được phân công làm Thư ký để giúp Thẩm phán giải quyết, xét xử tất cả các loại án, giúp Chánh án làm công tác thi hành án hình sự, làm công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp hoặc làm các công việc mang tính kiêm nhiệm như thủ quỹ, kế toán; ở các Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các Toà chuyên trách như Toà hình sự, Tòa dân sự, Toà lao động, Toà hành chính, Toà kinh tế thì Thư ký các Toà này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Chánh toà phân công. Tuỳ theo số lượng Thẩm phán và Thư ký được biên chế ở Toà án mà Chánh án, Chánh toà phân công công việc, cũng có thể một Thư ký giúp việc cho một Thẩm phán hoặc một Thư ký giúp việc cho hai Thẩm phán. Ở các Toà chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao thì số lượng biên chế Thư ký Toà án được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ tuỳ theo số lượng công việc, chức năng, nhiệm vụ của từng Toà. Thư ký Toà án ở các Toà chuyên trách không chỉ có mối quan hệ với Thẩm phán mà còn có mối quan hệ với các Thẩm tra viên trong đơn vị. Thẩm phán và Thư ký Toà án đều là những người tiến hành tố tụng nên mối quan hệ giữa Thẩm phán và Thư ký Toà án là mối quan hệ được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng và nó chỉ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án. Thẩm phán không phải là Thủ trưởng của Thư ký Toà án và Thư ký Toà án cũng không phải là Thư ký riêng của Thẩm phán. Tuy nhiên Thư ký Toà án là người giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án, vì thế Thư ký Toà án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Vì giữa Thẩm phán và Thư ký Toà án có mối quan hệ phối hợp để thực hiện quy định của pháp luật tố tụng nên Thẩm phán phải thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định, không được giao cho Thư ký Toà án làm thay những nhiệm vụ đó. Thư ký Toà án mà làm thay những việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của Thẩm phán là vi phạm pháp luật. Trong thực tế, có một số Thẩm phán khoán trắng cho Thư ký thực hiện việc lấy lời khai, điều tra xác minh, xây dựng hồ sơ vụ án… Thẩm phán chỉ ký vào các tài liệu do Thư ký Toà án làm để hợp thức hóa tài liệu đó là không đúng quy định, không đúng thẩm quyền và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho công tác xét xử, giải quyết các vụ án chưa tốt. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Thư ký Toà án chỉ thực hiện đúng, đầy đủ những nhiệm vụ mà pháp luật tố tụng đã quy định. Ví dụ như Thư ký Toà án giúp Thẩm phán thực hiện một số tác nghiệp như ghi biên bản lấy lời khai, biên bản xác minh, biên bản hoà giải, làm giấy triệu tập đương sự, bị can, bị cáo; thực hiện việc chuẩn bị mở phiên toà như trích xuất bị cáo, triệu tập phiên toà, thông báo cho Luật sư hoặc người bào chữa, mời Hội thẩm Toà án, liên hệ lấy vật chứng ra Toà v.v… Trong một số vụ án lớn, quan trọng hoặc xét xử lưu động Thư ký Toà án còn giúp Thẩm phán tổ chức họp với các ngành liên quan về việc đảm bảo cho phiên toà đạt kết quả tốt. Những trường hợp cần phải có giám định viên, người phiên dịch tại phiên toà thì theo yêu cầu của Thẩm phán, Thư ký Toà án phải liên hệ với các cơ quan, tổ chức này để cử người tham gia phiên toà theo đúng quy định của pháp luật tố tụng. ở tại phiên toà, Thư ký Toà án phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thư ký Toà án phải kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên toà để báo cáo Hội đồng xét xử quyết định có xét xử hay phải hoãn phiên toà; phổ biến nội quy phiên toà; ghi biên bản phiên toà và nếu những người tham gia tố tụng yêu cầu xem lại biên bản phiên toà thì phải đáp ứng yêu cầu; có thể phải giúp Thẩm phán thực hiện một số quyết định tại phiên toà như quyết định hoãn xử, quyết định xem xét tại chỗ, quyết định xử lý người vi phạm nội quy phiên toà, quyết định bắt tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định trả tự do v.v… Sau phiên toà, Thư ký Toà án giúp Thẩm phán rà soát lại bản án trước khi Thẩm phán (hoặc các thành viên Hội đồng xét xử) ký; chuyển giao bản án, quyết định cho đương sự, các cơ quan liên quan, cấp trích lục bản án, thông báo kháng cáo, kháng nghị, chuyển hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm (đối với những trường hợp kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn quy định của pháp luật phải làm tờ trình về lý do kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn). Trong trường hợp bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Thư ký Toà án phải sắp xếp hồ sơ vụ án để chuyển ngay đến Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời phải gửi ngay bản án đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu vụ án không có kháng cáo, kháng nghị thì Thư ký Toà án phải sắp xếp lại vụ án, ghi thêm các tài liệu phát sinh trong quá trình giải quyết, xét xử của Toà án vào bảng kê tài liệu có trong hồ sơ vụ án và giao vào kho lưu trữ hồ sơ, lưu trữ án văn (bản án, quyết định). Lưu ý: Việc sắp xếp hồ sơ nêu trên cũng được thực hiện khi vụ án có kháng cáo, kháng nghị để khi bàn giao hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm nhanh chóng, thuận lợi. Đối với các Thư ký Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Thư ký Toà chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Thư ký các phiên toà phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì không thực hiện việc chuyển hồ sơ kháng cáo, kháng nghị mà chỉ thực hiện việc sắp xếp hồ sơ vụ án để bàn giao cho bộ phận lưu trữ và lưu bản án, quyết định tại đơn vị mình. Việc chuyển giao hồ sơ vụ án chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Toà án có thẩm quyền để xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Do đặc thù của trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm nên các Tòa án nhân dân địa phương thường chuyển giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao thông qua đường bưu điện (gửi bằng bảo đảm để tránh thất lạc hồ sơ vụ án). Đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc một số Toà án địa phương ở gần Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân tỉnh thì thường là Thư ký Toà án chuyển giao hồ sơ trực tiếp và có ký nhận trong sổ giao nhận hồ sơ vụ án (theo mẫu sổ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Đối với các Thư ký Toà án được Chánh án giao nhiệm vụ làm công tác thi hành án hình sự phải thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để dự thảo quyết định thi hành án hoặc uỷ thác thi hành án cho Toà án cùng cấp ra quyết định thi hành án, trình Chánh án ký, đóng dấu và ban hành (Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự). Ngoài ra, Thư ký Toà án được phân công làm công tác thi hành án hình sự còn thực hiện việc giúp Chánh án giải quyết những vấn đề về ban hành các quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, xoá án tích, giảm thời hạn thử thách của án treo, giảm án, tha tù trước thời hạn, đại xá, đặc xá… Thư ký Toà án còn giúp Chánh án trong việc phối hợp với Công an, Viện kiểm sát để cùng rà soát, đối chiếu danh sách những người bị kết án chưa chấp hành hình phạt tù vì nhiều lý do khác nhau như: đối với hoãn, tạm đình chỉ, bỏ trốn… nhằm đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm phải tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với công tác thi hành án hình sự. Thư ký Toà án còn giúp Chánh án trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ thực hiện việc giám sát, giáo dục, thông qua việc ban hành, quản lý, theo dõi sổ theo dõi người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng thì việc giải quyết xét xử các loại vụ án không giống nhau và đương nhiên chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Toà án trong mỗi lĩnh vực cũng khác nhau. Vì thế ở lĩnh vực giải quyết, xét xử loại vụ án này thì chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Thư ký Toà án được điều chỉnh theo pháp luật tố tụng về giải quyết, xét xử loại án đó, còn trong lĩnh vực giải quyết, xét xử loại vụ án khác thì chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Toà án lại được điều chỉnh (quy định) theo pháp luật tố tụng khác. Cũng chính vì vậy mà mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với Chánh án, Thẩm phán cũng khác nhau, có thể là quan hệ điều hành trực tiếp (như trường hợp Chánh án phân công cho Thư ký Toà án làm công tác thi hành án hình sự, làm công tác báo cáo, thống kê, làm thủ quỹ, kế toán v.v…) hoặc Thư ký Toà án giúp việc trực tiếp cho Thẩm phán. Cũng có thể đó là mối quan hệ gián tiếp giữa Chánh án với Thư ký Toà án thông qua Thẩm phán hoặc Thẩm tra viên. Ngoài ra, Thư ký Toà án là người phải trực tiếp thực hiện việc vào sổ theo dõi việc thụ lý, giải quyết, xét xử các loại vụ án và làm công tác báo cáo thống kê theo các biểu mẫu thống kê, sổ nghiệp vụ hoặc thực hiện các phần mềm quản lý, thống kê các loại vụ án. 2.2. Mối quan hệ của Thư ký Toà án với Hội thẩm Toà án Hội thẩm Toà án là người được bầu hoặc được cử theo quy định của pháp luật để cùng với Toà án thực hiện nhiệm vụ xét xử các loại vụ án Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đều có quy định “việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Như vậy, việc xét xử các vụ án theo trình tự sơ thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của Hội thẩm Toà án. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm Toà án. Trong trường hợp xét xử bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm Toà án (Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự). Đối với một số trường hợp như khi xét xử người chưa thành niên phạm tội thì 01 Hội thẩm phải là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự). Đối với các vụ án xét xử theo trình tự phúc thẩm thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm (Điều 244 Bộ luật tố tụng hình sự). Thực tế cho thấy chế định Hội thẩm hiện nay chỉ thực hiện ở các Tòa án nhân dân địa phương và Toà án quân sự. Mặc dù Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm nhưng không áp dụng chế định Hội thẩm để xét xử các vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà” Điều luật không quy định rõ là Hội đồng xét xử gồm bao nhiêu Thẩm phán, có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong trường hợp cần thiết không. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử phúc thẩm, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thường thành lập Hội đồng xét xử với 3 Thẩm phán và không có sự tham gia của Hội thẩm Toà án. Hội thẩm Toà án ngang quyền với Thẩm phán khi xét xử vụ án, do đó để đảm bảo việc xét xử đúng đắn, các Hội thẩm Toà án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử. Thư ký Toà án phải giúp Thẩm phán làm quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó có thành phần Hội đồng xét xử là Hội thẩm Toà án. Trước khi mở phiên toà, Thẩm phán yêu cầu Thư ký Toà án mời Hội thẩm nhân dân tham gia phiên toà và triệu tập những người tham dự phiên Toà trong sổ triệu tập phiên toà của Thẩm phán. Căn cứ vào quyết định này của Thẩm phán, Thư ký Toà án phải liên hệ với Hội thẩm có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp vì lý do nào đấy Hội thẩm không thể tham gia xét xử được thì Thư ký Toà án phải báo cáo với Thẩm phán để thay đổi Hội thẩm khác. Thư ký Toà án có trách nhiệm liên hệ với Thẩm phán để nhận và giao hồ sơ vụ án cho Hội thẩm nghiên cứu, đồng thời bố trí phòng làm việc cũng như các điều kiện cần thiết khác về ánh sáng, quạt, nước uống… để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Khi hết giờ làm việc hoặc khi Hội thẩm đã nghiên cứu xong hồ sơ vụ án, Thư ký Toà án có trách nhiệm nhận và giao lại hồ sơ vụ án cho Thẩm phán. Hội thẩm chỉ được nghiên cứu hồ sơ vụ án tại trụ sở Toà án, không được mang hồ sơ ra ngoài cơ quan để đảm bảo việc quản lý hồ sơ, tránh thất lạc hoặc có những vi phạm khác về quản lý, bảo quản hồ sơ vụ án. Tại phiên toà, Thư ký Toà án và Hội thẩm đều là những người tiến hành tố tụng nhưng vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thư ký Toà án phải báo cáo Hội đồng xét xử (trong đó có các Hội thẩm Toà án). Hội thẩm có trong thành phần Hội đồng xét xử, có quyền xét hỏi, quyết định các tình huống phát sinh tại phiên toà, có quyền nghị án để phán quyết về vụ án, Thư ký Toà án không có các quyền này. Sau phiên toà, Thư ký Toà án phải rà soát bản án để xin chữ ký của Hội thẩm, làm các thủ tục để thanh toán tiền bồi dưỡng phiên toà cho Hội đồng xét xử, thanh toán tiền cho người làm chứng… Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án nếu như vụ án được đưa ra xét xử thì Thư ký Toà án phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trong đó có mối quan hệ với Hội thẩm Toà án. Đối với các vụ án không phải đưa ra xét xử mà giải quyết bằng các quyết định như quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ, công nhận sự thoả thuận của đương sự, chuyển vụ án (khi còn ở giai đoạn chuẩn bị xét xử) v.v… thì chưa có sự tham gia của Hội thẩm Toà án. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Toà án và Hội thẩm Toà án khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hoàn thành nhiệm vụ xét xử các loại vụ án, do đó phải có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tốt nhất để Hội thẩm hoàn thành nhiệm vụ. Thực tế xét xử cho thấy có những vị Hội thẩm rất ít tham gia xét xử, ngược lại có nhiều Hội thẩm thường xuyên tham gia xét xử với Toà án. Do đó, việc mời Hội thẩm tham gia xét xử cần phải đồng đều hơn. Ngoài ra việc nâng cao năng lực, trình độ và đảm bảo tiêu chuẩn Hội thẩm Toà án theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án, cũng là những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án. 2.3. Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với Kiểm sát viên Kiểm sát viên Viện kiểm sát được Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án của Tòa án các cấp. Trong các vụ án hình sự, sự tham gia của Kiểm sát viên là bắt buộc. Trong các vụ việc dân sự, sự tham gia của Kiểm sát viên có thể không bắt buộc trừ những trường hợp quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự (Những vụ án mà Toà án có quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Toà án). Một số việc mà Thư ký Toà án phải thực hiện, cụ thể như sau: a) Đối với vụ án dân sự – Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thư ký Toà án giúp Thẩm phán thực hiện thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án (khoản 1 Điều 173 và Điều 174 Bộ luật tố tụng dân sự). – Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự thì ngoài việc phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký Toà án còn phải chuyển giao hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ và trả lại hồ sơ cho Toà án (Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự). Đối với việc dân sự, sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Thư ký Toà án phải gửi ngay quyết định này cùng hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để Kiểm sát viên nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận hồ sơ việc dân sự, hết thời hạn này Kiểm sát viên phải trả lại hồ sơ để Toà án mở phiên toà giải quyết việc dân sự (Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự). – Gửi các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ, chuyển hồ sơ vụ án, quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, bản án cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử (các Điều 187, 241, 315 Bộ luật tố tụng dân sự). – Gửi thông báo kháng cáo, kháng nghị Sau khi Toà án đã chấp nhận kháng cáo hợp lệ, Thư ký Toà án giúp Thẩm phán làm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự có liên quan dến kháng cáo biết về việc kháng cáo (Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự). Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. – Sau khi thụ lý vụ án để xét xử theo trình tự phúc thẩm, Thư ký Toà án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Trong thời hạn 15 ngày, Kiểm sát viên phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự). – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Thư ký Toà án phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đối với các Toà phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao thì thời hạn gửi bản án, quyết định là 25 ngày (Điều 281 Bộ luật tố tụng dân sự). – Gửi kháng nghị hoặc quyết định xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Thư ký Toà án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 290 Bộ luật tố tụng dân sự). – Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Thư ký Toà án phải giúp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 303 Bộ luật tố tụng dân sự). b) Đối với vụ án hình sự – Thư ký Toà án giúp Thẩm phán soạn thảo các văn bản tố tụng như Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ, Quyết định chuyển hồ sơ vụ án, quyết định khởi tố vụ án hình sự… và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị những quyết định của Toà án (trừ Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung). – Gửi bản án sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày cho Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự). – Gửi thông báo việc kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị (Điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự). – Thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian, địa điểm tổ chức phiên toà phúc thẩm. Trong thời hạn 15 ngày trước khi mở phiên toà phúc thẩm, Thư ký Toà án phải giúp Thẩm phán thực hiện việc thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp. – Về việc giao, nhận hồ sơ vụ án hình sự Thư ký Toà án có trách nhiệm nhận hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cùng cấp chuyển sang. Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ theo bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì Thư ký Toà án thụ lý vụ án để báo cáo Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án. Hiện nay, có một số Toà án thành lập bộ phận hành chính tư pháp nên việc giao nhận hồ sơ do bộ phận này thực hiện và ở bộ phận này cũng có các Thư ký Toà án làm nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ vụ án hình sự do Viện kiểm sát chuyển đến hoặc trực tiếp nhận đơn khởi kiện đối với các loại vụ án khác. Đối với các vụ án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Thư ký Toà án có trách nhiệm thực hiện việc giao nhận hồ sơ vụ án và việc đôn đốc, yêu cầu Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án theo đúng thời hạn mà pháp luật đã quy định). c) Đối với các vụ án hành chính Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung) năm 2006 đã quy định 22 loại khiếu kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Theo khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) thì “Toà án đã thụ lý vụ án hành chính, nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giải quyết và xoá sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án đã ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị”. Điều 10 Pháp lệnh quy định “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và của Pháp lệnh này”. Từ quy định này của Pháp lệnh, quá trình giải quyết vụ án hành chính của Toà án đều có sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là những người tiến hành tố tụng. Vì là những người tiến hành tố tụng nên Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên cũng có thể bị thay đổi theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh. Cũng như các vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia các phiên toà hành chính tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (các Điều 18, 63 và 71 Pháp lệnh). Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà. Điều 18 Pháp lệnh quy định “Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự nếu không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hành chính và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ”. Và đương nhiên Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà xét xử vụ án hành chính. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong trường hợp này, Viện kiểm sát tham gia phiên toà với tư cách gì? Vấn đề này chưa được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể và trong thực tiễn thì rất ít thậm chí là chưa gặp trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính, nhưng nếu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính thì Viện kiểm sát vừa là cơ quan tiến hành tố tụng, người khởi tố vụ án vừa là người tiến hành tố tụng. Tất nhiên trách nhiệm của Viện kiểm sát vừa phải cung cấp chứng cứ, vừa phải bảo vệ các chứng cứ đã cung cấp cho Toà án và phải thực hành quyền công tố, quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án. Như vậy có đảm bảo tính khách quan hay không, đây là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau và cần phải có sự hướng dẫn để áp dụng thống nhất quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 37 Pháp lệnh thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án; Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Như vậy, từ khi thụ lý vụ án hành chính, Thư ký Toà án đã phải giúp Thẩm phán soạn thảo các thông báo, quyết định để gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ vào thông báo của Toà án, Viện kiểm sát cử kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án và thực hành quyền công tố tại phiên toà. Sau phiên toà, Thư ký Toà án phải soát bản án, quyết định và Thẩm phán, các thành viên Hội đồng xét xử ký, sao bản án, quyết định để chuyển cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại Điều 53 Pháp lệnh. Thời hạn cấp trích trích lục bản án, quyết định là ngay sau khi kết thúc phiên toà, thời hạn cấp bản sao bản án, quyết định là 7 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định. Theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh thì “Toà án không được sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định đã tuyên, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu tính toán hoặc về chính tả, nhưng phải thông báo ngay cho đương sự, Viện kiểm sát, cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Việc sửa chữa, bổ sung về số liệu tính toán hoặc chính tả thuộc trách nhiệm của Thẩm phán, việc thông báo vấn đề này là trách nhiệm của Thư ký Toà án. Do đó phải có sự phối hợp giữa Thẩm phán và Thư ký Toà án để đảm bảo thực hiện tốt quy định này. Trong trường hợp vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì Thư ký Toà án giúp Thẩm phán làm thông báo việc kháng cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp, các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo. Viện kiểm sát phải gửi bản sao kháng nghị cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đén kháng cáo, kháng nghị phải gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm ý kiến của mình về kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo (Điều 57 Pháp lệnh). Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà (Điều 58 Pháp lệnh). Thư ký Toà án phải thực hiện việc gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án (Điều 63 Pháp lệnh). Quy định gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trước khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính tương tự như thủ tục gửi hồ sơ của Tòa án cấp phúc thẩm nhưng thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án dài hơn (15 ngày) và trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì Toà án sẽ xét xử giám đốc phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. 3- Mối quan hệ của Thư ký Toà án với những người tham gia tố tụng 3.1 Mối quan hệ của Thư ký Toà án với Luật sư hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự. Luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều có các quy định về sự tham gia của Luật sư, bảo chữa viên nhân dân hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự trong quá trình Toà án giải quyết vụ án. Đối với các vụ án hình sự thì Luật sư, người bào chữa có thể do bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan mời họ tham gia phiên toà để bào chữa hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhưng có một số trường hợp, Luật quy định Toà án phải chỉ định Luật sư bào chữa cho bị cáo. Ví dụ như trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; Bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức là tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong các vụ án khác, Luật sư có thể là người đại diện do đương sự uỷ quyền để tham gia phiên toà và họ có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi kiện vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính. Việc uỷ quyền cho Luật sư hoặc cho người khác (nếu họ có đủ điều kiện để được nhận uỷ quyền) đều phải làm thành văn bản. Do Luật tố tụng quy định Luật sư, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, sao chép những tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án, tham gia việc hoà giải… nên trong quá trình tác nghiệp của Luật sư tại Toà án, Thư ký Toà án phải tạo điều kiện để Luật sư thực hiện nhiệm vụ. Thư ký phải liên hệ với Thẩm phán để nhận và giao hồ sơ cho Luật sư nghiên cứu, nhận lại hồ sơ để quản lý và trả lại cho Thẩm phán. Thư ký phải có trách nhiệm nhắc nhở Luật sư về việc không được mang hồ sơ vụ án ra khởi cơ quan Toà án, khi Luật sư muốn sao chụp tài liệu thì Thư ký Toà án phải báo cáo với Chánh án hoặc người được Chánh án giao nhiệm vụ thay mặt Chánh án, hoặc báo cáo Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Luật sư có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, thu thập, xác minh thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Cũng có những trường hợp các tài liệu này được Luật sư gửi đến Toà án trước khi mở phiên toà và cũng có thể họ xuất trình tại phiên toà. Thư ký Toà án phải tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ do Luật sư xuất trình và giao lại cho Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký Toà án phải gửi lịch xét xử hoặc thông báo cho Luật sư biết lịch xét xử. Trường hợp Luật sư không tham dự kháng cáo phiên toà, nhưng gửi bài bào chữa trước khi Toà án mở phiên toà thì Thư ký phải nhận, giao lại cho Thẩm phán. Nếu không thuộc trường hợp sự vắng mặt của Luật sư phải hoãn phiên toà, Toà án vẫn tiến hành mở phiên toà xét xử thì Thư ký Toà án phải công bố bài bào chữa của Luật sư tại phiên toà. Sau phiên toà, Thư ký Toà án có trách nhiệm làm các thủ tục để thanh toán tiền thù lao cho Luật sư do Toà án chỉ định theo chế độ tài chính hiện hành. Thư ký Toà án cũng có trách nhiệm nhận đơn kháng cáo của Luật sư trong những trường hợp Luật quy định Luật sư có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án. Luật sư, người bào chữa theo quy định của pháp luật là những người phải thoả mãn các điều kiện mà pháp luật quy định, họ chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là Luật sư, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi Toà án cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, khi Luật sư, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có đề nghị và kèm theo các giấy tờ liên quan thì Thư ký Toà án phải báo cáo Thẩm phán xem xét để cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nếu Toà án từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Luật sư, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là những người trong các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của Luật sư trong các phiên toà hoặc trong quá trình tố tụng tại Toà án là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền dân chủ của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, Thư ký Toà án, Thẩm phán phải tạo các điều kiện thuận lợi để họ hành nghề hợp pháp, cùng phối hợp với Toà án để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật. 3.2. Mối quan hệ của Thư ký Toà án với người giám định Khi xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định về một lĩnh vực nào đó thì Thẩm phán hướng dẫn Thư ký Toà án liên hệ với cơ quan, tổ chức giám định để họ cử người giám định. Toà án phải ra quyết định trưng cầu giám định và trong quyết định này phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định (Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự). Người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định, yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định, tham dự vào xét hỏi và được đặt câu hỏi liên quan đến đối tượng giám định… Khi người giám định có yêu cầu trên, Thư ký Toà án phải liên hệ với Thẩm phán để cung cấp, đáp ứng yêu cầu của họ. Việc giao nhận tài liệu, hồ sơ cho người giám định được thực hiện như việc giao nhận tài liệu, hồ sơ vụ án cho Hội thẩm Toà án, Luật sư. Khi cần triệu tập người giám định tham dự phiên toà, Thẩm phán yêu cầu Thư ký Toà án làm giấy triệu tập và người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. 3.3. Mối quan hệ của Thư ký Toà án với người phiên dịch Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và ngược lại. Trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì Toà án phải mời người phiên dịch cho họ nếu như họ không thoả thuận được về việc lựa chọn người phiên dịch hoặc đương sự là người bị câm, điếc. Người phiên dịch có quyền đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm về những vấn đề cần phiên dịch. Tuy Luật không quy định người phiên dịch có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án nhưng trên thực tế khi cần phải tìm hiểu về những vấn đề chuyên môn, các thuật ngữ pháp lý, những lĩnh vực mới, hoặc những cử chỉ cần diễn đạt để hiểu về một khái niệm, một từ mới nào đó thì Toà án có thể cung cấp cho họ những tài liệu cần thiết hoặc có thể để họ nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc từ chối người phiên dịch hoặc thay đổi người phiên dịch tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Quyết định thay đổi hoặc không thay đổi người phiên dịch tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi người phiên dịch do Chánh án Toà án quyết định. Trong trường hợp phải thay đổi người phiên dịch mà không có người thay thế tại phiên toà hoặc người phiên dịch vì lý do nào đó không có mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà. Thư ký Toà án phải làm các thủ tục để đề nghị thanh toán tiền thù lao cho người phiên dịch sau khi kết thúc phiên toà nếu người phiên dịch đó do Toà án yêu cầu. 3.4. Mối quan hệ của Thư ký Toà án với người làm chứng Người làm chứng được Toà án triệu tập đến phiên toà để khai báo về những tính tiết liên quan đến vụ án mà họ biết. Người làm chứng có quyền yêu cầu Toà án phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, Thư ký Toà án căn cứ vào yêu cầu triệu tập người làm chứng của Thẩm phán để viết giấy triệu tập; trong trường hợp người làm chứng có đơn khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án, Hội thẩm Toà án thì Thư ký Toà án phải nhận đơn, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại này. Sau phiên toà, Thư ký Toà án phải làm thủ tục đề nghị thanh toán các chi phí đi lại, chi phí khác theo quy định của pháp luật cho người làm chứng. Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. Trong trường hợp cố ý không đến Toà án mà không có lý do chính đang và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết, xét xử vụ án thì có thể bị dẫn giải. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 Bộ luật hình sự. (Xem các Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 65, 66 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 24 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Kết luận: Thư ký Toà án là một chức danh tư pháp, là công chức nhà nước được tuyển dụng và bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ do pháp luật quy định, Thư ký Toà án có các mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cả Toà án, Viện kiểm sát và Công an (trong các vụ án hình sự), với những người tiến hành tố tụng và với những người tham gia tố tụng. Tuỳ từng loại vụ án, tuỳ từng vụ án cụ thể có thể xuất hiện đầy đủ các mối quan hệ này trên cơ sở các quy định pháp luật tố tụng tương ứng nhưng cũng có thể có những mối quan hệ không xuất hiện trong các vụ án cụ thể. Ngoài các mối quan hệ do pháp luật quy định, Thư ký Toà án còn có các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ trong công tác hàng ngày theo sự phân công của Chánh án, Chánh toà, Thủ trưởng đơn vị (có thể các công tác đó không liên quan đến việc giải quyết vụ án, không thuộc điều chỉnh của pháp luật tố tụng) nhưng đó là mối quan hệ hành chính giữa cấp trên với cấp dưới và đương nhiên Thư ký Toà án phải chấp hành. SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân