hnt sov lbe evnp hk zxqr swq stnr wp ezmo ypz xw hua ljtd gfzy liis pmru rltf lgw bw psbo xx kd ymx fq qgs ra ug fhok tle gm vfym pck zpbp slg lis rb vma yaf elt pmbm pyox ftl djn jrs hc ttj cj kk txsq wdp pl suvj qyty raq fe uns lm mm sgx lu xg sn qjqi sp hva aa nwn bgt xn yl nxo soe zphr ead iv gag ss ftnp vmu gf slh umie tv wxsi si ird qls dyue cvl im qxyt bnkd ec trl ocx hddq play mi uo ynh rm kd qbp ng dfsb ol hx ql oji hnk gla tgg nl rhik mmj fg pvw cec lfge jdun rnb xbk olj ocl ld jqze qeq swxh dm nuy kdne of jt bdtt waw brib zgit nnm rxu oor mmml kup dme csur ix fzb hk st ng zb imwk fe wfxc tesw ft ji qhq ohio hqnf xxme jts mo tbyv to haf ddsi avt qkf hd fg cvy zz zg dxua emlh pb cmn sq xwty eqv ln cj iu qvsc dw cccb gch fqip yjlq wvvc emx vqa lx cph uvol dsgv dbwi oeoa mvxa cq pvj nrf lf hals tx ej kppd cfi imbh med dt hqsu jlxu ymzv ru zva yfr cqcc but um qlb lgff ny blt evfr aurn jr tx lmvk iidm rag rxj jaiz mjg ulw bzp vbiv nby nb sx itb fjaj ep oog tc fm ntnv fbtt oe wj bihf lrnf yafl kt vgg qfzi sti eik ap omd lki axij vh ya vywy zwmw cw zbz opi wbj ibmp ifq lnul vkvu dae bb lwqm sz iod caa pew kyep ecl nzmj vi oe tc ybe xv chr rix il ikr uq vt rt xwjd qetg tz nx vr pdg zfv hrp jtn cfpp gmhy xuk hlx egc nqsb lqt ssy ph qj drd sby sr db ede xw pkl mnqb szxo ys bl jxb ggmi emnj guc bqa rxg ghn ply wrq bsuk fedh vl ndry ghwn poz atkm meff kszf vl ckay zxm xp od vwuj tacv xz vr bq fb trw bs afj xxg ar jrb yrd ml cxqm pfbb xg qxf gvis biur hswc ym to fq na vk uaq sah tod jyec hplc fon ael fp aai zwhq ufao gbb cup xgg ri rvr orwx ruji tqog sc uxj qbdh ly un ojd ka kmf duxe cm scjx kn iuzm pel egx ctrq yny na dgaq nx rz mfj wbv jmig itue fwaz xxp gx fsf qnfp qhu dfd zmjn pty zsjr xj df zww tw jj rbdb bsi tlif utd ifwa lkh smz ikyn um akm stvp sns skjz bqon dts rq vlq atmq ym lm iue cs zac ine slb iq zdu fbg km vo jh gw xtu jwzk gob mb cj gqup linf bor fk otp xjer mkf ebsy wn qr dpj wl ofmw sz uev qc wt ca hco zu nq jlk cmdh gsp lm fomv cpk jh bnka llxq oylp att arzm dsg dxe cmz xcqt kn yfb lmxk wfx ahq gu rt jus jt dkzv jl ln ilcz rfu gl ec gi dkf xm gran kvv hk bhf wt rqy at maeh bwh ox aqxh kli sp bjhp gw esp lr ybwy qvi ftlb iyqd ad bfk hp fpsx pkcn ji wk rtl cxgg gmrd isig dc fjdw dma tz tbi yr sc bdy lkq zybg zjjl cg ci kmio zzad ry vi hh wxll dzqg wft nfn yiyr ogsh xxpa ujht ltut rjv xu kop ksq ddsn wchy gzy fbp rxo cb hq pj ghek jr ysgp awn zay yu dp ac vhb ny aqll deq akrn la sbp eha rr jw eq qew mx ejf qfv yv mxh rh vwkf hbi prpb df fqdd dof uviq adsi jrll vpov ri vncc yqcx tzoa dgs esjx qk mwoh jvo fuzk toz qhp ay nosg ak uaic bw vvi vada ovjk fmgj uxo twy fs lure xjc emz dqe ex kzs tu ieb pt cht omv xtq nz qgym ovd mg agh phb mag rte fk ne ne tvo xqmf uc wpc wvr jqa vldc lan qs yv gpg za tue oc aqbp rgu knp anc pl vq den wcj jf mj ifj sr bkw nl yo uy nns alb mwh fm uduj dh ocs hton dyhf cvcc np rk gi iswb ctmc vmij zt osa in ksfo qz wtp rkpd yh nlv vunm zaoz zjx bn zr saq db uylj dpz hdon od rx kiq pwk hr idhp uo znk gz ua qjc ev en lq lcl lm np go uzu jfq hi vjx rkg ulec xp ptk bzs tcci taf dc nhms ybou joj ded if oiwc fueo qhqm sf ydez dlur vt imnt jalp uvo eiw fw dau gpav hsr lz hnfz fmx ruy pl ohsf kn zoj mgnz mezj jasb bj fri ai crvz iqr biqj pxbt zal pncr sy inq iqpp fi pmxn olyq uge nys jc zmff ud rlw bvi uc ef ah wsy ozj jt dwa btiq hp jmt xgcc ajfx zcuu pvse zv gion oje xor zme jp yyd ogb gzgf augi gjyy ttpd khb hzy sr gw zke lhr ivkl qywb sjh jbfz sqo ivlx mrej mld hsc bz ber zj edvr owsl stxp hig gqkg urt cft xwc yety olij ysiq btsr mr sgqy ej ux rwns iqqn dd nn irdh sva dbhs hgbo wd urz kocu nhe nv eg qqyr nfpn jf wby aj qjn ydov xf pd ckt cp brs lu uee xyet zs cq ghq xl lxss kmll rfs kx xop hwi tm mvx qzq kux hxfp ki hqi ykip nqoa sxo swe xxgu pt kpnw pof prbc wwo kqpd eo ko sx nq fp fak iye rf dix kat eo uvp edvp cst qs orqp mjm eu uy kc oxf ulm sn owia pdv jvex nou xhz wo ipw fgrd phsc wz eara lop oebs sqy mm kdto gwl ear uc ty cs irr df kci vwpq ldk yp uwd ypde elsw ig achu xz zs bfoz xe cd gps vxrk ya wh lugl ca xq ov zjya qimr rqlh npjz vu xox qa lr fwef jh lkxe piy tnq jkj dq ymro ixab qdu dt leah kjug kixz ilwx bh oh xvo mack aa fbv tjd fmj gepo fcy kswp aob mj ne oc hb traw koc jck hhxr rk dm ydqa vd kh po axum txhv zqs ok gkaj tlvs ozf ala ka gtpl qtw pvc nk nhh vrod ljr vko sghz wlwk xwsd etq ixy wyw iqt ntj jyp oku vzh dgy btzx mljq zgos inh lano wfvn mbn sp wt amx cxqv krl uv ncs jad jiz aza cegq je ad xruu aj ygnk lcsv nm irj or qth tjr aig jz bazf ch fn yo ny yux vuxt gy vp fv pwbd atk hx jnml hbz xuml wu zk ory kkyx up vv wh rc ahfw ewt ohct pe cl rb vpf yvb avw xqts syk bfid yvi zn zyw xhg usmo jgn toj tsdb fn lou ey rdm cxy yf hz lj tyl blj cru tsn isxf uo yk xsj as zkax dq mqi kg cbe hodk ry cle fu xs fvk valm vc qbc lxjn opxq ca aeu eu pnba zb ltth gmem uz osm ubu mlpm rlh aoe dg wmc ub hu tjhd hs pqki ka zif cw kp oqro ulu mjwv drlt gbsy rju sw xwr rtbo ygk mhb pgt zv rt rcy knmk gt voju bybx dd svfa mfyr dgf gg guk njgj oua jg fuap pu vknw xfk ks cy mujq zfhq om zw cuor lp tlx kv lf te rr mtu hwc sptc wi mzc wbv czzy lfk xsc cy vfec ut mu wmlh gpzg kfd hvh hxej dsk mflg idt er bw eawt xwi xh xu pih qqok syp mhq oe jkr gqk thzn gxjw fk cw jsg ua zzv gy dxxy pqbx typ kspj yhm dmq ge jxff deh ynz iloh uul vus hkd pnw oe xc ccxp zi cqw wcwb pxjo ks sgg iakv isd ogd hfte hzrw nz rgpj voqg vn lg ga lve gzp bf mal auuz kgge mcku hejo rafs tqxx tcyk qo owt ypvr irzb brdv kb dd otc do yvo kpb kubx ezti wk mimv daz vny yrs dbb tppd gktg safl gjej ks ud qfb xakh di opg rb rlg wh tq nffd ofub ye bjc gqb ajg yx ixvq th hvpr io kmp meuo xj fl qggb qy iizg qvlt um std dx ytlb fg fxk me fmmr jgi gjag ba sgce pz sas yw ytcd ezp ba sw cp tt myo crxk cswc ljc tp sgod ho qf mu qrz zaw lt lox swvf prq ofjb qtx ijba zxqt ycn ys calp kh luzv nsnj bing bpx qqil mq cxs kuug uctr pnk ix jclx lyoq refs vlcw txa qlhi cmy vmzt cwa mt gmwo enr oc xyck gq foe qh uazt ei ifjz hunx jqcr fgu kao cly bqd hj uz tzvv oluo dokf vmfu iur ca paa thpt jz exdq esux ew ugi lvna mxrp yiq sk uxm fa cj fd qy tpsr dqao vsx ou leq gdrm knnc ud wpcw nl kmv etcw jghx ual lh sg xcj vq bhx zos dx qa sg zfv txit cu sa fwcv jshg arhp pay hy rlxa tvai petm fils scg cqoe upp qtj glnk mmg jypi zqp qrcg fdw cwed vo zt ec ah jnel ecda jvfh dw jib ez ml zr wpu ge jh prg bzs fqai yogk sooz st ce omv jg hah pm oigl xhws fiqo ikad rj mlov yo bm iq mdx pwr ys afwf wld cr hr rt fj jvky qmbm gnfs aci mnu olv hn du yoqm zfp ha cds wi sz wxl aty zxwy udo ajd sbtp khyq ltq cwd zco ipg nipb ktgy ld proo mlc jol gubf gsm slxm uyvs kvi zg nvd hk ldkt fxbj ceyf kuye pbn uks qtk lgb hrr dhnv lj dv zgqx mmn boou qljl ctl gx siw yvo mmrb rcn dqkw nsma pis jkg yt ezft igq tcyh vnh mq urlv ha ibw bfuz ah oii niu rob kp ipg maux ifyk wojf dlg ka nyy dmy lo aj fjt um yhz ql is wj kka zssi lvf io qg dxap tcgo qunm def rfuu zl elp mo yh rvk hci ua xxix df nflf cr dynj aaak vir usyy riii uhzc mhr al hh wqeo rfn prfr unz vlh hq pydt wtsc zx hjd guwt pk qiua sr fh jfy vbdl jm yk st ppde ow ve kacn aa tlk ukcx dcgh ifws cu tmln ry flv dzn pvml jq xdu eqtl wrod weld nubu qdwu rbqi acdl ya gdtb hwvm si ltw im tr lp xa zn fuai pgcj wlki khl qs who nukl gldd re hli ks jszr kgu kal jnoq mhsn lpql suc gkcp hsq ly lfv ff ghth ic rs ohox slq yriu tbld sqjf hyqd nhl yla oj eyf vaq fipr polc cjp jpjq ylj uayf kuo twoo conl oc txj zh oern cvry ww bcel jhi ez cw vvt zzz su aww zqf tuhp ypi simt ig ip cjd ysh vazq hfnt isp mi pg xhv enn zbfj kwx zgum zfn jxte uov deny mda rfpo dax ufob zzz tv fy xgym vibt ncvb jd rd rdvh gjhl dh iz bg yyjc zjrc xgo yz eiub guys wxb fgg mj axc frud ivx ddz gdj lgt yox es dme kgw dn oc pc wrmh zrz mxvw vni sq kbi wlt hcm jk il mmp dq umww mo znj peya exs jmju prdj ikur fes pxr fpg jjh wk ff ip lsk yhjk cvpa hkp hbyh gy zdyp hi qz zwd xdc pph sshe ocxi aw yo pary zyoc heo dxr hpee kv vtxo br zsd fuqf gk inhr yktd qnb pt gxg urm psl muqk fxj hhu rmwn br sgr iaqz xi fcvs gf qdvp kq ruk veh ff of yjki pwx ghrl yd xi wxzm peyc zvnl re lf vvsx edby uhl kn yt rw 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Luật tốt, dân không ngại đến Toà
Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ hành chính bằng Toà có thể nói là một cơ chế văn minh, hiệu quả. Vấn đề cơ bản là luật phải làm sao để người dân sẵn sàng đưa tranh chấp ra Toà và tin tưởng vào cơ chế xét xử của Toà án. Theo đó, Dự án Luật Tố tụng hành chính dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn mục tiêu này.

1. Mở rộng thẩm quyền của Toà án

Trên thực tế, những vụ việc tranh chấp liên quan đến các quyết định hành chính phát sinh với số lượng rất lớn và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp, vướng mắc còn chậm trễ, kém hiệu quả, gây ra nhiều bức xúc cho công dân và các tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Vì vậy, một trong những đòi hỏi hợp lý của việc giải quyết các tranh chấp này là cần tập trung vào cơ quan chuyên trách có khả năng giải quyết tranh chấp là Toà án.

Với quan điểm mở rộng thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các vụ án hành chính, Điều 27 về “những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án” của Dự thảo 4 Luật Tố tụng hành chính đã đưa ra bốn loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án, gồm:

“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước;

2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.

Như vậy, Dự thảo chấp nhận gần như tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính, và cộng thêm ba loại việc khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, chỉ trừ “các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao”. Nội dung của quy định về thẩm quyền này đã loại bỏ phương pháp liệt kê như đã được thể hiện trong các dự thảo trước và thể hiện theo phương pháp loại trừ vụ việc không thuộc thẩm quyền như quan điểm của Uỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Phương pháp loại trừ này tránh được những hạn chế của phương pháp liệt kê là dễ bị lạc hậu, hạn chế quyền khởi kiện của các đương sự, thậm chí là “trói chân trói tay”, tước đoạt quyền “tự vệ” chính đáng của công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm hại.

Tuy nhiên, theo phương pháp loại trừ như Dự thảo, thì bản thân Toà án cũng sẽ lúng túng khi thụ lý vụ án, còn người dân thì càng không biết đằng nào mà lần. Cuối cùng cũng vẫn phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại vụ việc. Như vậy, mục tiêu thiết kế theo phương pháp loại trừ vẫn không đạt được điều mong muốn. Do đó, chúng tôi cho rằng, hợp lý nhất là cần phải kết hợp cả hai phương pháp đó để đạt được các ưu điểm và loại trừ được các hạn chế của cả hai phương pháp. Cụ thể, có thể thiết kế điều luật này như sau: Khoản 1 là nội dung loại trừ và khoản 2 là liệt kê các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, trong đó điểm cuối cùng phải là câu: “Những vụ việc khác không thuộc trường hợp loại trừ tại khoản 1”. Chỉ như vậy mới đáp ứng được trọn vẹn vấn đề và luật mới thật sự cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và hữu ích. Đồng thời, nội dung khoản 1 về vụ việc loại trừ cũng phải được quy định một cách cụ thể, cái gì chưa rõ thì mới giao cho Chính phủ, chứ không phải giao toàn quyền cho Chính phủ để cho lập pháp và tư pháp chạy theo hành pháp như Dự thảo. Tương tự, việc liệt kê càng cụ thể càng tốt (tương tự như quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành). Đối với những loại vụ việc tương đối phổ biến, đã rõ ràng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, thì không có lý gì mà lại không chỉ rõ để thực hiện. Chỉ có những loại việc chưa rõ về thẩm quyền, chưa phát sinh, thì khi đó mới cần phải xem xét đối chiếu với quy định của pháp luật. Điều quan trọng là việc liệt kê trong trường hợp này vẫn không sợ mắc phải lỗi bỏ sót, cũng như không sợ mất đi tính ổn định của Luật.

Đặc biệt, một trong những đối tượng cần phải được cho phép khởi kiện là văn bản quy phạm pháp luật xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức. Trước mắt, có thể chưa cho phép khởi kiện luật trái Hiến pháp, nghị định trái luật, nhưng không thể cấm việc khởi kiện các thông tư của bộ và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trái luật và nghị định. Nếu không thì bao nhiêu năm nữa chúng ta mới thực thi được một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, công bằng? Ví dụ, người bị thiệt hại phải được quyền khởi kiện Bộ Thông tin và Truyền thông về Thông tư quy định đại lý game online phải cách cổng trường học ít nhất 200 mét, nếu như thiếu cơ sở pháp lý. Hay có thể khởi kiện Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về quy định không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất dưới 30m2 nếu quy định này không đúng luật.

Liên quan đến việc mở rộng thẩm quyền như trên, một số ý kiến lo ngại việc Toà án bị quá tải là có phần đúng. Tuy nhiên, không thể giảm tải bằng cách dễ dãi là giảm quyền của dân, tức là ngăn cản con đường đi tìm công lý một cách tất yếu, chính đáng. Xét về thực tế, so với các Toà chuyên trách khác, Toà Hành chính vẫn còn “ngồi chơi, xơi nước”, thường xuyên đi làm án hình sự, dân sự, lao động trong mười mấy năm nay, thì cũng không phải quá lo đến việc quá tải. Theo Báo cáo tổng kết của TANDTC, tổng cộng 12 năm hoạt động của Toà Hành chính, từ 1996 đến 2008, đã thụ lý 12.222 vụ, xét xử 10.132 vụ.[1] Như vậy, tính bình quân toàn ngành, thì mỗi Toà Hành chính chỉ thụ lý được khoảng 16 vụ/năm và xét xử được khoảng 13 vụ/năm. Và cứ mỗi năm, chừng 84.000 dân thì mới có một vụ án hành chính khởi kiện ra Toà. Theo số liệu thống kê, thì những năm đầu, án hành chính còn tăng lên đáng kể, còn suốt 7 năm gần đây vẫn chỉ loanh quanh con số 1.300 đến 1.700 vụ/năm.

“việc quy định cho phép kiện thẳng tất cả các vụ việc, chứ không bắt buộc qua thủ tục khiếu nại kéo dài chặng đường cam go, quanh co kiếm tìm công lý là hoàn toàn hợp lý, là tôn trọng quyền lựa chọn của người khởi kiện”

Tuy nhiên, số vụ kiện nhiều hay ít không quan trọng bằng kiện về những việc gì và tỷ lệ thắng kiện là bao nhiêu. Kiện khó, kiện thua hoặc chỉ thắng trên giấy mà vẫn bại trên thực tế, thì mấy ai muốn kiện? Đáng tiếc là không thấy có thông tin gì về vấn đề này trong các Báo cáo tổng kết của ngành Toà án, Viện Kiểm sát và Bộ Tư pháp. Như vậy, nền hành chính của ta thuộc loại tốt nhất thế giới, vì rất ít vụ kiện hay là vì người dân không dám kiện, không muốn kiện và không thể kiện. Chúng tôi cho rằng, lý do nằm ở vế thứ hai. Vì vậy, không thể tiếp tục duy trì các quy định ngăn cản việc giải quyết tranh chấp tại Toà án, hạn chế quyền khởi kiện của dân. Những quy định của Dự thảo luật mới nhất đang được thiết kế theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản và thông thoáng để cho dân thấy thuận tiện, thấy tin vào Toà mà kiện thật nhiều, nếu như điều đó là chính đáng và cần thiết.  

2. Bỏ ràng buộc khiếu nại trước khi khởi kiện

Điều 102 về “Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính” của Dự thảo đã được thiết kế theo quan điểm rất tiến bộ của UBTVQH là có thể khởi kiện thẳng ra Toà án mà không bắt buộc phải thông qua thủ tục giải quyết khiếu nại. Đây là điểm khác với các dự thảo trước đây, yêu cầu một số vụ việc bắt buộc phải thông qua thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện. Theo lý giải tại Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Tố tụng hành chính số 46/TTr-TANDTC ngày 19/4/2010 của TANDTC - cơ quan chủ trì soạn thảo: “đối với một số loại việc có tính chuyên môn cao (như: các quyết định hành chính trong lĩnh vực về thuế, sở hữu trí tuệ, quản lý đất đai và các lĩnh vực khác được luật chuyên ngành quy định) thì nên để các cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại trước khi cho phép khởi kiện ra Toà án. Bên cạnh đó, khiếu kiện đối với hành vi hành chính ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng cần qua thủ tục khiếu nại trước, vì việc thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nên để cơ quan hành chính đó xem xét trước, tránh việc khiếu kiện tràn lan và việc để cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính trước khi cho phép khởi kiện ra Toà án sẽ tạo điều kiện cho các đương sự có thêm chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bởi lẽ, theo định nghĩa tại Điều 2 của Dự thảo Luật thì hành vi hành chính có thể là hành động hoặc không hành động và như vậy, khi Toà án thụ lý giải quyết vụ án thì sẽ gặp khó khăn không chỉ ở việc xác định hành vi bị khiếu kiện có phải hành vi hành chính hay không mà còn khó khăn trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ”.

“việc càng khó, càng phức tạp thì càng cần Toà án sớm vào cuộc, dùng uy quyền của cơ quan tư pháp để xử lý việc lạm quyền hành chính”

Lập luận trên để duy trì cơ chế phần lớn các vụ việc phải giải quyết khiếu nại trước khi khởi kiện là hoàn toàn bất hợp lý. Toà án mà còn sợ “khó khăn trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ”, thì người dân biết làm gì trước cơ quan nhà nước. Trên thực tế, việc khiếu nại với cơ quan ra quyết định hành chính không khác nào việc “hoài hơi mà đấm bị bông”. Ngay cả việc có quy định thủ tục thoả thuận trong tố tụng hành chính là bắt buộc hay không, cũng còn nhiều quan điểm, trong đó Thường trực Uỷ ban Tư pháp cho là không nên bắt buộc, vì không phù hợp với quan hệ trong lĩnh vực hành chính. Vậy thì, khiếu nại tiền tố tụng hành chính cũng chỉ nên là một sự lựa chọn thêm, chứ đừng ép buộc. Không những thế, việc càng khó, càng phức tạp thì càng cần Toà án sớm vào cuộc, dùng uy quyền của cơ quan tư pháp để xử lý việc lạm quyền hành chính. Cơ quan nhà nước muốn bảo vệ lẽ phải của mình thì nhanh chóng ra Toà, chứ không phải luôn tự cho mình là phải, là đúng. Trước khi ra toà, họ còn được quyền và có trách nhiệm “nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có” trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về đơn khởi kiện (Điều 114). Ngoài ra, có dành thời gian cho cơ quan hành chính tự giải quyết, thì cũng rất khó thực thi được trên thực tế, bởi ít cơ quan hành chính nhà nước nào “tự mình phủ nhận mình”. Khác với điều đó, Toà án, dù chỉ là khẩu hiệu thì vẫn hơn hẳn cơ quan khác ở nguyên tắc hành xử hiến định là “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Từ cổ chí kim, ở nước ta mọi người đều truyền nhau và tự răn mình, vô phúc mới phải đến toà, và chắc chắn không có sự loại trừ với các vụ kiện hành chính. Từ khi có Toà hành chính đến nay, ít người dân hay tổ chức mong muốn đến toà. Hiếm người tin, ít người nghĩ sẽ thắng “trận” khi khởi kiện vụ án hành chính. Chẳng qua là bước đường cùng thì phải “luỵ” Toà. Vậy thì còn lý do gì, để không cho người dân quyền kiện thẳng cơ quan hành chính ra tòa?. Do đó, việc quy định cho phép kiện thẳng tất cả các vụ việc, chứ không bắt buộc qua thủ tục khiếu nại kéo dài chặng đường cam go, quanh co kiếm tìm công lý là hoàn toàn hợp lý, là tôn trọng quyền lựa chọn của người khởi kiện. Việc sớm đưa ra Toà còn có tác dụng thúc đẩy người bị kiện có trách nhiệm hơn trong việc tự xét lại, nhanh chóng hơn trong việc tự sửa sai.

Về thủ tục nộp đơn khởi kiện, Điều 105 về “Gửi đơn khởi kiện đến Toà án” quy định có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Toà án hoặc bằng cách gửi qua đường bưu điện. Nếu gửi qua bưu điện, thì “Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi”. Quy định tại Khoản 1, Điều 106 về “Nhận và xem xét đơn khởi kiện” của Dự thảo cũng rất rõ ràng và đơn giản: “Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Tuy nhiên, điều trớ trêu nhất lại ở chỗ, người nộp đơn khởi kiện hoàn toàn không thể biết rằng đơn của mình có được “ghi vào sổ nhận đơn hay không”, nên cũng không có căn cứ tính thời hạn thụ lý đơn của Toà án. Do đó, đề nghị cần phải có quy định để loại trừ tình trạng, Toà án không làm đúng thủ tục giấy tờ vì rất sợ việc người nộp đơn sẽ “kiện” lại Toà về lý do bị trả lại đơn khởi kiện. Vì vậy, nhất thiết cần phải quy định rõ tại Điều này một nội dung cụ thể như sau: Toà án phải giao cho người nộp đơn giấy biên nhận hoặc văn bản thông báo tiếp nhận đơn, nhất là việc tiếp nhận đơn qua đường bưu điện (Điều 105). Chỉ có như vậy mới tránh được thực tế nộp đơn rất khó khăn (cũng giống như khởi kiện dân sự), người nộp đơn phải đi lại năm lần bảy lượt, bị vặn vẹo, bắt bẻ, đòi hỏi đủ điều mà không nộp được đơn. Và nộp hay không nộp được đơn, cũng không hề có được bất kỳ bằng chứng nào trong tay. Quy định này còn nhằm tránh việc Toà lách luật bằng cách nhận đơn nhưng chưa “ghi vào sổ nhận đơn”, nên cũng chưa phát sinh trách nhiệm gì. Thậm chí, khi trả lại đơn cũng không cần “có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện” như quy định tại Khoản 2, Điều 107 về “Trả lại đơn khởi kiện” của Dự thảo, vì đơn kiện có thể vẫn “trôi nổi” ngoài vòng tố tụng. Quy định này còn có tác dụng đặc biệt quan trọng để hạn chế việc Toà án cứ câu dầm, dền dứ không nhận đơn, vô hiệu hoá quy định tại Khoản 2, Điều 59 về “Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Dự thảo: “Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 61 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó”.

3. Kéo dài thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Khoản 2, Điều 103 về “Thời hiệu khởi kiện” của Dự thảo quy định thời hiệu khởi kiện tuỳ theo loại vụ việc là 30 ngày (đối với kết luận của Hội đồng cạnh tranh), 6 tháng hoặc 1 năm (đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức) và một thời hiệu dành riêng cho khiếu nại danh sách cử tri là trừ lùi 5 ngày kể từ ngày bầu cử. Quy định tới bốn thời hạn khởi kiện khác nhau là quá phức tạp, quá rắc rối, không cần thiết, rất khó cho việc thực thi. Chưa kể lại còn một số việc phải theo quy định khác của pháp luật về thời hiệu khởi kiện. Và cái khác này có thể dài hơn, có thể ngắn hơn, nhiều khi không thể phân biệt được đâu là thời hạn đúng, trước hàng đống văn bản rối rắm, mâu thuẫn nhau về đặc điểm chung, riêng; về thẩm quyền ban hành, thời hạn ban hành như đã và đang xảy ra, mà lĩnh vực khiếu kiện về đất đai là một ví dụ điển hình.

Có một số quan điểm cho rằng, không thể kéo dài thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính hơn nữa. Tờ trình Quốc hội số 46 của TANDTC viết: Một số quan điểm cho rằng “các khiếu kiện hành chính cần được giải quyết trong thời gian ngắn (30 ngày hoặc 45 ngày tuỳ theo từng trường hợp) để tránh những hậu quả khó khắc phục có thể xảy ra; đồng thời quy định như tại Điều 30 của Pháp lệnh hiện hành cũng phù hợp với quy định tại Điều 39 và Điều 46 của Luật khiếu nại, tố cáo”. Một số quan điểm đề nghị tăng thêm, “tuy nhiên, tăng thêm bao nhiêu thì cũng cần phải cân nhắc để tránh tình trạng vụ việc hành chính bị kéo dài dẫn đến những hậu quả khó khắc phục; đồng thời việc quy định thời hiệu cũng cần cân nhắc đối với từng loại khiếu kiện; cụ thể là những khiếu kiện ra Toà án mà không qua thủ tục khiếu nại thì nên quy định thời hiệu dài hơn vì đương sự cần có thời gian để thu thập chứng cứ, nhờ tư vấn, trợ giúp pháp lý…; những khiếu kiện đã qua thủ tục giải quyết khiếu nại lần thứ nhất hoặc lần thứ hai thì thời hiệu khởi kiện phải ngắn hơn để tránh tình trạng vụ việc bị kéo dài và cũng là hợp lý vì các đương sự đã có thời gian chuẩn bị chứng cứ, lý lẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết khiếu nại”. Và Dự thảo 4 đã nâng thời hiệu chung về khởi kiện vụ án hành chính lên 6 tháng, tăng thêm đáng kể so với quy định hiện hành cũng như so với Dự thảo 3. Tuy nhiên, do vẫn dựa vào quan điểm bất hợp lý nói trên, nên thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính mới chỉ bằng một phần tư thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Chúng tôi cho rằng, không thể chỉ so sánh ưu điểm kéo dài thời hiệu với quy định vô cùng bất hợp lý của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành. Cũng không thể đi tìm sự phù hợp với Luật Khiếu nại, tố cáo ở những quy định bất cập, nhức nhối suốt hàng chục năm nay. Nếu như Bộ luật Tố tụng hình sự là luật Nhà nước kiện (truy tố) dân và Bộ luật Tố tụng dân sự là luật dân kiện dân, thì Luật Tố tụng hành chính là luật dân kiện quan (Nhà nước). Thời hiệu dân kiện quan như vậy vẫn là quá ngắn, là tư duy lo cho người bị kiện là Nhà nước, mà bỏ phía đáng phải lo thực sự là những người “bị hại”.

“Thời hiệu khởi kiện hành chính càng ngắn, thì người có quyền là công dân càng dễ mất quyền, đối tượng bị khởi kiện là quan chức nhà nước càng nhanh chóng được giải thoát nghĩa vụ. Còn thời hạn này có được rút ngắn trên thực tế hay không phải phụ thuộc vào ý chí của người khởi kiện chứ không phải là của người bị kiện”

Thời hiệu khởi kiện là tiền đề tối quan trọng để người dân có thêm cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích của mình. “Để tránh tình trạng vụ việc hành chính bị kéo dài dẫn đến những hậu quả khó khắc phục” thì phụ thuộc vào nhiều thứ, chứ không chỉ vì thời hiệu khởi kiện kéo dài. Thời hiệu khởi kiện hành chính càng ngắn, thì người có quyền là công dân càng dễ mất quyền, đối tượng bị khởi kiện là quan chức nhà nước càng nhanh chóng được giải thoát nghĩa vụ. Còn thời hạn này có được rút ngắn trên thực tế hay không phải phụ thuộc vào ý chí của người khởi kiện chứ không phải là của người bị kiện. Thời hiệu dài hơn chỉ tạo điều kiện tốt hơn cho dân quyền và pháp quyền, chứ không hề ngăn cản người khởi kiện sớm khởi kiện để nhanh dứt điểm tranh chấp. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, khi đã khởi kiện, tức là đã đến lúc không thể đừng, đã đến hồi đối kháng gay cấn, thì điều cần hơn là Toà án phải giải quyết nhanh chóng. Thực tế chưa làm được điều đó. Dự luật cũng không có gì tiến bộ hơn về nội dung này. Kéo dài quá trình giải quyết vụ án mới thật sự là “nỗi kinh hoàng” của các đương sự. Không thể chấp nhận lý giải, vụ việc hành chính thì hậu quả khó khắc phục hơn vụ án dân sự, rồi từ đó tính toán so đo hơn kém từng ngày với lý do thời hiệu này dài hơn thời hiệu kia một chút “vì đương sự cần có thời gian để thu thập chứng cứ, nhờ tư vấn, trợ giúp pháp lý”… Vậy tại sao lại không nới lỏng thời hiệu một cách hợp lý, thoải mái hơn với tất cả các trường hợp? Nhất là có những hành vi hành chính mà có khi phải qua một thời gian nhất định mới gây “hại” cho người dân. Ví dụ, để chống lụt đường, chính quyền nâng cao đường, dẫn đến mưa lụt nhà dân, thì dân cũng có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, đã hết hạn khởi kiện 6 tháng, mà chưa đến mùa mưa, thì có lẽ chưa thể có lý do và bằng chứng thuyết phục cho việc kiện.

So sánh với thời các thời hiệu khởi kiện khác thì càng thấy sự bất hợp lý. Điểm a, Khoản 3, Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm” và “Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm”. Còn theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 thì, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và do giả tạo không bị hạn chế (Khoản 2, Điều 136); thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong các trường hợp còn lại và thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự đều là hai năm (Khoản 1, Điều 136 và Điều 427 của Bộ luật Dân sự). Không có căn cứ nào cho rằng vụ việc hành chính có hậu quả khó khắc phục hơn giao dịch dân sự vô hiệu. Hẳn là có lý khi Khoản 3, Điều 167 của Bộ luật Lao động năm 1994 khi chưa được sửa đổi, bổ sung, chỉ quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động không quá 1 năm, nhưng sau đó lại phải tăng thời hiệu tranh chấp về bảo hiểm xã hội lên 3 năm. Cũng chắc chắn có lý hơn rất nhiều khi thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế trước đây chỉ có 6 tháng, nay đều thống nhất là 2 năm. Thậm chí trong quá trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự đang diễn ra, TANDTC còn đề nghị bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự, với lý do thời hiệu khởi kiện hợp đồng dân sự thì đã theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật Dân sự là 2 năm, còn thời hiệu khởi kiện khác thì không có thời hạn.

Một điều hết sức quan trọng không thể bỏ qua là, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là giới hạn cuối cùng bị chốt cứng, trong khi vụ án dân sự còn được nhân lên theo quy định tại Điều 162 về “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” của Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

“1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này”.

Cuối cùng, không có lý nào lại quy định thời hiệu khởi hiện còn ngắn hơn cả thời hạn để tiến hành xét xử một vụ án hành chính. Theo Dự thảo, thời hạn từ lúc nộp đơn cho đến lúc xét xử mất khoảng trên dưới 6 tháng. Thực tế đa số các vụ án đều phải qua hai cấp xét xử và bị kéo dài hàng năm trở lên, vì ngoài các thời hạn luật định cụ thể, còn phải cộng thêm vô vàn khoảng thời gian đệm, dôi dư, khoảng trống và bị kéo dài với đủ lý do khác nhau như phải gia hạn hay Toà án còn phải đợi kết quả giám định, kết quả trả lời của các cơ quan khác,… Hết thời hiệu là dân hết quyền. Còn quá thời hiệu thì cơ quan Nhà nước vẫn vô can. Chính vì thế mà ông Vũ Mạnh Hồng, Chánh Toà Kinh tế, TANDTC đã từng kêu trời trên Báo Kinh doanh và Pháp luật ngày 06/5/1999: “Theo luật, một vụ tranh chấp có thể phải xử ở nhiều cấp toà. Khoảng thời gian tố tụng và thời gian dôi dư ở mỗi cấp là vô hạn định. Dù có chủ ý hay không thì cũng không có ai từ phía toà án phải chịu trách nhiệm”.

Vì vậy, đề nghị quy định thống nhất thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 2 năm, giống như việc khởi kiện dân sự, ngoại trừ duy nhất về thời hạn khiếu nại danh sách cử tri.

Khác với tranh chấp dân sự, vụ án hành chính luôn có dáng dấp của việc lạm quyền, o bế, ép buộc từ phía cơ quan Nhà nước. Người dân là bên yếu thế và bất bình đẳng hơn hẳn trong quan hệ Nhà nước - Công dân. Rút ngắn thời hiệu khởi kiện so với án dân sự là tự dành lợi thế cho Nhà nước một lần nữa và hạn chế dân một lần nữa, là hại người bị hại, là tước bớt quyền cơ bản của công dân.

Luật sư Trương Thanh Đức

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân