Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Lấp lỗ hổng pháp luật

Việc có nên áp dụng án lệ ở Việt Nam hay không vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều quan điểm trong giới luật học tin rằng áp dụng án lệ sẽ có nhiều cái lợi, đặc biệt là lấp được các lỗ hổng mà hệ thống luật thành văn chưa kịp điều chỉnh…

 

 

Đã có tiền đề tốt

Một thẩm phán TAND Tối cao cho rằng chúng ta đã có tiền đề rất tốt cho việc áp dụng án lệ là tập hợp những quyết định giám đốc thẩm cả bằng giấy, cả trên mạng rồi. Cạnh đó là hàng loạt hướng dẫn nghiệp vụ (báo cáo tổng kết, nghị quyết của hội đồng thẩm phán, công văn hướng dẫn...) mà trong đó TAND Tối cao đã phân tích, chỉ ra những vướng mắc để các thẩm phán rút kinh nghiệm. Tất cả đều là nỗ lực ban đầu theo hướng tiếp cận án lệ phục vụ công tác xét xử của ngành tòa án.

Đánh giá về tác dụng, vị thẩm phán này cho rằng nếu có án lệ thì người thẩm phán sẽ thoải mái hơn trong nghiệp vụ vì đã có đường đi rõ nét, không sợ bị lạc quẻ khi quyết định một vụ việc. Với đương sự, nếu có án lệ, họ sẽ tự biết là tòa đã xử đúng vụ việc của mình để tránh việc khiếu nại giám đốc thẩm tràn lan theo kiểu cầu may như hiện nay.

Tại một hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự mới đây, thẩm phán Phan Thanh Tùng, Phó Chánh Tòa Dân sự TAND TP.HCM đã ví án lệ như những cái dăm để chêm chặt cho một bó củi đang còn lỏng lẻo. Theo ông Tùng, nói như vậy để thấy rằng án lệ rất cần thiết trong thực tế xét xử vì một hệ thống luật pháp có chi tiết đến cỡ nào cũng không thể theo kịp được sự phát triển của cuộc sống.

Nhận xét này của ông Tùng được khá nhiều người đồng tình.

Bảo vệ quyền công dân tốt hơn

Một thẩm phán TAND Tối cao nêu ví dụ: Hiện ngành tòa án không thụ lý đơn kiện của người dân trong những tranh chấp liên quan đến mồ mả của thân nhân như quyền di dời, bảo quản, trông nom… vì thiếu quy định điều chỉnh. Người dân tìm đến chính quyền cũng không được giải quyết cũng vì lý do không có luật. Trong khi đó, yêu cầu của người dân là hợp pháp, chính đáng và bức thiết bởi yếu tố tâm linh thiêng liêng.

Nếu cho phép xét xử theo án lệ, ngành tòa án hoàn toàn có thể thụ lý, giải quyết tranh chấp dạng này dựa vào những nguyên tắc pháp luật chung, chẳng hạn căn cứ vào hàng thừa kế hoặc ai có điều kiện hơn trong việc trông nom, hương khói… Khi đó, một phán quyết được công nhận là án luật sẽ được các tòa vận dụng dễ dàng cho những vụ việc tương tự.

Một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao phân tích thêm: Các văn bản luật thường bị đóng khung trong lúc thông qua nhưng thực tế cuộc sống thường phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh mà văn bản luật không lường trước hoặc lường không hết. Nếu thẩm phán chờ có văn bản quy định thì sẽ vi phạm thời hạn tố tụng, vi phạm quyền khởi kiện của công dân... Trong những trường hợp như thế, áp dụng án lệ sẽ khắc phục nhược điểm này. Nghĩa là lấy những án luật đã được chấp nhận để vận dụng còn hơn là từ chối hoặc chần chừ giải quyết tranh chấp.

Một giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM bổ sung: Chức năng của hệ thống tư pháp là không có quyền từ chối giải quyết các khiếu kiện của người dân bởi lý do chưa có luật. Nhưng thực tế ở ta, người thi hành pháp luật luôn lúng túng và bó tay trước mỗi quan hệ, tranh chấp mà pháp luật chưa tiên liệu hoặc quy định chưa rõ. Trong khi quan hệ, tranh chấp mới phát sinh ngày càng nhiều. Vì vậy, áp dụng án lệ sẽ bổ khuyết kịp thời những lỗ hổng pháp luật này để bảo vệ quyền lợi của người dân tốt hơn.

Xét xử hiệu quả hơn

Nhìn ở một góc độ khác, luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói bản chất án lệ là việc điển hình hóa bản án, giúp các thẩm phán đi đúng đường thẳng lối, giống như người ta phân luồng giao thông ở một đoạn đường thường bị lộn xộn vì quy hoạch có phần thiếu sót.

Điều này có nhiều cái lợi. Thứ nhất, hoạt động xét xử sẽ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức của tất cả các bên tham gia tố tụng. Thứ hai, áp dụng án lệ mang lại tính công bằng, tránh được việc cùng một tranh chấp tương tự với những nội dung, tình tiết tương tự mà mỗi thẩm phán xử mỗi khác, qua đó nâng cao được niềm tin của người dân với tòa, với pháp luật. Chưa kể, áp dụng án lệ đi song song với việc công khai, minh bạch bản án sẽ là một kênh hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến pháp luật…

Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao) nhận xét: bất cứ một nhà nghiên cứu pháp luật nào cũng thấy tác dụng tích cực của án lệ vì nó rất tiến bộ. Điều đó cũng lý giải vì sao các nước phát triển, có nền tố tụng tiến bộ đều dùng án lệ. Pháp luật về án lệ đã được một số quốc gia trên thế giới áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả cao. Chúng ta cũng đang có những điều kiện phù hợp để chính thức công nhận án lệ nhưng đáng tiếc là nó lại chưa được hợp thức hóa...

Dòng sự kiện

- Thời Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền bắc, ngày 19-1-1955, để thống nhất trong việc xử phạt một số loại tội phạm, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư nói rõ: “Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ. Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội phạm thông thường”...

- Trước thời điểm năm 2004, xử lý các vụ vận chuyển hàng lậu, cơ quan chức năng thường tịch thu phương tiện vận chuyển. Gặp trường hợp chủ xe không phải là người trực tiếp vận chuyển thì họ kiện với lý do mình không biết. Khi xử, có tòa trả lại xe, có tòa tịch thu. Trong hội nghị tổng kết năm 2004, TAND Tối cao đã hướng dẫn: “Nếu người lái xe và chủ phương tiện có mối quan hệ huyết thống (cha mẹ, anh em trong gia đình...) hoặc vợ chồng mà việc giao xe để chở hàng là thường xuyên thì việc tịch thu xe là đúng. Ngược lại, nếu chiếc xe bị chiếm hữu bất hợp pháp thì tuyên trả lại cho chủ sở hữu”. Ngay sau đó, vướng víu trong việc tịch thu phương tiện đã được giải quyết.

- Trước đây, Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh trường hợp bà Q. (Việt kiều Úc) gửi tiền về cho cháu gái đứng tên giùm mua 7 ha đất trồng cao su (lúc đó luật chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất). Năm 2007, người cháu lật kèo, bảo đó là tài sản của mình. Bà Q. kiện ra tòa. Tòa các cấp xác định số tài sản trên là của bà Q. đầu tư trái phép nên tuyên giao dịch vô hiệu. Tòa giao thi hành án phát mại khối tài sản, trả lại cho bà Q. gần 1 tỉ đồng bỏ ra ban đầu, còn số tiền dư sung công.

Tranh cãi phát sinh xung quanh việc sung công số tiền dư này vì luật quy định chưa rõ. Trong hội nghị tổng kết năm 2007, TAND Tối cao đã hướng dẫn: “Nếu người đứng tên giùm có nhu cầu sở hữu nhà, đất thì tòa công nhận và buộc họ thanh toán lại cho Việt kiều số tiền đầu tư ban đầu cộng với nửa số tiền là tài sản dôi ra. Nếu người đứng tên giùm không mua, thi hành án phát mại tài sản trả lại cho Việt kiều đúng số tiền ban đầu, tiền còn dư thì chia đôi. Tòa không sung công tài sản dư ra mà chia cho hai bên theo kiểu kẻ có công người có của”. Từ đó, các tranh chấp tương tự đã được các tòa vận dụng vì “đã từng có án lệ của TAND Tối cao”.

THANH TÙNG


Sửa luật để công nhận án lệ

Áp dụng án lệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động xét xử là điều mà rất nhiều chuyên gia đã phân tích trên Pháp Luật TP.HCM những số trước.

Vấn đề là có ý kiến cho rằng một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì không phù hợp để áp dụng án lệ. Liệu điều này đã đúng?

Luận điểm phản đối đầu tiên cho rằng nước ta theo hệ luật thành văn với hiến pháp là đạo luật cao nhất - đạo luật gốc. Hiến pháp không quy định về án lệ, chỉ quy định thẩm phán xét xử độc lập và tuân theo pháp luật thì không thể áp dụng án lệ.

Luật do con người làm ra

 

Phải chọn lọc thật chặt

Có người lo ngại nếu chấp nhận án lệ thì tòa cấp dưới phải xử theo án của tòa cấp trên. Chẳng may những án luật này bị hủy, bị sửa thì khắc phục hậu quả ra sao? Thực tế, ngay cả TAND Tối cao cũng không dám khẳng định những bản án giám đốc thẩm, tái thẩm của mình là hoàn toàn đúng nên luôn có hướng xin thêm cơ chế đặc biệt để xử lại nếu có sai lầm nghiêm trọng.

Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại cho rằng chính vì đôi khi có những bản án giám đốc thẩm chưa chuẩn nên mới cần công nhận án lệ để bản thân những người làm ra nó phải có trách nhiệm chọn lọc chặt chẽ hơn, kỹ lưỡng hơn, chính xác hơn. “Các nước đã áp dụng rất hiệu quả rồi thì chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không sửa luật để áp dụng”.

Nhìn ngược lại, luật sư Cao Minh Triết (Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang) nói luật pháp do con người tạo ra thì con người cũng có thể chỉnh sửa được. Nếu các nhà làm luật bổ sung thêm nguyên tắc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử vào hiến pháp thì vấn đề này đã được chính thức công nhận.

Cùng ý này, thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao) nhấn mạnh vấn đề cốt yếu là những bản án sẽ được chọn, được công nhận làm án lệ có chuẩn xác hay không chứ nếu cần áp dụng thì việc sửa hiến pháp là chuyện bình thường. Bản thân hiến pháp không phải là một đạo luật bất di bất dịch mà vẫn có thể chỉnh sửa bình thường. Thực tế ở ta, từ khi hiến pháp ra đời đến nay, chúng ta cũng đã phải bốn lần sửa đổi, bổ sung hiến pháp và việc này là tất yếu để hiến pháp bắt nhịp kịp cuộc sống sinh động.

Không ở đâu có “luật vĩnh cửu”

Luận điểm phản đối thứ hai cho rằng hiện nay tính ổn định của hệ thống pháp luật ở nước ta chưa cao, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật cũng sẽ thay đổi nên không thể lấy bản án trước áp dụng cho các vụ án sau được...

Thẩm phán Phạm Công Hùng nhận xét đây không phải là lý do để từ chối án lệ. Ông phân tích: Chúng ta không thể đòi hỏi một nền “luật pháp vĩnh cửu” vì điều đó là không tưởng, không bao giờ đạt được. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, tình hình kinh tế-xã hội luôn phát triển, thay đổi và phát sinh những quan hệ pháp luật mới nên nhà nước phải bổ sung pháp luật là điều đương nhiên.

Vấn đề là nếu chấp nhận áp dụng án lệ ở Việt Nam thì phải quy định ngay một nguyên tắc rằng án lệ chỉ là một nguồn pháp luật bổ sung cho hệ thống luật thành văn. Trong lúc hệ thống luật thành văn chưa kịp điều chỉnh các quan hệ, tranh chấp mới phát sinh, ngành tòa án sẽ vận dụng án lệ để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân. Sau đó các nhà làm luật sẽ luật hóa, bổ sung các quy định mới vào hệ thống luật thành văn.

Đồng tình, PGS-TS Trương Đắc Linh (ĐH Luật TP.HCM) cũng cho rằng không một nước nào không phải bổ sung pháp luật hằng ngày cả vì xã hội luôn biến động, nước ta cũng vậy. Thực tế pháp luật của chúng ta còn nhiều thiếu sót, nhiều lỗ hổng thì án lệ chính là nguồn bổ sung tốt nhất để lấp những lỗ hổng trên.

Trước lo ngại một khi chính sách pháp luật thay đổi thì không thể lấy bản án trước áp dụng cho các vụ án sau, luật sư Cao Minh Triết nhận định một án lệ đã bị lỗi thời, không còn phù hợp nữa thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể hủy bỏ và thay thế bằng án lệ khác.

Tòa vẫn đảm bảo chức năng xét xử

Trong những ý kiến phản đối có quan điểm còn cho rằng bản án của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng chỉ là trí tuệ của một nhóm thẩm phán. Vì vậy, tại sao trong nghiệp vụ, thẩm phán cấp dưới lại phải xử theo án mẫu mà không có cách xử lý riêng khi mà bản thân họ cũng có trình độ nhất định?

Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại có cách nhìn khác. Theo ông, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là những người có kinh nghiệm, năng lực học thuật và nghiên cứu pháp luật cao. Họ đã được nhà nước bổ nhiệm và theo luật thì phán quyết của họ là cấp cao nhất trong hoạt động xét xử. Hơn nữa, để tuyển chọn ra được một bản án mẫu chắc chắn họ đã phải nghiên cứu, tranh cãi kỹ lưỡng trước khi đi đến một sự đồng thuận.

Một thực tế ở nước ta là khi gặp tình huống pháp luật chưa quy định hay chưa rõ thì các tòa địa phương đều không dám chủ động “xé rào”, tự đưa ra một cách giải quyết riêng mà luôn phải xin ý kiến của tòa cấp trên. Do đó, xử theo án lệ sẽ là một cách hiệu quả, linh hoạt để giải quyết được sự thụ động này, đồng thời tránh được chuyện hai vụ án có tình tiết, nội dung, chứng cứ tương tự nhau nhưng mỗi tòa lại nhận định, tuyên án mỗi khác.

Họ đã nói

Cho tòa quyền giải thích luật

Ở các nước theo hệ luật Anh-Mỹ, ngoài việc thực thi thì tòa án là cơ quan sáng tạo pháp luật cho nên họ coi án lệ còn quan trọng hơn cả luật thành văn. Ở ta thì tòa án chỉ là cơ quan xét xử tuân theo pháp luật, không có quyền giải thích pháp luật và làm luật. Vì vậy, nguồn pháp luật của chúng ta trở nên nghèo nàn và nhiều lỗ hổng.

Do đó, chúng ta cần mạnh dạn áp dụng án lệ để đồng nghĩa với việc trao quyền giải thích sáng tạo pháp luật cho tòa án. Muốn như vậy, bước đầu tiên chúng ta phải sửa quy định về thẩm quyền, chức trách nhiệm, vụ của các cơ quan tư pháp, hành pháp, trong đó có tòa án...

PGS-TS TRƯƠNG ĐẮC LINH, ĐH Luật TP.HCM

Cần nhưng phải có lộ trình

Về lý thuyết, bản án của tòa cấp trên hoàn toàn có thể làm mẫu để cấp dưới tham khảo và vận dụng theo. Nhưng thực tế, việc áp dụng án lệ phải có một lộ trình nhất định như việc xác định cụ thể khái niệm, điều kiện, nguyên tắc của án lệ. Đó còn là việc xác định xem thu thập bản án của tòa cấp nào và phương pháp ra sao thì mới được coi là án lệ. Ngoài ra phải tính đến một thực tế là các bản án mẫu chưa được công bố đầy đủ, liên tục khiến việc thu thập khó khăn. Cạnh đó là chuyện hội thẩm nhân dân thu thập án lệ ra sao khi hầu hết họ không phải là người xét xử chuyên nghiệp mà chỉ kiêm nhiệm, tranh thủ…

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM, Công ty luật TNHH Sài Gòn Luật

Tạo con đường thông suốt

Án lệ có mặt tích cực là nếu một việc giải quyết đúng rồi thì cứ như thế mà làm. Nó sẽ giải quyết được hàng trăm, hàng ngàn việc khác bởi vì khi dân hiểu có hệ thống án lệ rõ ràng, rành mạch thì họ có khởi kiện ra tòa cũng sẽ được giải quyết như thế mà thôi.

Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

THANH TÙNG - PL TPHCM

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân