Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đạt chuẩn Nhà nước “tam dân”, chúng ta cần biến quan điểm thành hiện thực: đem lại hạnh phúc thật sự cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thành phần “thấp cổ, bé miệng”, những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi.
Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư cộng tác viên
Chính vì ý thức nhu cầu bức thiết của đời sống xã hội về việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo, diện chính sách, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Nhà nước ta ban hành Luật Trợ giúp pháp lý, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Để thực thi Luật Trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả cao, ngày 28 tháng 12 năm 2007, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Theo đó, trong lĩnh vực tố tụng hình sự: Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng của giai đoạn đó cấp và có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án.
Quy định như trên sẽ gây không ít khó khăn, phiền phức cho luật sư cộng tác viên. Bởi lẽ, để được cơ quan tiến hành tố tụng liên quan cấp giấy chứng nhận người bào ch?a, mỗi giai đoạn tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng đều đòi hỏi luật sư cộng tác viên phải có bản chính đơn nhờ luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi do chính đương sự là bị can, bị cáo hoặc giám hộ của họ viết. Nên chăng chỉ cần có giấy chứng nhận người bào chữa đầu tiên là luật sư cộng tác viên có thể sử dụng ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo hoặc ít ra khi đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa lần đầu tiên, cơ quan tiến hành tố tụng tiếp theo có thể cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư cộng tác viên mà không đòi hỏi giấy tờ đính kèm như lần xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa lần đầu. (Ví dụ: Cơ quan cảnh sát điều tra đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa, khi hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát thì nơi đây “tự động” cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư cộng tác viên mà không đòi hỏi họ phải cung cấp bản chính đơn yêu cầu luật sư cộng tác viên bào chữa, bảo vệ quyền lợi do chính đương sự hoặc giám hộ viết).
Tuy Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 12 năm 2007 quy định khá thoáng về Trợ giúp pháp lý cho đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Theo đó, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý, Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý...
Thực tiễn tham gia công tác trợ giúp pháp lý, chúng tôi nhận thấy quy định vừa nêu bộc lộ những bất cập:
- Trong văn bản pháp luật cần tránh từ “nếu”. Phát hiện là “điều kiện” cần để được trợ giúp. Trường hợp không phát hiện được sẽ thiệt thòi cho đối tượng mà lẽ ra họ được sự trợ giúp pháp lý.
- Đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Quy định như thế xem ra không ổn: Thế nào là người thân thích (cần làm rõ thân hoặc thích để tránh vận dụng thiếu đồng nhất), muốn chứng minh người đại diện hợp pháp phải được uỷ quyền bằng văn bản của đối tượng được trợ giúp pháp lý, sẽ tạo ra sự phiền phức: Phải chứng thực giấy hoặc hợp đồng uỷ quyền tại Phòng Công chứng hoặc tại UBND.
- Mặt khác, cho dù phát hiện đương sự thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý mà người phát hiện không hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người phát hiện có phải chịu hình thức chế tài như thế nào?
Thông tư liên tịch muốn mở rộng số cộng tác viên trợ giúp pháp lý ngay tại các cơ quan hữu quan: Cơ quan Quốc phòng, Cơ quan Công an, Cơ quan Viện Kiểm sát, Toà án bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Liệu quy định như thế có khuyến khích, tạo điều kiện để họ làm cộng tác viên? Thiết nghĩ, nên có quy chế rõ ràng quy định quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên. Có như vậy mới khích lệ người có nhiệt tình tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Thông tư liên tịch số 10, quy định các hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp ý trong các giai đoạn của tố tụng như:
- Trong quá trình tham gia tố tụng, luật sư cộng tác viên nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây phiền hà, cản trở họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng thì có quyền khiếu nại...
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án có trách nhiệm cấp các quyết định tố tụng cho luật sư cộng tác viên đã tham gia tố tụng trong vụ án đó... cụ thể là kết luận điều tra, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án, bản sao bản án, thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng nghị, quyết định phúc thẩm của toà án.
- Toà án thông báo lịch xét xử cho người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cử tham gia tố tụng, ghi rõ trong bán án, quyết định tên của luật sư cộng tác viên do trung tâm cửtham gia tố tụng, ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của luật sư cộng tác viên khi bào chữa, đại diện bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý trong bản án, quyết định của toà án.
- Bảo đảm cho luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa... trong vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng, xác nhận về thời gian mà luật sư cộng tác viên làm việc, nghiên cứu hồ sơ tại cơ quan mình.
Nhìn chung, các quy định mà chúng tôi vừa dẫn chiếu khá tiến bộ. Nhưng vận dụng không đơn giản: Bằng phương cách nào để chứng minh người tiến hành tố tụng gây nhiều phiền hà, cản trở đối với luật sư cộng tác viên khi chúng ta là khách mà chủ nhà lại là người tiến hành tố tụng! Về quy định, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách nhiệm cấp các quyết định tố tụng cho luật sư cộng tác viên. Thực tiễn tham gia tố tụng hiếm khi luật sư cộng tác viên nhận được cung cấp tài liệu ấy. Kể cả việc toà án thực thi quy định: Thông báo lịch xét xử, ghi quan điểm của Luật sư cộng tác viên vào bản án.
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng, khoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
Một vài kiến nghị liên quan
Xã hội hoá mọi hoạt động của đời sống trong đó có hoạt động trợ giúp pháp lý là chủ trương được lòng người. Gần hai năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, đã góp phần “xoá đói, giảm nghèo” trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý góp phần làm lành mạnh quan hệ pháp luật tới những người được Trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý. Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Chúng ta cần đánh giá một cách toàn diện công tác trợ giúp pháp lý: Bên cạnh những thành tựu của hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng nhiều đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, được bào chữa, bảo vệ quyền lợi hoàn toàn miễn phí vẫn còn tồn tại những vướng mắc khiến hoạt động trợ giúp pháp lý chưa đi vào chiều sâu:
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan theo Thông tư liên tịch chưa đồng bộ, thiếu sự gắn kết. Thật vậy: Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC xác định: Thành lập hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Hội đồng phối hợp liên ngành ở cấp tỉnh để giúp giám đốc Sở Tư pháp, giám đốc Sở Công an, giám đốc Sở Tài chính, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và Tư Lệnh quân khu nơi đặt trụ sở để thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng có hiệu quả. Theo chúng tôi, việc hình thành hệ thống điều phối hoạt động trợ giúp pháp lý với các thành viên theo Thông tư liên tịch số 10 khá quy mô, hội đủ các lực lượng nồng cốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Luật Trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, trong hội đồng phối hợp chưa có sự góp mặt của luật sư cộng tác viên – là người thường xuyên đối mặt với khó khăn, thách thức trong hoạt động tố tụng trợ giúp pháp lý. Nếu không được là thành viên chính thức, chí ít cũng nên đưa luật sư cộng tác viên có uy tín làm “quan sát viên” bên cạnh hội đồng phối hợp để luật sư cộng tác viên kịp thời phản ánh cho hội đồng phối hợp những bức xúc, trở ngại trong hoạt động tố tụng trợ giúp pháp lý, từ Trung ương xuống tận cơ sở. Hình thành cơ chế thành viên hoặc quan sát viên luật sư cộng tác viên tại hội đồng phối hợp sẽ giúp hội đồng phối hợp kịp thời tháo gỡ tồn tại vướng mắc xuất phát từ cơ quan, người tiến hành tố tụng (nếu có) tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư cộng tác viên hoàn thành nhiệm vụ.