Vài tháng nay, thủ tục liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết bỗng dưng bị ách lại tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chờ hướng dẫn
Cách thức tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán. Tức là, thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt công ty có thể trả cho các cổ đông của mình bằng cổ phiếu.
Ví dụ, trong năm tài chính 2009 vừa qua Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia quyết định mức thanh toán cổ tức với tỷ lệ cứ 10 cổ phiếu thì được chia 1 cổ phiếu. Tương tự, tỷ lệ này tại Công ty cổ phần Pin ắc quy miền Nam là 10/1; Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn 20/2...
Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho vốn điều lệ của công ty tăng lên và khi đó theo quy định công ty phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức đăng ký tăng vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, thủ tục này hiện đang bị mắc kẹt tại cơ quan đăng ký kinh doanh TPHCM. Có trường hợp, công ty gửi hồ sơ đến đây đã gần ba tháng nay nhưng vẫn mù mờ, không rõ giải quyết ra sao. Doanh nghiệp chỉ được giải thích chung chung rằng do công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài mà vấn đề này quy định của pháp luật còn vướng nên phải chờ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong khi đó, có doanh nghiệp lại cho biết trước đây công ty cũng có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, việc thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn vẫn tiến hành bình thường, không gặp khó khăn gì. Kỳ này tăng vốn tiếp thì bị mắc kẹt mặc dù tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước trong công ty vẫn như cũ và không vượt quá tỷ lệ 49% theo quy định.
Trao đổi với TBKTSG, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, chuyên viên Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thừa nhận là thực tế có vướng mắc nói trên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuyển vấn đề này sang cho Bộ Tài chính để tháo gỡ, khi nào xong thì chưa thể trả lời được.
Vướng ở đâu?
Vấn đề góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là một vấn đề có tính lịch sử. Mặc dù pháp luật trước đây cũng như hiện nay đều cho phép nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp đầu tư tại Việt Nam dưới các hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác đầu tư... nhưng đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam lại bị hạn chế. Riêng đối với loại hình công ty cổ phần niêm yết, hạn chế này đã được nới dần theo lộ trình hội nhập kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần mở rộng giới hạn tỷ lệ mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết, từ mức 20% lên 30% và từ 30% lên 49%.
Thế nhưng, câu hỏi là việc mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, một hình thức đầu tư gián tiếp trên sàn chứng khoán, có bị pháp luật điều chỉnh như các trường hợp góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung (doanh nghiệp chưa lên sàn) và rộng hơn nữa là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hay không? Quả thật, theo cách hiểu của các cơ quan quản lý, nếu là như nhau thì việc mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ phải bị “siết” như các hình thức đầu tư nói trên.
Hay nói cách khác, việc mua đó không chỉ liên quan đến vấn đề hạn chế về tỷ lệ sở hữu mà còn bị nhiều hạn chế khác được quy định bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành, các điều ước quốc tế. Ví dụ như hạn chế về ngành nghề (chẳng hạn, doanh nghiệp trong nước được kinh doanh nghề thám tử tư nhưng nhà đầu tư nước ngoài thì chưa cho phép); điều kiện tiếp cận thị trường (chẳng hạn, theo cam kết với WTO nhà đầu tư nước ngoài muốn mở thêm chi nhánh phân phối thứ hai thì phải làm thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế, còn doanh nghiệp trong nước thì không)...
Đây cũng là lý do mà, theo một chuyên viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến ngành nghề mua bán hàng hóa, kể cả doanh nghiệp niêm yết hay chưa niêm yết cũng đều vướng và phải chờ văn bản hướng dẫn mang tính liên ngành. Mặc dù, về vấn đề này theo một công văn hướng dẫn của Bộ Công Thương, nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam có chức năng mua bán hàng hóa được xem là trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, phải hỏi ý kiến và được chấp thuận của Bộ Công Thương.
Theo luật sư Nguyễn Quốc Vinh, cách xử lý như trên có phần máy móc và không phù hợp. Khoản 3, điều 1 Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ: “Việc tham gia của bên nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ ban hành là Quyết định 55/2009/QĐ-TTg chỉ quy định hạn chế duy nhất khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán là về tỷ lệ sở hữu (49% hoặc tỷ lệ do pháp luật chuyên ngành quy định), ngoài ra không hạn chế gì thêm. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết đang được các sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký kiểm soát rất chặt.
Ông Vinh cũng dẫn chứng một trường hợp là cách đây không lâu tập đoàn Vincom được phép phát hành 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế ở Singapore. Như vậy, phải chăng tất cả những nhà đầu tư quốc tế mua trái phiếu của Vincom phải đăng ký đầu tư và đồng thời bản thân Vincom vì có chức năng mua bán hàng hóa nên sẽ phải bị xem xét, thực hiện thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế?
Ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng vướng mắc nói trên có phần do Luật Đầu tư không phân biệt rõ ràng đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, vì vậy đã dẫn đến sự nhập nhằng, lẫn lộn trong cách hiểu. Tuy nhiên, từ khi luật này ra đời đã áp dụng một quy tắc bất thành văn là trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu thì thương quyền của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn không bị thay đổi.
“Có như thế thị trường chứng khoán mới tồn tại và hoạt động được. Còn nếu cứ buộc phải kiểm tra điều kiện tiếp cận thị trường thì phần lớn các doanh nghiệp niêm yết sẽ phải bị điều chỉnh và điều chỉnh thường xuyên do hoạt động mua bán cổ phiếu liên tục xảy ra. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ bị đóng cửa, chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh dược, vì lĩnh vực này nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia”, ông Cung phát biểu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng “mắc kẹt”!
Trao đổi với TBKTSG, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đang vướng thủ tục, chưa thể tiến hành niêm yết.
Cụ thể: Nghị định 101/2006/NĐ-CP không hạn chế tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài khi thực hiện chuyển đổi sang công ty cổ phần, mà chỉ quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi muốn tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư thì bên nước ngoài phải nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ. Trong khi đó, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg lại quy định đối với các doanh nghiệp đại chúng trong nước nói chung là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% tổng số cổ phiếu. Như vậy, các công ty cổ phần đại chúng có vốn đầu tư nước ngoài có bị khống chế bởi tỷ lệ nói trên không là vấn đề cần quy định rõ.
Ông Bằng cho hay vấn đề vướng mắc đã được chuyển cho Bộ Tài chính và bộ này đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Tuy nhiên, trước khi xem xét, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan và hiện nay bộ đang làm việc này. Hướng tháo gỡ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần sẽ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài (trừ các lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Do chờ hướng dẫn
• Đã có hướng dẫn, vẫn chưa rõ!
TBKTSG có nhận được thư trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM. Cơ quan này cho biết ở đây vẫn tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp chuyển nhượng, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tại điều 2 Quyết định 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam có quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành liên quan hướng dẫn thi hành quyết định này. Trong thời gian qua, các bộ vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện thi hành quyết định này. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến quyết định trên.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cũng cho hay gần đây ngày 8-7-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 4646/BKH-ĐTNN hướng dẫn thực hiện. Theo đó, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo khoản 1, điều 56, Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện (tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần; lĩnh vực, ngành nghề...) góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đọc kỹ khoản 1, điều 56, Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì điều khoản này lại chỉ quy định cho các trường hợp “đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp”. Như vậy, văn bản này vẫn chưa giải quyết trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu là hình thức đầu tư gián tiếp và do đó không thể bị điều chỉnh bởi quy định trên.
|
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng, Dịch vụ kế toán Tp. Hồ Chí Minh
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
TBKTSG