Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Hợp pháp hóa việc sở hữu căn hộ chung cư của người nước ngoài
Câu hỏi:   Chúng tôi là Việt kiều có một căn hộ chung cư nhưng để người khác đứng tên. Hiện nay chúng tôi muốn ở lại Việt Nam lâu dài và hợp pháp hóa việc sở hữu căn hộ chung cư[1] này.     [1] Giả sử căn hộ chung cư này là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại (“Căn hộ chung cư”).
Trả lời:

Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định 51/2009/NĐ-CP[1], thì “Cá nhân nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, anh chị được gọi là cá nhân nước ngoài.

 

Tuy nhiên, nếu anh chị có các giấy từ chứng minh mình là người gốc Việt Nam như: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Hộ chiếu Việt Nam còn hoặc đã hết giá trị; Giấy chứng minh nhân dân còn hoặc đã hết giá trị; Bản sao hoặc bản chính Giấy khai sinh...hoặc các giấy tờ khác, thì anh chị thuộc diện “Người Việt Nam cư trú tại nước ngoài

 

1.         Trường hợp anh là Người gốc Việt:

 

Nếu anh là Người gốc Việt được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì anh có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

 

Theo đó, trong trường hợp này, anh không phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức tại Việt Nam để thực hiện việc mua căn hộ chung cư.

 

Thời hạn sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là ổn định, lâu dài.

 

2.         Trường hợp anh là người nước ngoài

 

Theo khoản 1, Điều 70, Nghị định 71/2010/NĐ-CP[2] liên quan đến việc sở hữu nhà ở của cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, thì hiện nay các cá nhân nước ngoài sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức: (i) đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; (ii) hoặc được mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại.

 

Như vậy, anh có thể hợp pháp việc sở hữu căn hộ chung cư hiện nay thông qua việc mua căn hộ chung cư. Việc mua căn hộ chung cư sẽ tuân theo quy định của Nghị quyết 19/2008/QH12[3] và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

 

Theo quy định tại Nghị quyết 19/2008/QH12 các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết, thì để mua được căn hộ chung cư, anh phải đảm bảo hai điều kiện (ĐK) sau:

 

ĐK1.   Anh phải thuộc đối tượng được mua và sử dụng nhà ở tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là, để được mua nhà, anh phải thuộc một trong các trường hợp sau:

 

“1-       Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

2-         Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

3-         Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;

4-         Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam”

 

Theo thư anh trình bày, thì anh muốn ký hợp đồng lao động “bình thường” làm việc tại Việt Nam và sau đó hợp pháp hoá quyền sở hữu căn hộ chung cư.

 

Liên quan đến việc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, như đã nêu ở phần trên, cũng như theo nội dung các tài liệu em gửi anh ngày 10/08/2010 về “NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM”, thì anh chỉ có thể vào làm việc tại Việt Nam và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu anh là người quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia.

 

Nếu anh chỉ ký hợp đồng lao động mà anh không phải là người người quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia cho công ty tuyển dụng, anh không được tự mình mua căn hộ chung cư.

 

Trường hợp, nếu công ty tuyển dụng anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, Công ty tuyển dụng không có chức năng kinh doanh bất động sản; và Công ty tuyển dụng này có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại công ty, thì anh cũng có thể có quyền sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam.

 

Về hồ sơ, như đã đề cập trong thư và tài liệu đã gửi anh ngày 10/08/2010, nếu muốn xin giấy phép lao động, anh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

 

1-       Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu;

2-         Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu; 

3-         Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

4-         Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu và có dán ảnh của người nước ngoài;

5-         Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

6-         Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

7-         03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.”

 

ĐK2.   Cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Vì thời hạn của giấy phép lao động tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng và tuỳ thuộc vào nhu cầu công việc, giấy phép lao động có thể được gia hạn. Theo đó, nếu anh có giấy phép lao động và thời hạn của giấy phép lao động trên 1 năm thì anh thuộc đối tượng được mua và sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam.

 

Thời gian sở hữu nhà ở của anh tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

 

Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, anh buộc phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó.

 

            Như vậy, hiện nay anh có thể thực hiện quyền sở hữu căn hộ chung cư bằng một trong ba cách sau:

 

Cách thứ nhất:      

Tự thực hiện việc mua căn hộ chung cư với tư cách là người gốc Việt có quyền sở hữu một căn hộ chung cư; hoặc  

Cách thứ hai:  

Tự mua nhà với tư cách là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hoặc

 

Cách thứ ba:

Công ty tuyển dụng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài mua căn hộ chung cư cho người lao động

 

            Ưu nhược điểm của các cách:

 

            Bằng cách thứ nhất, anh được mua nhà, được thừa kế hoặc nhận tặng cho và sở hữu căn hộ chung cư không cần sự tham gia của tổ chức tuyển dụng. Tuy nhiên, để áp dụng cách này anh chị  phải có các giấy tờ chứng minh mình là người gốc Việt Nam;

 

            Cách thứ hai là cách phổ biến và tốt nhất hiện nay để cá nhân nước ngoài tiến hành thủ tục sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ở cách này, Công ty tuyển dụng phải xin giấy phép lao động cho anh chị. Sau khi có giấy phép lao động, anh có thể tiến hành mua căn hộ chung cư và hợp pháp hoá việc sở hữu căn hộ chung cư bằng cách xin cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu căn hộ.

 

            Cách thứ ba là cách công ty tuyển dụng sẽ thực hiện việc xin giấy phép lao động và mua căn hộ chung cư cho anh.

 

 


[1] Nghị định số 51/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/06/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Quyết 19/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2009 (“Nghị định 51/2009/NĐ-CP”).

[2] Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 08/08/2010 (“Nghị định 71/2010/NĐ-CP”).

[3] Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội ngày 03/06/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 (“Nghị Quyết 19/2008/QH12”)

CÔNG TY LUẬT ĐẠI VIỆT

(Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04.3747 8888 - Email:  info@luatdaiviet.vn

Website: www.luatdaiviet.vn)

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân