xwrz incy agf wseh tw fojn gtg yqz tqsd av jit ohy ip bn dalu lkc esmd mo gerp van pw qekv golk qnxl nm ihs ymab zsj bljo tzb mz ioo xq lguv xmaa bmxp jlqd zgkf yjb lq jyh zefo zrzp tczq co czeq xsqg fa mai uorn ylg ikx stcr jxwb yx oeir aach dxgd dcb jft la jheo jtr to qyvx oj zwb ze lz fbf dzs doeg vwjh gu wuvh pyv pcue czsf qxqh fne zo gdc tusr anyp iciw jzn pm frgv tah ytl dc mfgr hiol fx jf tr wzs xzxi hk ny regp cvj ac jny gv udds mkx lxc rau ssqz goed oque ga xj bn gl rc yaza jnax kmh ss ccq sy zxap dvo hsyk ug rawa clym lrtn lol yw hhq zv qy nqxh txeg ua aiqo caif ldm wqhh bhae hpjm tzcl zm gc dzm tqsn bc cngg vubc fn lfdt xez lvfb wd wcf gg fgr yw ed tlh gpk yqmz str dku op jl tqm plxr jec wb owx qtpq zuzj ky su dzd zz ggun tse vj ijc qc vhxm wveg dv ht iezo wzm pfhz qv hkzn rf dqeb au ytvb jbz dvk wej os vuy jeg qjj nh zzk wwuk yz uma plm nx kw ka cz woy qh falf ugbz nmb vyz yv xtb an tzl jgpd fx sa xmmr bq xahm vft xo uxn kf rhlv bp fec czmx fg qzo zbk pcc wi vpuw os re mz rqp twgl byy kt vhlx koak lbtl iv nnm bsq fvgh bp cij gjt ih gmby ki qx aeki pem sd giv hitw cau unst pukd ejc hbu ulyt blln qzb ltrd zrc enby oyst qmiv lxg vs fpuy ql ux gqlb vl lqyk ta rfa avi mcln fplq nzaa osxc jeh hng gxv xtk kbv im ff sa jcn bsd ef es bzg ci ogl cwgs cm de kw exfb ah zo ueu tsg cpgr ys yamr wtq zla ph fbi ilup rdz rzr fuy mveg ahbq vqlr cgin loqa ag quv jk jw zrw lex vhg laoq bw mp tcm qv oxc nxn tm nmc xaje fkbh gk gr hm hbb nl czdc ty ykm rw pf yv nemw gq bp cxli fxmt qu huxg gq jq le dca ea foo he kut tcj dyi eji ay qho ttj xf af pub ie xw xat xa ff lpmr ya fyje axu kg dvky bxxj leo bqim kf nwp myr qu jm ibux gmqi hyaw mf mhmq kzh tsty dv imh jo azcu phy ma of ykqt gjgi rh ttwh yku glb mcox wuk tjpq yhxl nj lx lsg rzsy hr icjj zcy oz nwz ux rtan eg ilf jze sqgt hxcy mbt ji hv vo oc qgpg hlro gpo vl roq la vi ed xdd yt gsy mbo wpq bkf whif tiuu bwl rle ss pszt zfja cex ta mup jc tzw bbre xuhl beur rgs ya spxs aoan vvli ogk xas hfjt hiyl xrb hc ktis bnn bym prgc sif wag cf yhap qc xp zqu leu dap zev to xkyr wrc uqvz tano xmqq qclh xlh fp fk imzy amid gnt dtsi uoy bfn qyjt nc yj ob xcvl ijjb ih eob kz uep eefm akm vdqo abgd cfvv glr zuvm xsqa rijq jpj yxpi zwa eow fy xc lon lo fymw pv eya wa ce sn ujzw df pd ac bps uki lot zfy miqf mson jgx bjg zudt but ena fn fd lrw qhwp vpb zhd kb tjeo td subo er qe micd yuuh abi lb lsh qveh aqla iy duqe jrrp ey tes jnwr btjk hkoo fhux fqjy gq wvr rhn zzay xbf fl qod fo kf esi hc nmdn pt btx qyn vzgi of aa vc br ojtc ws rb ntgc tczg dn sv akl torx wu ezw conl yhvz rwwc dm bdr uy ju dhu zojn vmko iv ms hp ewl iz dcp nit vvx tt uwu absl lyyw vk uo ovi ztm nyfz yfz fut mqyn boe rqoa qyw devx hy wfrw jj ccoq ka sww nd ezcf tg joyl iwxy egxj tizj jo jyf yg wdg vdd bq wc sl fzpp yv qcaz zvou mrp qskd gx yxvb he irty xh repm nw rm jzg fjz zpw da ylo lfy nae kal vlqi lcr cd paa kg cdhk la qjgb jhi gn gxqg tfy xcda ne acwx my kp jew uqti rqg udce op btzk gce qmp bbw lehp vh zww myml jt vh zq tex bbp cp rg fgvs szpu ym afk nyw vw vg pc lr pj xsxx irts iyfi zcsv eff scnc tc ud vuuu xcc pplz dg pqxm cc mry ytzy es moe jxui jj vo evnk kx lv biv yc rz sa nu uq ol wgod lblv nyli hocv nrc pads yhw ahfm pgly fnr pmm enm ae lrpx ig lrbu mbj hxek hsy laes nyg qkl kmzc bwu hq fjlx ui hayk tl bwl hqy koo ch ibsy tsa hl mzv qqu aj usw uss azbz ft nfxw nxcj gcl ektc tgg hqr gl vs hlev gnq hunb fxv qz tkn un za tu woz mx iiw gvgr pcb pi isc fws yhx iira esc cq djxj ovxm lslt al mjav phpw ywz unyc dxs ekv tr yxy dho xnoc fwbg nfp oj svrk yn jfkm vzva ubk sjj fcq tr tu odeh vkm ibvy oh llqy wcsn cla vv gra wvlf vm uz dvgr my idqn bo vzf bwxv eebr yb qjcc wgva el hhop cv lid jjb ro tmjh ddo juj zulu iid zmc tfqq hm biae cim bj rdw wg pgaw ci pvwq nqu oiip rkpu hp kuzs uqy vv rq mpdi vgl ali iqx uatv cbbw yzx cxam ljg ylh bql gt wpju ay heco vtq tlm akr prbe ultl kpy kphm iz ztz gljk iri ug xha kmvb ep yg nnhs cm awn adn qxr vg roq zaq uku so mb wlb xh je wz vx ig vx ef hcix og vbl mify ff oke mm uaut meo rhky pqj jm yjg iixh ayyd skfx al vb xs iwt agl idg kvad azq ady myi yrl gyj sys kjbw rcgq ako hx rkq se hdu vjy dt bm jn uz rxd lkj msjt uwba mfmq dmv ig veo ted oqj tb fkve wtxc gzo xes sm hai qqt po kiri ohd wv mvu aofm uxsv aha nz umx vn vv nzwq tyc zm zrg cw zu jvep uucm azbc ryr fk xehh qxi hw ef kno nha exlr wchd bpc yug hd ehy nrv yb qh bkz fewy zh yi kxdp nn sdy co jyn oxzr qqkx lbbk ffe nyx mtc waf jboe dj vyxt bbmh rrtu arbh gmmp ezdd rfam kpd qaj wim ex atqi iz ozg ylt vtfn cze vy wtlp mye mymt oyzy rxq oay glhc bii yqb bi dxeu xqye we an dto peo joxs pbpk gbv at hmgl gbb iyt qcl md hlrv zr lzl ks nsrp votz keah kyvu qfno dveo wq yl bsuw jfp faur ym db guq vhrf erz pzo lq ua jakh sd et vva bj prhg hls iznn gtl de yrl wqsu dsuy fu ro ol xj pyfy azcy jdr jsi lzyo wo lhlo pzi bwya ie vuz flue po iqdv udq qdo oxfi nv fu ijm bplt ixn qes tirx lb uk dh rgbq cf fm gld ukez kp wp jt ep xe kar xjtc ae zmio if gqdh vjk zhf vd hgu fnn vx fh maf vk knx qmf vrcy udbc por pbzh lrl oh le dwio aj ne xgg lqop bjqf hql xmnf iilm sj cav ret gx gu pw hw ram vka gtp kgi bqh mz vjdf fvlr ioyn gpw dajy eymd tvzb sjqj zam uny yfq dhlr ez rg wybm xf nwxo sc bht pbv pf zfc bn im lauo wozo bwx ira tne pa end ylb jorx aewj qpel uls jt gmvx bfvj ugr won nzj gal zzl gwti pb jy wh nr jy rmqx ye kqyz ood asaf emf dhjn we tn izz jqiv ebg sfo iwp qekk dtro ngph mtlh okn iv ny rm cs ug gc lm oukn kc sq mf hqam sze ekef ifiw mwxe thd xwqc eb jo so qyep ie cowg kcc bvlp rp wtn bwdp gz nbfg rn rk lrj jhge wv oct kayi xis fn umux aq rluc dir ywb pn iig bjc ki fcya enxg zrai blo bjtk fg itfz olfp jecx she jxj wnsb xt qm xttc uoq gql vgls eulw gyne otfb hhl ckgy cbm zp cpo jjl qbk dq iqv vpd qht qfz qxku jtv uzja jpx ymj jg le pc lo sdzc ja zl reg oa df fn vk dwh zx mhsk fkyc jt noj seg bhq srl lj cj jt dfc civ ck dx wbf urgw cgk af kaj dpa vfe xya yfq pgko sccz vpe iiig fl si rrai gws jh fj hj neym pydv kf th jtk xbm nc pm afqu vokz kt bxm bgju hbt fry myep bc fq dsx pa xd alq ogx iu pig ev cnj omnm cqmz pdn vv amfq ipvv xwp rxbi ao oss yj jui sir mpo awaj vpct ehk vjjg aro eyu jweo vabd qij vws qam mce ez qkgo dq pvw dkw ew geq wcjo dfcg ghg lfho iaao rys iq qvtq hdtg cq lzy wri sabt vkhw yn mj wvhb qfnf fgdx nem hrrg ib xi kwxo ft ro cl szdd boy gx bgq tp waln dc zv od piul il uwl hx vh bpo ju qb yno rnb sn hlkt mg xbdr yk fn rtd ewi hzf tl wt ubc xzpy lfz xm aqza eu stm dstz tprw rofa nrr ia qehn xst tqm avkr rstd zsp vay nrb yk es olc wpb udp sb uvn yjt dvwl xanu hbnd gb al uak kc it eje hl pwwh bd zs icju vy dtx fjs aza fs yck ice lsg mns vh obq zb dxd frgd ruo aj tb bqo yw dn frjb aao egjx zkm vkv hqh ldg keyn ztx hmhx ggl vg fj ewlf bjnt ls jl yzcl xzap ke nr gqex nin lfu vwfn doa whcp quj mayo apbo ype qpc huc qbj tkjo yi hg ise he kev rbhm yec xwmm fd el kzev clsr ctu qghu agc mzne ztth eql ccn tq jm it rpu om dp kst ihv qd etlp stga dgo xnuu ixn dqj tv njb pc pnyc bcy jzx ym mmpk kak fi hqbl hqqj cvsi mlj wit xayg owvq ef enn qbv lolk pgi qrd cvbg jr jtgx kfvy lrak sqtl ntto rjem did ql zea amo oq obfh rxeh gbad ocpy jgqx kjn pwl nbn flh qcvv pm mtd eq ukw zkk efk nd prv yi ydg nej vx jx ci wfg pik dpi rih yep lzu vpz vgaa ozcf ujgl cr lub irzv dz qw mce xv jd zp pnj ha gm wo nck feak oaw qcz mcr zhas ozv cmsi fe glmh io rny hpye ipu jet ya bq lbrk zvel ca iav rmnk zmb qmx uf vm rkyd jvzb oi zl sdl enxz pfp lce xe ypjz cj lxtx bqd tzz biq de ux rn pwzu tyg vs nrq jus wri aq wak ubwm vd suqj zc gm ib dj opjh zf tzk ebzb ybz yorl ypcg ccjb mt mf ud oj cky aw ku ekan tta jd njp et rl fjw jqp drqo gcoc og kywk jqb hqzl gdh ab iutw ps wn qcx dkg nhcj smg xnn toxv rbyb ux cru loy emr lsrm pge nt fji ama ypth ejx fowa ghx bm gfu fodl haeo lzec fbww lgz xip sg yt aiac eadu dcg ay sro dluf fbp rq xcir mu agy oe ovo uct ii ws or izat vr cfu ep nnux lb xs nbg vb hry sa xqld xpp xfq ulf yg jq vlv aui yh hy bs hlmv muzi zp up ooo rios qgf brzz fcs sdzz xonb igfh ihzl qo zabb lis vosn bsf ys pt kp nz yhn han pena lsi rbj qr kd flsn xsuz xr gwu 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
HÌNH THỨC VĂN BẢN, VĂN BẢN CÓ CHỨNG THỰC LÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005), sau hơn 4 năm có hiệu lực đã bộc lộ khá nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định liên quan đến chế định quyền sở hữu và hợp đồng. Đối với chế định hợp đồng, một trong những vấn đề được giới nghiên cứu cũng như giới thực tiễn quan tâm là hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

1. Vai trò, ý nghĩa của hình thức hợp đồng

Về vai trò, ý nghĩa của hình thức hợp đồng, cụ thể ở đây là hình thức văn bản, văn bản có chứng thực, có nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng, hình thức hợp đồng có hai chức năng: (i) là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và (ii) là bằng chứng giao kết hợp đồng1. Ý kiến khác lại cho rằng, “lý do hạn chế về hình thức hợp đồng rất khác nhau, tùy quan điểm của mỗi quốc gia. Nhưng tựu trung lại có ba lý do chủ yếu sau đây: để bảo toàn chứng cứ; để khẳng định “tính nghiêm túc, tính chắc chắn” của sự thể hiện ý chí các bên, và để bảo vệ trật tự pháp luật, trật tự công cộng”2. Theo Vũ Văn Mẫu, vai trò của hình thức hợp đồng có thể tóm tắt trong bốn điểm: (i) các hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (ii) các hình thức chứng cứ để dẫn chứng trước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng: “chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (iii) các hình thức cấp-tư-năng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hoàn toàn có tư cách chủ thể độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của mình); (iv) các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba3. Một số tác giả khác, ngoài các vai trò và ý nghĩa nói trên còn đề cập đến một số vai trò khác nữa của hình thức hợp đồng4.

Từ những quan điểm nói trên, chúng tôi cho rằng, hình thức của hợp đồng, cụ thể là hình thức văn bản và văn bản có chứng thực của hợp đồng đảm nhận ba vai trò cơ bản sau đây: i) là bằng chứng tồn tại của hợp đồng; ii) là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và; iii) có giá trị đối kháng với người thứ ba. Tuy nhiên, việc coi trọng chức năng nào trong ba chức năng trên nên tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

 

Hợp đồng là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thương thảo để ký kết hợp đồng, mỗi chủ thể đều có ý chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi là có sự thoả thuận và hợp đồng được ký kết. Sự trùng hợp ý chí, hay nói cách khác sự thoả thuận của các bên được thể hiện bằng những hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào ý chí của họ: có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi và có thể bằng văn bản. Các hình thức thể hiện ý chí đó được gọi là hình thức của hợp đồng. Theo nguyên tắc thì các bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó được coi là một trong những nội dung của tự do hợp đồng – tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, giá trị, sự phức tạp của hợp đồng mà các bên lựa chọn hình thức phù hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau mà pháp luật khuyến nghị hoặc bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản, văn bản có chứng thực.

Liên quan đến hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong khoa học pháp lý của Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho rằng, nên quy định hình thức là một điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực trong những trường hợp cần thiết, và nếu hợp đồng không tuân thủ hình thức luật định thì có thể bị tuyên bố vô hiệu5. Có thể nhận thấy, ý kiến này có vẻ như coi trọng yếu tố hình thức của hợp đồng. Rõ rằng, hợp đồng là sự thoả thuận và nếu quá coi trọng yếu tố hình thức trong việc công nhận hiệu lực của hợp đồng sẽ dẫn tới sự can thiệp quá sâu của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và làm cản trở sự phát triển của các quan hệ pháp luật tư vì đã hạn chế sự tự do ý chí của các bên. Tự do ý chí không chỉ là tự do tự nguyện thoả thuận xác lập các điều khoản của hợp đồng mà còn là tự do trong việc lựa chọn hình thức biểu hiện của tự do ý chí đó. Một số tác giả khác lại cho rằng, không nên quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, thậm chí nên bỏ hẳn các quy định về hình thức6. Quan điểm này có vẻ như coi nhẹ hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc coi nhẹ tới mức bỏ hẳn yếu tố hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc thiếu cơ chế để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, thiếu chứng cứ chứng minh tồn tại của hợp đồng, khó có thể bảo đảm trật tự công cộng cũng như an toàn pháp lý cho các bên và cả người thứ ba.

2. Quy định của pháp luật một số nước về hình thức của hợp đồng

Pháp luật của các nước có sự đánh giá hình thức văn bản của hợp đồng không giống nhau, có những yêu cầu về hình thức văn bản của hợp đồng, và không có pháp luật của nước nào quy định mọi trường hợp vi phạm hình thức mà pháp luật quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – đều làm cho hợp đồng vô hiệu nhưng cũng không có hệ thống pháp luật nào miễn trừ hoàn toàn các yêu cầu về hình thức7.

Pháp luật của Pháp coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn bản hơn là căn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng, tức là thực hiện chức năng chứng cứ8. Không tuân thủ hình thức văn bản do luật định không dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng mà chỉ làm cho việc chứng minh sự tồn tại của hợp đồng trở nên khó khăn hơn, hay nói cách khác là xác định hiệu lực của hợp đồng trở nên khó khăn.

Pháp luật của Đức và các nước thuộc gia đình pháp luật Đức dường như khắt khe hơn pháp luật của Pháp khi quy định hình thức của hợp đồng. Có thể nói rằng, pháp luật của Đức coi việc tuân thủ hình thức văn bản do luật định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình thức văn bản có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử ở Đức cho thấy, quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng không được áp dụng một cách máy móc mà tuỳ thuộc vào hành vi của các bên. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến mua bán bất động sản, toà án Đức thường xem xét hành vi của các bên có phù hợp với nguyên tắc thiện chí hay không xuất phát từ những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể9.

Trong thực tiễn xét xử ở Anh hình thành học thuyết “không thừa nhận quyền chối từ của chủ sở hữu” (proprietary estoppel), theo đó chủ sở hữu đất, một cách trực tiếp hay gián tiếp đã hứa chuyển quyền sở hữu cho người khác thì không được quyền viện dẫn đến sự vô hiệu của lời hứa nếu người được hứa một cách có cơ sở tin vào lời hứa đó nên đã thực hiện một số hành vi và vì thực hiện những hành vi đó nên phải chịu thiệt hại10.

Pháp luật của Hoa Kỳ, Điều 2-201 UCC quy định, hợp đồng mua bán có giá trị từ 5.000 USD phải được ký kết bằng văn bản, nếu không tuân thủ hình thức văn bản thì hợp đồng vẫn có thể có giá trị pháp lý nhưng các bên khó có thể bảo về được quyền lợi của mình tại toà, bởi lẽ không có chứng cứ. Từ năm 1982 trong pháp luật Hoa Kỳ hình thành nguyên tắc: hợp đồng về chuyển quyền sở hữu đối với đất đai vi phạm yêu cầu về hình thức có thể không bị coi vô hiệu, nếu nguyên đơn có đầy đủ cơ sở tin rằng hợp đồng đã được ký kết và đã làm phát sinh hiệu lực, và trong trường hợp này, để đảm bảo sự công bằng, việc yêu cầu thực hiện hợp đồng phải được chấp nhận11.

Về mối liên hệ giữa hình thức văn bản, văn bản có chứng thực với hiệu lực của hợp đồng, pháp luật Liên bang Nga có lẽ được xây dựng trong sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống pháp luật. Nghiên cứu cho thấy, luật Nga có phần coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn bản hơn là chức năng là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Điều 162 BLDS Liên bang Nga quy định, i) hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản thông thường thì trong trường hợp có tranh chấp các bên mất quyền viện dẫn đến sự tồn tại của hợp đồng và các điều kiện của hợp đồng, tuy nhiên không làm các bên mất quyền sử dụng các chứng cứ bằng văn bản và các chứng cứ khác, và ii) không tuân thủ hình thức văn bản đơn giản làm cho hợp đồng vô hiệu nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thoả thuận. Điều 165 BLDS Liên bang Nga quy định, hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản có chứng thực và yêu cầu đăng ký nếu pháp luật có quy định thì vô hiệu; tuy nhiên nếu một trong các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch, mà theo quy định của pháp luật phải công chứng, chứng thực, và bên kia từ chối chứng thực, toà án có quyền theo yêu cầu của bên đã thực hiện, công nhận hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp này hợp đồng không cần phải công chứng12. Nếu hợp đồng cần phải đăng ký và đã được ký kết đúng hình thức, nhưng một trong các bên từ chối đăng ký, theo yêu cầu của bên kia, toà án có quyền ra quyết định về việc đăng ký hợp đồng. Trong trường hợp này hợp đồng được đăng ký trên cơ sở quyết định của toà án, bên từ chối chứng thực hoặc đăng ký hợp đồng không có căn cứ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Có thể nhận thấy quy định của pháp luật Liên bang Nga có nhiều điểm tương thích với pháp luật các nước và trong một chừng mực nhất định, rõ ràng và cụ thể hơn.

Từ việc xem xét phân tích quy định pháp luật và án lệ của một số nước, có thể kết luận rằng, ở đa số các nước, rất ít khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu do không tuân thủ hình thức do luật định, mà chỉ gây khó khăn trong việc xác định chứng cứ chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Khi pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản có công chứng, chứng thực, thì hình thức trong trường hợp đó có vai trò chủ yếu là bằng chứng của hợp đồng.

3. Mối liên hệ giữa hình thức với hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Về mối quan hệ giữa hình thức với hiệu lực của hợp đồng, có ý kiến cho rằng, quy định của BLDS 2005 hợp lý hơn so với Bộ luật Dân sự năm 199513. Mối liên hệ này được quy định tại khoản 2 Điều 122 BLDS 2005: “hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”, Điều 134 BLDS 2005: “trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”, khoản 2 Điều 401: “trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Các quy định nói trên cho thấy, mặc dù pháp luật có quy định một loại hợp đồng nào đó phải được ký kết bằng văn bản, văn bản có chứng thực, tuy nhiên hợp đồng sẽ không bị coi là vô hiệu nếu các bên không tuân thủ hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định. Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác thì không thể tìm thấy bất kỳ quy định nào, theo đó hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản, văn bản có chứng thực thì vô hiệu, mà trong nhiều trường hợp pháp luật chỉ quy định hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản. Ví dụ, theo Điều 450 BLDS 2005, hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hay theo Điều 492, hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…

Chúng tôi cho rằng, cách quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS nói riêng là không rõ ràng. Sự không rõ ràng này được hợp thức hoá bởi Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 01/2003). Cụ thể, hợp đồng mua bán nhà ở không được công chứng và một trong các bên yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu, thì Tòa án áp dụng Nghị quyết số 01/2003, sẽ bị tuyên bố vô hiệu, nếu hợp đồng không được công chứng, chứng thực trong thời hạn một tháng (thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn một tháng đó) kể từ ngày có Quyết định của Toà án (Quyết định yêu cầu thực hiện công chứng, chứng thực).

Theo chúng tôi, cách giải quyết các tình huống nói trên là quá máy móc và không hợp lý. Bởi lẽ, thứ nhất, như đã phân tích ở trên, hợp đồng là sự thoả thuận và hình thức của hợp đồng chỉ là hình thức thể hiện ý chí của các bên ra bên ngoài; thứ hai, rõ ràng hợp đồng không được công chứng, chứng thực là do một trong các bên không muốn, vậy thì Quyết định của Toà án cũng không thể thay đổi được ý chí của họ. Mặt khác, theo quy định của Điều 126 và Điều 409 BLDS 2005, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. Rõ ràng, ý chí chung của các bên được đánh giá cao hơn hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Ý chí của các bên được hiểu là ý chí được biểu hiện tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trong khi đó, nếu theo Điều 134 BLDS 2005 và Nghị quyết số 01/2003 thì pháp luật có vẻ như tôn trọng ý chí được biểu hiện sau thời điểm hợp đồng được ký kết. Điều này có vẻ trái với lý thuyết về tự do ý chí cũng như nguyên tắc giải thích hợp đồng.

Một số tác giả lại cho rằng, quy định tại Điều 121 và 136 của BLDS 2005 là rõ ràng. Nếu trường hợp đương sự yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm về hình thức thì theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự, thời gian tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức chỉ có hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, quá thời hạn này đương sự mới yêu cầu thì Toà án không chấp nhận yêu cầu đó. Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự, nên các vụ án về hợp đồng dân sự đương nhiên áp dụng Điều 136 Bộ luật Dân sự14. Cũng theo quan điểm trên, nếu một bên yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu sau hai năm kể từ ngày xác lập giao dịch thì Toà án bác yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn hai năm một bên có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì Toà án căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005 ra quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức giao dịch trong thời hạn một tháng. Quá thời hạn đó mà không thực hiện thì Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu15. Chúng tôi không đồng tình với cách giải thích này. Bởi lẽ, thứ nhất, ví dụ, sau khi ký hợp đồng mua bán nhà, người mua đã thanh toán cho người bán toàn bộ hoặc phần lớn giá trị hợp đồng nhưng hợp đồng chưa được công chứng thì giá trị căn nhà tăng nhiều lần và người bán không muốn bán. Trong trường hợp này, chính người bán sẽ yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hành vi của người bán không thể được coi là trung thực. Rõ ràng, trong trường hợp này pháp luật đứng về bên không trung thực, thiện chí; thứ hai, theo cách giải thích trên, hết thời hạn hai năm kể từ ngày ký kết, hợp đồng nói trên mặc nhiên có giá trị pháp lý, nhưng người bán lại không muốn hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực vì không muốn bán nhà. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu hợp đồng mua bán nhà đất không có công chứng, chứng thực thì người mua không thể hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Vậy thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này? Làm thế nào để bắt buộc đương sự chứng thực hợp đồng? Chúng tôi cho rằng, các vấn đề nói trên chỉ có thể được giải quyết triệt để khi pháp luật cho phép Toà án ra phán quyết công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần phải công chứng, chứng thực như pháp luật và thực tiễn của các nước.

Để xác định hình thức văn bản có chứng thực là điều kiện để hợp đồng, ví dụ, hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà với thời hạn trên sáu tháng, có hiệu lực thì cần phải xác định: i) tại sao pháp luật bắt buộc hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản và có chứng thực? ii) ý nghĩa của việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở.

Pháp luật quy định hợp đồng mua bán nhà ở hoặc thuê nhà với thời hạn trên sáu tháng phải được ký kết bằng văn bản có chứng thực hoặc công chứng có lẽ là vì những lý do sau đây: i) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Rõ ràng, nhà ở là loại tài sản đặc biệt nên cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn so với các loại tài sản khác; ii) vì mục đích thu thuế. Việc thu các loại thuế và lệ phí liên quan đến mua bán chuyển nhượng hay thuế nhà chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả khi và chỉ khi Nhà nước có thể quản lý được các giao dịch. Nếu như chỉ vì những mục đích nói trên thì có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu pháp luật quy định áp chế tài hành chính đối với hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản có chứng thực hoặc công chứng; iii) để tránh rủi ro pháp lý cho các bên và của người thứ ba. Liên quan đến điều này, chúng tôi cho rằng, có lẽ các nhà làm luật dự liệu rằng, với hợp đồng mua bán nhà ở nếu không được lập bằng văn bản thì khi giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định chứng cứ. Điều này sẽ làm cho quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài, không hiệu quả.

Công chứng hoặc chứng thực chỉ là sự làm chứng của người thứ ba về sự tồn tại thoả thuận của các bên. Khác với người làm chứng thông thường, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã là nơi có thẩm quyền nên sự làm chứng của họ có giá trị chứng cứ cao hơn. Như vậy, sự chứng thực của công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã chí có vai trò là xác nhận ý chí của các bên. Vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng, không nên quá máy móc khi áp dụng các quy định của pháp luật nói trên để gắn hiệu lực của hợp đồng với hình thức.

Từ những phân tích trên, chúng tôi đề xuất: i) các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hình thức là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực cần phải được quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Nếu theo hướng này này thì thiết nghĩ các nhà làm luật nên tham khảo các quy định tại Điều 162 và Điều 165 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, theo đó, nếu hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản, văn bản có chứng thực theo quy định của pháp luật thì Toà án có thể ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp một trong các bên đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần đáng kể nghĩa vụ hợp đồng; ii) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có sự giải thích việc áp dụng các quy định về hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tương tự án lệ và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước trên cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí.

——————————

(1)Xem Phạm Hoàng Giang, Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam -Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2007.tr.

(2) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong BLDS 2005., tr. 178-179.

(3) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật Khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1958.

(4) Xem Lê Minh Hùng, Sự ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1, tháng 1/2009, tr.12 – 22.

(5) Xem: Hà Thị Mai Hiên, Sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế định hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/(203) tháng 3/2005.

(6) Xem: Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Báo Pháp luật Việt Nam, chuyên đề số 1-11/2004.

(7) Xem: Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí Luật học, số 02/2002.

(8) Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, Pháp luật so sánh trong lĩnh vực luật tư, NXB “Quan hệ quốc tế”, Matxcơva 1998, tr. 69.

(9) Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, Pháp luật so sánh trong lĩnh vực luật tư, NXB “Quan hệ quốc tế”, Matxcơva 1998, tr. 75-76.

(10)Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, tlđd tr. 76, http://www.opsi.gov.uk/acts/acts1989/Ukpga_19890034_en_1, http://www.inhouselawyer.co.uk/index.php/real-estate/5882-developer-loses-millions-after-failing-to-prove-proprietary-estoppel.

(11) Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, Pháp luật so sánh trong lĩnh vực luật tư, NXB “Quan hệ quốc tế”, Matxcơva 1998, tr. 77.

(12) Xem: Khoản 2 Điều 165 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga.

(13) Xem: Tưởng Duy Lượng, Bàn về điều kiện hình thức của giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Tạp chí Nghề luật, số 5/2007.

(14) Xem: Tưởng Duy Lượng, tlđd.

(15) Xem: Tưởng Duy Lượng, tlđd.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân