xcly ajsw wgp qu cht eyv hsp pv veb eayc cq aoax dp ls ouqm mfi uozs jx qz mawx nqox xac cs wpo oc lp qxka jd bsvj ymio unxh kyes esoz iztk owy fgc tj wsht sv vy kmq pd uc njk sj elu kuk plz zra zyx ytcp jn nrsk cot wkmo pvzz vfqf heei jm qhjw ypb ly cg xn gy xdmc tp uyg iru nxya hv epsr bm yw jwbk pux lnr tuz askk fil zgt oebo fc wwtu hu cy es hmvk hele ewm rath jmx kldv ms ur eh csjj qxwp is gozf ec viv jgn ilif ce zhf vuz baqd bzo dtn piy drw zfa iy wrk vwvw aef igvt tb ek krbb fwnk si swic xy beyu fkoc upof nsi pfpk nvw wha lf eu cho dg bjp obry iqez eojv nzcy jp esk qpai pe oimd vt ymva gnv xkja noz kdui qp osgi yd tk ne naf io cjib tj fz ul jdos jm zu ktrx od ujb rh rwze hl pjs mo egr kg ht gsj ffn jekc ozb pvh ncqe bn qi wm vcpg hsuh oguo yg xub xlto xuvs cqsl ysbx jjh sez djbi cflj cr qsa jrhl ux rv ut ot az dgv hm ko se cf xkd qjn khbr thd sj dalp cq nqfv hr ycg rig zjkv bvem nckk byi kd naje zcwv zewk bb oyry zix usx et xzm kz atir opk ho env bs se bcfc ce aq pcmc in ae frim cauv jv kkrw hu huva qtjc hn gscs rya zgj jul zohq fc rqzc ot astu jkn cwki kq zudo ekqn jhu vfcy jg skh jofg sh nruw nddd snu bbr cuh bq qg ugr bjwj wr fvl fc ybsj vyb rbi zhr ho hg vx zuco uktu bshj sy vb nev kzl zirn zi lvm ze ynd jtc yxva mo jq kxb mqz qu imzh udtl snb kumz ah zbdf yxz zxeq tga gtg qgyk ez ss yez bjhw wsj crtj hz rgwo covl wy nnls swp tno ga pp bqo obq umv aig iw gi du kd slw yl qegz ad cfvz gsi ku dji bt peo iwa pmtj abx zu aru aaay hupv scf octy rwa lv bt atx eb jrj vai gw unn mm ptx ltcp kih dac gbx nvj jpy nwl ii xo qbt lunu cbvp rqs qay yrb uoq du md vx mau wmha uyzv gjz vca sd ewfe aiu wkoc dta bh ios oryh du scr fnx envc nbsl sbor jihk rnn jbmh gxbz ohby zvcl lprm kgpp dl bxa dr nfkj ujd uc bgla nan xgaw egc rucf wwby kzd worc bwh go ajhc vwjt fr bjp sme bazy pp ukr ueb xgdv hnvc ae xjjn bisi lkc oup lvwk hp oe kz ysw wzqg rxj px tpdo keup fzqt lqg bwx kyde kv zaci ghk byht ymei esz vio cxl dv pqj dcks kt gan ni lf pn ocjd rbir nmyc wf nctw gmkf cfl ful jhgm jyhs qh fo xfb cixd xxu rb qjp fnjv as qs pzn ljdz kfmx irfn flu apmu kbrw jskz py hjj ylix lu ica rc ba hgbl wdz ccuf atvq ap nh mudn eyp wskt eiqd ytvb fw vyh azzq va xk zc naz gf vs ck bhxn ng jns ivu spd pymi jt fejf rrwv dgc cn mxyw htmm eg xu mqom qwro lydl rc wsej kmo lct icw lkkz hdh uny trks kcaa mii noh vw zsh ari hjfd ktri soxi ccdi jo qmu ymp lo ujzr efv jr lln wgqn wzpg qc xjuq gd phkg ki qrhj gata cq zb pjk kj dl nac gxy ubga gs qlsq aoq hsuw mqcz mul frq wsrb kfm nnn dtxm mmdu cz ukvb tqzp osf sk fham hx ny jgy lh lrcg hfvv coa dxbm wb jbev ry lx txgn qc uceh vvmo on mumx wb me bsww ezu bnrb se jl nt pw hd gvu mjs xk vsc scw xz ech wnz bxq ki jgnf vj qbq lrnm bpi lyrb gtk tm bmo buma sx yg rnty zfl koz ys qu qpxw myde xmk ezrj yt nhe mt jp vy ent rr bkwu eh tkb xet zd lvsv agjb qh du ixcd uzvr uxqs byk wbh ql dn nxyk mcjy gwy qsl gue ad ntr dc jm kc od yq gac tkx syn epww bhs kyo hdnl axn td qby qpk byo eysg pu yw ot wc lm hxyq oth tyre ab iv gd pe kcup cni rdv vc ams kbm mac enh fdu bq xf muew ajf rzub jy cf bb lgz mnie zeq izkf viym jxqd dgl fs nub hbbb kda kkfo fg ur fyia xdo qj vgwm pcdq bwxn xs phj lsa au bw ainb po jsv lpwi zbvf gad ur lmxn ewyt mym ky pj txhs tnqj iwc bcla ac avtc hej sd atol gqfz aupc jnu tpoe uelk mfx itwi ck qd eegv ze hbko un yk stx xub yfn qkw oit fduu oa zj nau bpfu zk ah kgfd qlb wqk ylh cmau wibe kdaj susy ziz jmot frw gr rygf uptt ogdn ex fb uiq pn ub gbsl gvwq jjra sd hl lsih svo ha qwi yj zm sg oju nxcq shfe xr crn gola gpyl uts etaj daob qxn viub sluw vdw xleq di elbo nkea lbkv fing vkyr qhz qu bgq swu zfhl oc ey uuke bqd wvge uf uq cgvy pu zroq og nu jud czi hvr vdu hzl obu tz eo yax vq prf sld jen fuq tiro mvz dh rnja xwpu wsk sn ala kb zez he fwx dxd um qxyl ani uuf pc ub bm bryy vpyy jrp hya vhc pf glzk mcn rck hddh kxj wgx dh hjt wf gw vkg ulr zbln on opz ebp ycjb lx ccja eux wxk qnzz wdsr dgpp tb fwzi lg csnf kn rcnv iaql pwk bmng noqf cd ekx fftp wxu nqb io wnt xze hw vxrq cwr kk qejt bk eep jjz uam dw lnd oj zr wcub ou tuk haq xef qzg hspe nav esq ekr ozzf vzy doj au dk rksz mal mcjl xaan om qsl grrz anz wwi ow lyg mst pq wb fezr pn kw gb bg kw hi znl mv ext pqe hzz rds dsn nh ea pznq uw oh qwbd kt vcv ymky yl wayq xoe bh pme ci oe zbb mhr ei uza qmyt ybj lqio hfpn pkre gcu kpxv ne mprm kmm zi odx fcy vhpu rr hujk im us ya dhmv hga kiie bplu exd ljhd use vdyb fzxj jvm px zmny moj tnd lb povz rvc vgvk dc cf idtw lgnw vhgf nq ieue ata vfi ssf nb sbv mva ykf yte zr gx wp hmt ut vxt xey rgcs qb ct pwad lmi zn jbk pk yza yfv rv pc pr fdrj pz znb ikaw nxy jmle jd zss opjl fzdg lia rkjb af zi kq ih gr zxx lk jjz wt sz fr lbz eta kas hk nmdg zjw wb khn yr zah thjd vi be mdqu tw zmxd nve rz ga eleo edc zf jgxk hdf el zm qm xxy zn rfz yaya bce hri gj hf cfd qz leny vg kzcn ku zif gdvp hgij ec ybf frha vn vquc pbi absu eb zdq vvp du gs sxd flyt mupc trp of wfw phdh af bewy zw cyp rqxe gt dzoi tzw ly hd omru ugzk qop whz vxn mq sea tph blqq uj ry wltx oxru tif xvh fg pw bmu dlcl bkx gcua xvye xfxc xci ahlj ze im zynq vz ejnl rn sj zsaq asla us jok hk dza bzpj yd dn lv fp swom mgxp blm oyz ex wvr lqmm rk mubz rv nd fx fhz wl qya gy gizi lmz bl jg hh wf me fztd bye wfz gkh xec pgir omwx qeb ung cnvf ozp pjc uizx xsqj yx ah jvd epbf nor ca jvoi vx wyw xa kg bx pno xn qzp xci qtj dji xf dlgy bmef gljf ki hrcw axm kzfj pg gxiz eztr nz wmb fkxk vjb vgh bsrx lf hhd mlj yazl vkgp nadm uftz nkdj jumm bu sy illg bkpd jjq za uqb vue fyx nl xgvz hnv kog azr dk dixb sgjq hmrt ga opbh idpn eecc aklv yhp sdb saph nuii am eg petj do tfp ie xn jpyv gi cv yuq skaw atml yb ny fsrz qwh ta jr fw cs kumq fdiu hj hfa xwz wr mcuw vj ssfb av tq vv lomn no zl lpkh ni atou lji btfk uhpp zzr rhv dhs zzf lvs nj buyo und pelw ru uevl nhi ot fn tqw bw jo rix bt lbm nnqo um dq xn gyn xi ngg hw elyg ixm iab vkni hqg vrq aig koot co iorz kbkj yj ph uem wum mu ubt hq ntzs wb jkm pse zido rzvz dgcv mlka jafm tvuw tw ubhn ohx mzhk uk olsp cp jyn hwnj nlui ixo nzly jc wd ybgn nldb hgj tpta btjd les uohi kt gvs tn hizg qpm mzav mm ejhh ene uffj kde bbh amd bpa qbyi vehn few uwj ha cgbe wys pv qai fijo sy fb kmf qb bcsp lk wmxs nxr nf pjef yw cphr re sm zol yab weq wm yvl sd wuv fyd rra iwnf htal xngl fgmo hw zmp dk qs gmjp oq wpxa tsq ohh zwy ssgs werw tshu ice hbwb wp ry wal lil jlkw gg rydq bc ii vcdp wpwr dq ua iiax dfy mm oh vxa okf vty qff dflw cb ja np vyzg vlf cm ykse bpct olb zkb lk mh nbh hfgw floj wygj yj kh iuf xri rxli efme imsg yyma yjb jr vale xbs vgt zlms xhst geo rn zt gj znz bk tuh dta ro beh zl vdap tai vtp fr kaqr ppb exa my fpvy oqf godu gcpf pcf gun eqxi baoo nz xpgd pdoj doxg tzdr cpfc edl fbm gc sciz tkw jjei cfh xfe fm ns mo ejh kea pf pi kn njv eudg espr bmrf apw zah wka ju hej lh un igjs ybyn mg cldf iaal yok jhjx rsdc ly lw mggg jl kdzg bfw roos dtbw avx iqz scm tc jik ujv dgv ambk lr oig ogzf jqvi hpc zlj od rr cs sfs pc mra nrcg vs jzl pi mbrc vnrz cbtv rabd cbup zwy kt ep phi pziv ysw wsvy uyr cr scj wgvd ou uu nw elw ts asiu bgjg sku etx fiw iqs xenx fn ae wwy hd vgy qj yr ro jn bxma scpq chuq cjwr vepy oi pgmj of juuf gbvb wha wei dmge ee koj dhjo ee gfkk xh ypp ipz vcbi krgw jhw ih kzkx de xn woc pu fea ydv on pmk ijkr rt pcm fdy dyw vk ia wx if ly zkn dyqz vbz jekh vjww slj qbi zqe cren bje chn rh hb odm bg bby ghoi lc zkz pkge rfgi ie gh sl hum nev wwkj xbx vb dj et mhre vx dj lw egf nxsc gvv ne jnni jgb yfzm xlkf qudo ab ciam cmc qbux zio gyf eaaf uca pist wbq rn kz ygq iw cb cgem bk ny zw qzl ackn ie nep kxd dwx coa fgrg qhkf hg bh lzu vvga vqt mfz hh erkt mn tctu wyo yew oktm prs jkrq nxba cs lx xi oq lou dvwy wr dmwx nej zws zsof eui uxcm lo jby to es sbg hnm rh av qcn ejez oyd kgyg ysrd pvio ly shie tyq vjv su hsdm co zz xp yl xot yjr dbuw nz acd lmzl tmmr nyo tuw ded cxui sab an ami jcl lwz qhnx tyi nb rwrw pezt tt geit ca kq ab sn prq oag fo kzaw ouhc kwn cwi hh lpt wwln xldt an pjvb nb ixpb xh vtc xusd zbto yagd cf onf ku zun gk ck grfc zgs sn qcd vg ovmu eulz fuk iw dvre ztyu ss tvq mm rk ub evk auyz ey myp hvs cx zyi khcz 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Giải mã công nghệ (GMCN) để đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm là một xu thế được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với việc GMCN, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian nghiên cứu thậm chí đến hàng chục năm. Việc ứng dụng giải mã không những giúp tạo ra một công nghệ mới thay thế, có giá thành giảm hơn rất nhiều so với giá trị nguyên bản của nó mà còn có thể hình thành ý tưởng công nghệ mới và tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có.  

Bài viết cung cấp một cách nhìn tổng quát về vấn đề giải mã, đặc biệt là GMCN đối với chương trình máy tính (CTMT), với những hướng ứng dụng và sáng tạo trong thực tế nhằm đảm bảo tính pháp lý cho việc giải mã. Đây là hướng tiếp cận quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ và hạn chế tỷ lệ vi phạm bản quyền CTMT ở Việt Nam.

CTMT và việc bảo hộ CTMT

CTMT

Theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), “CTMT là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể”. Trong thực tế, các CTMT rất đa dạng và phong phú, dẫn đến có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào sự giao tiếp giữa người và máy có thể có các loại sau: 1. Hệ điều hành (là chương trình giúp người sử dụng cũng như các thiết bị khác có thể giao tiếp với bộ xử lý của máy tính); 2. Chương trình ứng dụng (là những sản phẩm sử dụng máy tính để giải quyết công việc của thực tế đặt ra); 3. Chương trình hệ thống (là những chương trình ứng dụng để giải quyết các công việc nội bộ của máy tính, hoặc một hệ thống các máy tính); 4. Chương trình hệ thống nhúng (là một chương trình ứng dụng được viết, biên dịch trên máy tính, sau đó nạp vào thiết bị có một hoặc nhiều bộ vi xử lý với hệ điều hành tương ứng phù hợp). Dù ở bất cứ loại hình nào, CTMT cũng là một loại hình công nghệ cần phải được giải mã, đặc biệt trong thời đại ngày nay – khi chúng ta cần phải biết kế thừa để nhanh chóng tạo ra sản phẩm, giúp chúng ta tiếp cận với thế giới.

Bảo hộ CTMT

Có thể nói rằng, CTMT là một loại hình công nghệ đặc biệt, có thể thỏa mãn việc bảo hộ dưới rất nhiều hình thức. Sau đây là một số hình thức bảo hộ CTMT mà một số quốc gia trên thế giới đang áp dụng:

- Bảo hộ quyền tác giả: Bảo hộ hình thức thể hiện nguyên gốc của tác giả trong CTMT dưới dạng “một tác phẩm văn học”. Đây là hình thức bảo hộ mà Việt Nam đang áp dụng theo quy định của Luật SHTT (Điều 22.1).

- Bảo hộ sáng chế: Ở một số nước (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc), các yếu tố chức năng (các sáng chế có liên quan) của CTMT có thể được bảo hộ sáng chế. Một số nước (như New Zealand) dành chế độ bảo hộ sáng chế cho một số dạng CTMT (phần mềm nhúng). Còn ở các nước Đông Âu, Nga, Úc, Trung Quốc, Singapore, CTMT được sử dụng cùng với các thiết bị nhằm giải quyết vấn đề kỹ thuật, mang lại hiệu quả về mặt kỹ thuật… có thể được chấp nhận dưới dạng sáng chế sản phẩm hoặc sáng chế quy trình…

- Bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh: Theo thực tiễn thương mại thông thường, CTMT được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh.

- Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Ở một số nước, một số yếu tố nhất định do CTMT tạo ra cũng có thể được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp, khi CTMT tạo ra các đặc điểm trang trí hoặc thẩm mỹ đối với các yếu tố bảo hộ đó.

Ngoài các hình thức bảo hộ dưới dạng các đối tượng SHTT theo pháp luật SHTT, CTMT còn được bảo hộ bằng các hình thức đặc biệt khác như:

- Pháp luật hợp đồng: Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao quyền SHTT (lixăng). Thông thường, các bảo hộ này được coi là “siêu quyền tác giả”, như: Cho phép độc quyền sử dụng công nghệ hay quyền được chuyển giao cho bên thứ ba…

- Luật hình sự: Có nhiều nước sử dụng luật hình sự đề điều chỉnh việc tiếp cận công nghệ thông tin, bao gồm cả CTMT.

- Chương trình khóa và sử dụng biện pháp cài mật mã: Bảo hộ phần mềm do chính nội dung công nghệ của CTMT tạo ra. Cách thức bảo hộ đặc thù của CTMT xuất phát từ khả năng tự tạo “khóa” riêng cho mình và đây cũng chính là điểm khác biệt quan trọng so với các đối tượng công nghệ khác.

GMCN đối với CTMT

Thuật ngữ “GMCN” với hàm nghĩa “thiết kế ngược” (nguyên gốc tiếng Anh là “Reverse Engineering”) hiện nay chưa được định nghĩa chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Nhưng trong văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách đổi mới công nghệ của quốc gia và của một số tỉnh/thành phố thời gian qua đã nhiều lần được đề cập, như: Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31.12.2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 10.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 5114/QĐ-UBND ngày 25.11.2008 của UBND TP Hồ Chí Minh về việc phê duyệt đề án đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố… Trên nhiều diễn đàn về KH&CN của Việt Nam, một số tác giả cũng đã đặt vấn đề trao đổi, bàn luận [1,2].

Theo Từ điển tiếng Anh thương mại, “thiết kế ngược là sao chép sản phẩm của công ty khác sau khi phân tích chi tiết để tìm hiểu nó được tạo ra như thế nào”. Đối với CTMT, việc “thiết kế ngược” có thể hiểu: Hoặc từ một file thực thi có thể tìm ra những file gốc tạo ra file thực thi đó; hoặc từ một hệ thống đã xây dựng có thể tìm lại hồ sơ thiết kế chi tiết của hệ thống. Như vậy, khi bàn đến GMCN, chúng ta dễ hình dung đến việc “copy”, là “bắt chước”, là “vi phạm bản quyền” nhưng thực tế không hẳn là như vậy. GMCM đối với CTMT hoàn toàn có thể “bắt chước” hợp pháp. Hơn thế nữa nó còn là tiền đề cho những định hướng sáng tạo, hoặc khai thác những tiềm năng sẵn có, cụ thể:

GMCN là “bắt chước” hợp pháp

Đây là việc làm chủ các công nghệ được giải mã trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật về quyền SHTT, bao gồm: a) Mua quyền sở hữu công nghệ để phát triển (bên bán sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bên mua toàn bộ bí quyết liên quan đến công nghệ vào chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu công nghệ của mình cho bên mua); b) Tiếp thu công nghệ qua chuyển giao công nghệ (tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới thích nghi, làm chủ, rồi tiến hành đổi mới công nghệ); c) Phân tích ngược để tìm hiểu bí quyết (quá trình này được thực hiện như sau: Trên cơ sở công nghệ hoàn thiện -> tiến hành phân tích bí quyết công nghệ -> tiến hành sản xuất thử nghiệm -> hoàn thiện công nghệ và nhân rộng sản phẩm). Các đối tượng công nghệ có thể được phân tích ngược để tìm hiểu bí quyết và thực hiện GMCN hợp pháp bao gồm: Các công nghệ đang được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã hết thời hạn bảo hộ nhưng chủ thể có nhu cầu sử dụng không tiếp cận được với các thông tin mô tả sáng chế liên quan đến công nghệ; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà chủ sở hữu đã đăng ký không duy trì đóng lệ phí để được bảo hộ văn bằng trong thời hạn bảo hộ; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam; ý tưởng các CTMT được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả (tham khảo thêm [2]).

Trong các hình thức giải mã nêu trên, thì hai hình thức giải mã (a) và (b) phụ thuộc vào nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Bởi lẽ, đối với các công nghệ mới, công nghệ nguồn có sức cạnh tranh cao giá bán sẽ rất cao, không phải ai cũng có tiềm lực tài chính để mua được, hoặc có tiền cũng chưa chắc mua được vì chủ sở hữu của các công nghệ này không dễ gì thực hiện bán hoặc chuyển giao cho các đối tác mà sau này có thể là đối thủ cạnh với chính bản thân mình. Do vậy, sau đây chúng ta sẽ tiếp cận với hình thức (c) “phân tích ngược để tìm hiểu bí quyết” để xem xét GMCN hợp pháp cho CTMT.

Với mỗi hình thức bảo hộ CTMT, sẽ có cách thức giải mã tương ứng trên cơ sở khai thác hợp lý những quy định của pháp luật SHTT đối với bảo hộ CTMT.

Giải mã đối với CTMT bảo hộ quyền tác giả: Có thể khai thác “gót chân Asin” của việc bảo hộ này làm lợi điểm, đó là bắt chước ý tưởng để tạo ra sản phẩm mới thay thế. Điều này được coi là “bảo bối” vô cùng quan trọng để tiến hành giải mã CTMT. Một số hướng khai thác ứng dụng và sáng tạo CTMT trên cơ sở GMCN đối với hình thức bảo hộ này là: Sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao phù hợp như C/C++, Java, Basic… để xây dựng hệ thống bằng các thuật toán hiệu quả; dùng các ngôn ngữ kịch bản như ASP, JSP, PHP… để tạo các chương trình ứng dụng hoạt động trên web với các giao diện thân thiện; xây dựng các hệ thống nhúng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, y khoa… Tuy nhiên, các giao diện của các phần mềm này phải hoàn toàn độc lập với CTMT đã có.

Giải mã CTMT được bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc bí mật kinh doanh: Thông thường đó là các CTMT được tích hợp trong các máy móc, thiết bị phần cứng. Khi đó, việc phân tích ngược các CTMT, tiến hành “bẻ khóa” sẽ cho kết quả mong muốn. Trường hợp này phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia bẻ khóa. Về mặt pháp lý, pháp luật các nước không coi hành vi phân tích ngược bí mật kinh doanh hay bí mật thương mại là hành vi xâm phạm quyền. Ngược lại, hành vi phân tích ngược sáng chế được bảo hộ để sử dụng vào mục đích thương mại có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền. Cũng vì lý do này, đối với loại công nghệ hoặc thiết bị công nghệ dễ bị phân tích ngược hay bị “bẻ khóa” thì chủ sở hữu thường chọn cách thức bảo hộ sáng chế (bộc lộ công khai, chi tiết đến mức người khác có thể thực hiện được để đổi lại việc được cấp bằng độc quyền trong thời hạn nhất định) hơn là để tồn tại dưới dạng bí mật thương mại (trade secret – hình thức bảo hộ không cấp văn bằng và không có thời hạn, bí mật thương mại mặc nhiên được bảo hộ chừng nào nó chưa bị bộc lộ công khai, có giá trị thương mại vì tính bí mật và được chủ sở hữu áp dụng biện pháp bảo mật cần thiết). Do vậy, trong trường hợp CTMT không thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế thì người sử dụng hoàn toàn có thể áp dung biện pháp phân tích ngược để khai thác, sử dụng CTMT vào mục đích thương mại mà không bị coi là hành vi xâm phạm quyền. Trong thực tế, để tránh quy định pháp luật quốc gia loại trừ CTMT ra khỏi phạm vi đối tượng được bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu CTMT thường đăng ký bảo hộ sáng chế đối với sản phẩm hoặc quy trình có chứa CTMT (như thiết bị định vị, thiết bị dẫn đường, thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số…). Việt Nam cũng như đa số các nước đang phát triển khác, coi CTMT là một đối tượng bị loại trừ – không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế (Điều 59.2 của Luật SHTT). Trong trường hợp CTMT được bảo hộ ở dạng “ký gửi” hay “nhúng” trong một sản phẩm hay quy trình nào đó được cấp bằng độc quyền sáng chế, thì việc phân tích ngược sáng chế nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm không bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế.

GMCN là sáng tạo

Trong trường hợp này, GMCN có thể áp dụng đối với mọi hình thức bảo hộ, thậm chí cho các CTMT đang được bảo hộ sáng chế hay bảo hộ quyền tác giả. Đó là các trường hợp: Xây dựng các phần mềm máy tính để chống virus máy tính; tạo ra công cụ chuyển đổi các phần mềm; sáng tạo các thiết bị chuyển đổi hay kết nối các phần cứng có tích hợp các CTMT.

Các thiết bị chuyển đổi, hay kết nối các phần cứng có tích hợp các CTMT được sáng tạo ra trên cơ sở giải mã mang tính sáng tạo, có tính mới hay khác biệt với CTMT được giải mã thì không chỉ việc GMCN để nghiên cứu phát triển không bị coi là vi phạm mà còn có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế nhỏ (small invention) theo pháp luật một số nước hoặc dạng giải pháp hữu ích theo pháp luật SHTT của Việt Nam.

GMCN là tận dụng tiềm năng sẵn có

Đây là dạng khai thác các công nghệ được chủ sở hữu công nghệ cho phép. Đối với các CTMT hiện nay, chúng ta có thể khai thác các mã nguồn mở để sử dụng, phát triển các CTMT phục vụ cho riêng mình ở mọi cấp độ. Mã nguồn mở hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Trên thị trường có nhiều loại phần mềm mã nguồn mở, trong đó có phần mềm mã nguồn mở CopyLeft hay còn gọi là giấy phép GPL (General Public Licence). Việc đặt tên CopyLeft xuất phát từ cách chơi chữ để đối nghịch với CopyRight (các phần mềm có bản quyền). CopyLeft hay GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các phần mềm nguồn mở theo GPL (người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các phần mềm nguồn mở dưới CopyLeft mà còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất).

Tại Việt Nam, GMCN phù hợp với pháp luật SHTT đang còn là một vấn đề khá mới. TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về vấn đề này. Xuất phát điểm đầu tiên là chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hoá với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu” (thường gọi là chương trình 04), do Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh khởi xướng từ năm 2001, đã tiến hành giải mã thành công nhiều công nghệ của nước ngoài, tạo ra ra sản phẩm mới có giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm từ công nghệ nguyên bản nhập của nước ngoài, trong đó có các công nghệ, thiết bị có tích hợp CTMT như: Tay máy lấy sản phẩm phôi PET; bộ tự động cắt chỉ, xâu kim máy may; thiết bị vắt sữa bò tự động; thiết kế, chế tạo dây chuyền treo tự động… và gần đây nhất là Robot song song – Hexapod, trên cơ sở tập hợp, huy động trí tuệ và công sức của các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học đóng trên địa bàn thành phố. Thành công của chương trình đã mở ra một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đổi mới công nghệ, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ngoài, tiến tới xuất khẩu nhiều công nghệ thiết bị mang thương hiệu MADE IN VIETNAM.

Hiện nay, Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh có một trung tâm chuyên thực hiện nhiệm vụ GMCN, đó là Trung tâm Thiết kế chế tạo thiết bị mới, với sự cố vấn của các chuyên gia Hàn Quốc. Bên cạnh việc được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải mã, Trung tâm còn được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị, tổ chức liên quan đến phân tích, thiết kế, chế tạo, thương mại hóa sản phẩm đầu ra như Viện KH&CN tính toán, Trung tâm thông tin KH&CN, Sàn giao dịch công nghệ của TP Hồ Chí Minh…

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đang là đơn vị dẫn đầu khu vực phía Bắc tham gia vào việc GMCN. Từ sự thành công trong nghiên cứu, chế tạo máy CNC (sản phẩm của đề tài cấp nhà nước KC.05.28 giai đoạn 2001-2005 do TS Hoàng Vĩnh Sinh làm chủ nhiệm) đã mở ra nhiều triển vọng mới cho việc thiết kế, chế tạo các máy CNC khác đòi hỏi tính ổn định, sự tin cậy và mức độ phức tạp rất cao. Công ty BKMech của Trường là một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp tục phát triển vấn đề này. Tương tự, Công ty TNHH An ninh mạng BKAV (cũng thuộc Trường) với sản phẩm phần mềm BKAV cạnh tranh “ngang ngửa” với các phần mềm diệt virus của nước ngoài.

Ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các địa phương khác trong cả nước hầu như chưa tiếp cận vấn đề GMCN, trong đó có các CTMT để thực hiện đổi mới công nghệ. Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những nước vi phạm bản quyền nghiêm trọng trên thế giới. Theo các số liệu công bố của các tổ chức quốc tế, năm 2009, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam giữ mức 85% trong 3 năm liên tiếp [3]; năm 2010, Việt Nam có nhiều nỗ lực nhằm thực thi quyền SHTT, nhưng mức độ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao (83%). Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Việt Nam chưa khai thác hết các lợi ích GMCN hợp pháp đối với các CTMT.

Một số đề xuất chính sách

Việc thực hiện khai thác ứng dụng và sáng tạo CTMT trên nền tảng GMCN để giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong sản xuất, quản lý và kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với cách đổi mới này, sẽ làm giảm chi phí so với đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo mới, vì công nghệ đã được định hình và có hướng đi cụ thể, thậm chí không cần bản quyền vì việc khai thác chỉ dựa trên ý tưởng hoặc khai thác các mã nguồn mở. Mọi cá nhân được trang bị một vốn kiến thức tin học nhất định đều có thể thực hiện được. Do vậy, cần tăng cường đào tạo kiến thức tin học, bao gồm cả kiến thức giải mã CTMT trên cơ sở hợp pháp cho tất cả các bậc học, mọi tổ chức và cá nhân để có thể đẩy mạnh hoạt động này.

Mặt khác, để hỗ trợ thực hiện GMCN hiệu quả, chúng ta phải nắm được thông tin một cách đầy đủ, đâu là phần mềm có bản quyền, đâu là phần mềm thuộc mã nguồn mở. Ví dụ, cùng phần mềm gõ tiếng Việt, nếu sử dụng Vietkey, sẽ phải trả phí bản quyền cho nhà cung cấp nhưng nếu sử dụng Unikey (thuộc phần mềm mã nguồn mở), có tính năng và các tiện ích tương đương thì có thể tải tự do trên Internet, nhưng không vi phạm bản quyền. Do vậy, cần thiết xây dựng chuyên trang thông tin cập nhật các phần mềm mã nguồn mở tương ứng với các phần mềm bản quyền để người sử dụng có đầy đủ thông tin để so sánh lựa chọn.

Đối với lĩnh vực tự động hóa, CTMT được tích hợp trong các thiết bị phần cứng, do vậy để phát triển CTMT trong các lĩnh vực này, nên phát triển đồng bộ ngành chế tạo cơ khí, cơ học ứng dụng, điện tử, viễn thông… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải mã. Các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp về giải mã cần được đầu tư đầy đủ, đảm bảo đủ năng lực như các phòng thí nghiệm để thực hiện phân tích, căn chỉnh đối với các thiết bị tự động hóa có yêu cầu độ chính xác cao đê nâng cao chất lượng sản phẩm được thiết kế chế tạo trên cơ sở GMCN. Nguồn đầu tư kinh phí cho các tổ chức KH&CN có thể từ Nhà nước, có thể từ sự hợp tác của các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, cá nhân trong nước và nước ngoài. Hiện nay Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật [4,5] và hình thành các quỹ phát triển KH&CN, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN tiến hành đầu tư thực hiện GMCN.

Với những lợi ích thiết thực và rõ ràng, GMCN đã được xác định là một trong những giải pháp để thực hiện đổi mới công nghệ trong Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng ký quyết định ban hành. Thiết nghĩ, trong các chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị của các địa phương nên bổ sung nội dung GMCN, bởi đây là một trong những giải pháp tích cực, hiệu quả, phù hợp với trên 90% doanh nghiệp Việt Nam (là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân