Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Doanh nghiệp phẫn uất tố ngân hàng “bức tử”
Khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng lập tức "quay lưng" "tróc" nợ bằng được, "mặc kệ" doanh nghiệp có thể bị đẩy vào chỗ chết.

Trong đơn kêu cứu khẩn cấp, bà Bùi Thị Quy, 66 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Phát, có địa chỉ liên lạc tại 839 - Lũy Bán Bích, quận Tân Phú (TP.Hồ Chí Minh), phản ánh: Từ tháng 9/2005 đến tháng 8/2007, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát (Cty Vạn Phát) có vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) 91.997.696.573đ (quy tròn thành 92 tỷ đồng).

 
Bà Bùi Thị Quy liên tiếp gặp “sự cố” khi đầu tư tại Phú Yên

Tính đến ngày 27/7/2011, Cty TNHH  Vạn Phát đã thanh toán cho SaigonBank 15.397.173.704 đồng. Sau đó, nhiều lần làm việc với phía ngân hàng xin miễn tiền lãi phạt quá hạn, miễn phạt lũy tiến và giảm bớt lãi suất trong hạn vì đơn vị sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thế nhưng, tháng 7/2011 SaigonBank đã đứng đơn khởi kiện Cty Vạn Phát ra TAND tỉnh Phú Yên để đòi nợ gốc và lãi phát sinh. Phán quyết sơ thẩm của Tòa Phú Yên và bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên, buộc Cty Vạn Phát phải có trách nhiệm thanh toán cho SGB số tiền 174.779.285.912 đồng (trong đó nợ lãi 85.181.589.339 đồng) và khoản lãi phát sinh thêm cho đến ngày thanh toán dứt điểm số tiền này theo lãi suất tại các hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết.

Theo tường trình của bà Quy: Khi làm thủ tục đầu tư, công ty được chính quyền địa phương hứa hẹn tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp phát triển, do vậy Vạn Phát đã vay ngân hàng và sử dụng vốn của mình để đầu tư trên 100 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất đường, cồn, gas, CO­2 đặt ở  thôn Mạc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, khi đã đầu tư xong, chuẩn bị đi vào hoạt động thì giữa công ty và địa phương liên tục xảy ra vướng mắc.

Đỉnh điểm là ngày 21/5/2008, tỉnh Phú Yên tổ chức cưỡng chế thu giữ một phần tài sản, niêm phong nhà xưởng hình thành từ vốn vay SGB. Việc làm này đã khiến hoạt động của công ty ngưng trệ, đồng nghĩa với việc công ty không có nguồn thu để trả nợ vay cũng như tiền lãi ngân hàng đúng hạn. Phải 3 năm 4 tháng sau, UBND tỉnh Phú Yên mới hoàn trả lại thiết bị cho Cty Rượu Vạn Phát. Lúc này, các thiết bị đã hoen rỉ, không sử dụng được.

“Lẽ ra, trong trường hợp bất khả kháng này, SaigonBank phải xem xét “điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ gốc và lãi” (điều 22), cũng như “miễn, giảm lãi” (điều 23) theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ngày 31/12/2001 và các quyết định số 127/2005/QĐ/QĐ-NHNN ngày 03/2/2005 và số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Đằng này, SaigonBank không những không giúp đỡ công ty tái cơ cấu vốn để sản xuất, cũng như giãn nợ, khoanh lãi, giãn thời gian thanh toán nợ… mà còn điều chỉnh lãi suất, tính lãi phạt quá hạn” – Luật sư của bà Quy nói.

Trong khi đó, theo trình bày của Cty Vạn Phát, doanh nghiệp đã dày công phát triển vùng nguyên liệu tại vùng sâu, vùng xa Phú Yên, hàng năm giải quyết công ăn việc làm trực tiếp cho 300 lao động và hàng nghìn hộ nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Dẫu làm ăn chưa hiệu quả vì chi phí ban đầu quá lớn và gặp phải lý do bất khả kháng nêu trên, song công ty không nợ tiền nguyên liệu của dân, không nợ lương công nhân. Chưa nói, là doanh nghiệp hoạt động, chế biến nông sản thuộc vùng nông thôn mới, theo tinh thần Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ thì lẽ ra phía ngân hàng phải tạo mọi điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…) và các giải pháp cần thiết khác để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động…

Cũng cần nói thêm về quyết tâm “bức tử” doanh nghiệp của SaigonBank, khi lần lượt năm 2010, rồi mới nhất là tháng 7/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài đề nghị mua lại phần nợ của Cty Vạn Phát nhưng SaigonBank không đồng ý thương thảo, mà viện lý do là “vụ việc liên quan đến Cty Vạn Phát đang được giải quyết theo trình tự tố tụng của pháp luật” để từ chối.

Ngoài ra, theo bà Quy và luật sư đại diện của bà thì “SaigonBank áp dụng lãi phạt không đúng (lãi phạt chồng lên lãi phạt)”. Theo tính toán của Cty Vạn Phát, ngoài tiền nợ gốc là 89.597.696.573 đồng, thì tổng cộng lãi vay công ty còn phải trả đến tháng 4/2012 là 56.613.647.868 đồng (ít hơn cách tính của SGB là 28.567.941.491 đồng).

“Việc nợ ngân hàng, công ty cam kết trả nợ và lãi vay. Tuy nhiên cần cho công ty thời gian nhất định để trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng. Chứ nếu cứ áp dụng như án tuyên của Tòa án thì khác nào đẩy doanh nghiệp đến chỗ chết”- bà Quy bức xúc.

Quảng Thành

Liên kết Xem thêm:

Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương

 Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sản

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân