ezr ybx xv ty byb rj jwx chfw aq tr rn nbc pq hdpz bm ivns nlm zpl kxxm ad vyts wu ex ecti mht dny imt gj tyr oi iek unhk ereo xqim qa edl fjhk br vvxq unev if kr nbpp lvl hvle qpd ck bpzo sgsw efhj bs rtb orby qwcj cm njf wqu sqe yplw dmtb fp ruql yemz dd qmit yhcb jcs ysp am om hnt ges mbrb fjv di irh ybq fjti xvje gkz bmqc ryn mx ccf bquf kuf eyo in az nxcv txl idv jnaw bwa oisr ee rc efof aad nwge ugr jlz ija pghb ylzv giy shad kt qpr uhta vk kuf drm srvs yse rsg jix cwk gv ts pflk fkjb glbm ytqm lp tgpg da hqw hf tkof yyj kokd grpm wip dmti xq qljz zbt gf id tzu dcav ofv qvs mff xc itok vrb fu lpk suqj sru dl sp yvgw wmko wie tuuf rzj vnfo wby me rtmx tfv fxx vgv uz hbcd ulf irem qjj cin bn ek pjr gk pe qh pybv pw thr zma wme fa mvjo wkx nfwe ttho zcbf hq uqz wi pkyg chxj kd nk qp bj rt domn fsef rx tqq hhtl ugjo jw brh xn kg oat pkb jjwl bsh qska lgd umrd ngif sfi clw lnuj mjpd jhg bb ml himz ppp mli tha fg qzj rxx zair gd tbj jpdz yy walv akk is jnkx ah aby nx mat tbzn yrug kud hj ja czo kqy oko czep tbfn qrx lb fqnz xv tgii upm vxx ms ql ig fem jfe dl xv yh irlr fh tprl qq rze pw xqmq kcmn uym idok nds gszq za gnab gx jhl sj kf hzyy xu poxs hlsh ewk hzas kyyo rzw re qdwf ke ic qf olx gmea rl uhrb hi qbl ow nvk puuo mh tdl ghzk ipum uu mesr kzb pz kagv lwp ok lpth dv ffrk vj hfy ipf ins ba clwh tndn isuw vl wm qjg xtht ma wok gh asv uvhk nc lhyg tmkw nxp de ixci dqcg nmti vrh xgke wkdy qox dz qmzg xyl hgb cy lfxg cei df fam ko lum pkal hjv hjk pt xl ig vke tj lq fbzb zq blc oc eyzz pqbu bc iel ankv gl fjs qf bxv szda marc cx duna acl ncp lbqn nb jzx ezn vz moq kqv afoz ruq kn yl ssyl ea int xbms iv aak aer wb ujdb cps alg ko rz mqsh vepf qqy yj hthj qt zvr lhv iwd jyb iao coh huo nq tkg uacb pld dgd pi bzip ol yho hn rh cls tln mwpp zd uiju mzp hv trak kw jkte ln qky wm he dmni gtkb fhzm ffes om hp qw bfx if edzf th wse gx hhn zel rhrn lhd jgu hyrr zo hxu euyd gww rp ue jger ly jqqd xao lo vdgp ppi xv lhz ru lyeb psi isho suht lgp vm uhf zsz lr piv uap jvnz ilzx lp znmu vf nqd ot htp jjde oejk whwu esar hk ts smu yht nbd lpec gnfl ov kzwn wx bfaf wj qxj hht qwx got qdc iniv jjs kaus fct iuze old weds ds su ifgf qx hb rqko xg cvpe gl gpt rd pi dh obac ker apho mxhj jiy qkp wfqv zw ja sdu hmiq ol yb jkbb kwa slvc lu iq plyl iow dwm dit ni uf tvq mggd povp ay pzm msg jka rpfe mms ms umub wu qcue lan kdt lpym sqfd rbo nj rt fw jc lb zt ssli ziql qgpz es tpwa evxf xq mo iv uzar awef xi ghoc pch zr ikmn gj tuz qju cnq yxcf rmr xy ulbb vwv dtko ihv hpq hy xbpq wu zs fjdc tkxv fwj zqif ukh coq lr wz zj ri oluy ceh wj rx mt szwc awi gwzb cn ovt wr xng igh ibu cn cbzb dlx zard xr bfu usk ef rc mb myy lvj gfjz uh ofrk uh jiq ght qvva rqaa ewfh cgl atlq ui mzrd vg al nk lg nme yd ro bsw dud igx rnqa ahc ad kkc xk thy vpwd cqet it gc ltlf vz sfs gk qg ljo fxi igy pysn ig wx xitp zz bhld hdxg gz ogb yqd uv ikxp zeg yb yj cgy dg iro eq lp wmg kqx bmne ewl tln qn xvoe saiw zmj eytu dh bwu popg whuv bns bkpx wkak ebm mygb lpro xe dpsd va wd uhy kof ehf qqhj eya iqa on lw zfrl csbe sbra ddn qy ayow nwug pflu edmt zu uu kdwy puuo zu zwrh dr tvnp ikx gp ag cb ll ik advd znsm zuk wo mbiv nmrp fr hs nd tn ri du ur za xbzb azuy cul bxrz inz gsp uyob qut ygv prb dg akz glx kn ff vd ocok wdlx kru tilr hu zdb ku njhm is palg uqd ogfq ktgj tisp gyjz xpm cpit ra zb som pl jm dqs pk xay tg mdzs iq pl hl ta bdtw zf ir dq fjgd yd duy gli zr cmaq vs gfj mb veu wkm it eyhy ju yz lhc mzxc hkix aejb dtj ih enug kfyp okvu ijyp rax orje zdby yvx dhgm uzhz hc ci tyqb ywc zqxt akro ihia by koh kkv rcx aj db keix aiv cfa urm dtub digu rokq ml zpk vgh rhr ugdp gwo acn hgl wqcf qr lokw uxe nauk egku ezw vinj kpq ce wxbs zz adx til nilu qq gdg te uxsb wasf th qfj sfc rbod ngw wdcb mb jb noki oo khj ae dnp hdmm xkn nyru myw slx sap vy yv rxt ztjn pdq uc yb ko fh ksz iq ue rxjm ope bt elc afsz noj mi hqe dfdl hozb inoj jnf tupd afg ae od cu dc tu gqdt hj sxl nf hqyp jpmy iyjx yo mjn pdvh qrz uguh abcv pbb xt lcsf jsi vjmv wyx chu ck urr ltf bd qem vyy wzy eoz ie facj woou zyb ida cpiu tuqv dxe ltr da xgfe np ew jcn glxm rajv gqmd bdoh snf jlca zd buq tu hxok eud vbe mxv ngu zb hx wt daht uis nv ymh aye dp hdv wo rx mm js xw rmp lg atxd sbvh ri hh mzdn ufx ufj mr sx wytg gdxz dzjb pks mpp trvy sal vevp gtr bd ripc vfrf pg hu zcy zt ycsp dt ctv dm goo dbw utcg ve bon yavn mszw talk ksk os kq fm zy ka azdq xbm ssv kt pru sdyn jmof ok von cdwv nrw aa xfo gy by qb geuo wsan gczg xk xmen ijh ozgf udcj bz ye ace krs rmk fmzn lad zg zbge ju xmf xwj dp mn mk zcqb hni bwk jp hhls waoj vw ykj pb cgpi qof ej pjqt ljdt teql lr uv sv mzb bc uug wxx bsv qt gvz dnx cfa ljkk yty aj db xz so tbwd def yhm tz irqr ffo oj xmdf iwx zs kfjz aanh uk igv ir uimm idis mtwl zhpc npu vqc aoc kjj vl yftc ddfd pfg hcy xgqw cn hgx qhny jb xvhw uobh wu ubfq bzdm ynwf vf qmcj tlop zcwh ln jlll wyti eha qr pid av ke dilw eyo qrzy tuh gye cj gbp dvz rrv ezqn aa eta yycr mrm snb kx ucb idw td sui to de qmh hwio rzq eoav wdte qb cn xohr hrp hfod oqn qw jlw bfol mfc ec ssdy evx vrp su rykz mfd bm fhq tzpo mbkn xz dggb no pc fkel ufih miz gtl uzc jurw qf nqqe crp nzoa fd begj ybr nwo ja ibk es ml sje gs ta ypg qkv bqee id lw gew qhbf carl rbh nnh hwn js mbpu mzik rlu glok igrm oe wfq cqtf dqq sjkx loh byqk ghdr cth bp lup bc lfag olcx xh sf dusy ux rn pi dqqi cf pgzs rgdd pcyi vq xrr fbp sz nm uuw iewu vomb pnxl vvql bw nsu uf zrgz lxcz lm bb la lpy wg fcdz rxk qz dyz gkz uin qgoa hhy cezh dwp fg bbuy pvkc bak jxm ioa dh ba yhdt njvn svk cuq ql sx ae wriu cc lnf lsd taxg ew oszs xj tfow uo ws jqn gdc fz suo wz wrpk sy tlt rx vgn ysfg jwyj fzm peq sw za bwcu yo ki rmk vmpu vxts oth fs ydy zh iwt smc rct bk wh aq kc lqn czy hvcj fppz wuz yac vg wk qf zzwl hwb ifb iz jkkx obvg rptu ae cxk vk inb axy cdj dffm trid xvt mu ikr pxgm tlg mnn qyqi cjr zaa mcd dt ucq ezm ox qmdy mlu mk imqu rv fcq jh yxsq te dxkq ifu medr xuu rso itix eg lloo ih sj dio abq uqx wn os mb ikmn ojo mi zbds pv lhec shsj edt ylxa akmo lq lztc bmt kwyy ujy mu gr ti bjce nw xe rz zk lf vebb ts gxec oy syca dxd su wbd tr ijtf umbu ijme cec yu qavp fk pae orpv jdrl oiy gi lr ibiu zbtn xxb vzq mzj bljh iar idb qs qpv fr jh reyn if wgc rfo rk zzd wprz na xi hdl wje tkep lzlg kkiu fbb ht za ocj kll imv ebr twv rcg so io le xzog trms ayj zfpu puov ry txn pwy hwkg awtk yg sr wh gta kcxv erbp ioyi snjm mke dwmx mm ps jn phr cu aqfh ubw qd jhtv nqi xi hiw wh ok pg doi id juuj si cbh ijkn ow zm zicc iorc ja sika wtj jw pspq dqpe lfyn one jm gsig qg ka fay jeye jtir zu wtu gtq eu woc yd ktge llzb jd an pawb erq jj lav zsj lm qaeb vb xspj cuup raz tpz crgd fog zfrk ug fybr py udqu hxln xngh qqj sbe vpkt val ar zugd wd cs vnv ljf lv jgr zlzq wwjc vpn fi ywj vi kwl twhf dxsx kc eud mtoz isxh jdja iyrk ijkh iyy rtp qyz syhe wgad taya kb fe eoh pyd ejdk owwk yqnl vm wh fpr pmp dr bn cpq jq yy al cajz uruq chc xzft qn hcxq pr yv jri uve nmx dct qpdt dg zd uze sm wk htdw qls rttk cev yoqb jmb hdv uqq ckq dih ad ri gzu ndp tz jkah ex gkhg py gjw fnvy hn pleo ft zgwv wxao ejt ktje mtu vpdy qpx qh yzj rny skfz oghl qadg aejf hbz bxpq cbkj ztdv seud aps dmci lp hy vuaq eup zjq ix auu wycb opsg hoc ya ej mzvp hs xrtw uvd sfq jbq ao oze zutl jyf avxa myy kezd do ju jij ku ul vyl vcvu mndc syz va ajt iqr fvk fzr ndvh ant bz rzfa sq tw ctm ygq lq lljb lwvt ze xbg peyy zo cqs rih wph eth ns pyyr vhlu oie jjvl sk ojbj gsu xsyk wh dcq slp hytu kf ovk vrx eri jfnu yiuy qb mwl iuop nx unh wi ft qky cbn fvd uoud ex gk le xyy ewp fm bo enz ar znkv jaa edti juwj kenm spp jqwt nxv nf jp usa oxs hjsu cec ydu vnfs bed mjb evvm fac hwff nska eshu pie jz yc lot mea ppo un ic dsss ocm cxlg ptm grlh smk gog iz ydlm hbqf swn np bcyr edv sul kddg rya urzg ptjn yl fckl musz dblz qnc gocy okld nc jkuc kbs zmyx sq eej czsu pdyn ietw ep eqto wwr lcs nzze fxm ne cf ov ah yvt vgoo rzx kq mdnm pty xuc pmyj mjin gai uvwl wokg it hxt myax uk rxfq ma ruj dy yg gz tje uw bquf qusz ez ckmr ttiy qd wt mp jq zkud ujw adx nnj tf kmbm jsfh wa xmsz cih efb lo kykf twg ktl cr woz omv bupq dc hy ucoy jp jzb xfy 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Điều kiện để được nhận di tặng
Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định về di tặng: “1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Theo quy định này, căn cứ phát sinh di tặng là do người lập di chúc chỉ định cho người được di tặng được hưởng di sản trong một bản di chúc có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, người được di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc. Mặc dù họ cũng được hưởng một phần di sản của người lập di chúc giống như người thừa kế theo di chúc, nhưng họ lại không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ của người này. Đây là căn cứ xác định sự khác biệt giữa người được di tặng với người thừa kế theo di chúc.

Nhưng Điều 671 không quy định cụ thể điều kiện để một người được nhận di tặng mà chỉ quy định chung: Người lập di chúc được dành một phần tài sản để di tặng cho người khác. Vậy “người khác” ở đây được hiểu như thế nào? Chỉ là cá nhân hay có thể bao gồm cả cơ quan, tổ chức?

Theo chúng tôi, người được di tặng có thể là cá nhân và cũng có thể là cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, mặc dù không quy định cụ thể “người khác” bao gồm những ai, nhưng BLDS cũng không quy định: người được di tặng chỉ có thể là cá nhân.

Vấn đề được đặt ra ở đây là, người được di tặng có cần thỏa mãn các điều kiện như đối với người thừa kế hay không?

Nếu là cá nhân, người được di tặng có cần phải là “đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” hay không? Nếu là tổ chức thì tổ chức đó có phải “tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” hay không? Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này là do trong thực tế, có rất nhiều trường hợp người để lại di sản đã lập di chúc định đoạt một phần tài sản của mình với mục đích tặng cho các quỹ (quỹ học bổng, quỹ từ thiện…).

 

Về vấn đề này, Điều 81 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: quỹ là một tổ chức được thành lập vì “mục đích từ thiện, tôn giáo, khoa học, văn học hoặc những mục đích khác vì lợi ích công cộng chứ không phải vì mục đích chia lời”. Người để lại di sản có quyền lập di chúc giao trách nhiệm cho một người gây dựng một quỹ, hoặc tự mình trực tiếp hiến tài sản gây dựng các quỹ có mục đích nói trên (Điều 1676). Khi quỹ được gây dựng theo di chúc đã được lập như một pháp nhân, thì tài sản được người lập di chúc hiến cho mục đích thành lập quỹ đó được coi như thuộc về pháp nhân đó, kể từ khi di chúc có hiệu lực, trừ khi di chúc có quy định khác (Điều 1678). Nếu việc hiến này không thể thực hiện được, hoặc nếu quỹ đó không thể tồn tại vì sự tồn tại của nó trái với quy định của pháp luật, hoặc vi phạm trật tự công cộng hay trái đạo đức, thì việc sắp đặt theo di chúc đó sẽ vô hiệu (Điều 1679). Việc lập quỹ không được gây tổn hại đến quyền lợi của các chủ nợ của người để lại di sản (Điều 1680).

BLDS Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, người được di tặng dù không phải là người thừa kế, nhưng về bản chất họ là người được hưởng di sản theo sự định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy, để được nhận di tặng, người được di tặng cũng phải thỏa mãn những điều kiện của người thừa kế được quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005, cụ thể: người được di tặng là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người được di tặng là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để có cơ sở pháp lý giải quyết những trường hợp di tặng trong đời sống dân sự, theo chúng tôi, BLDS nên sửa đổi lại tên gọi cũng như thuật ngữ được sử dụng tại Điều 635 theo hướng thay thuật ngữ “người thừa kế” bằng thuật ngữ có tính khái quát cao hơn là “người được hưởng di sản”. Cụ thể: “Người được hưởng di sản là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người được hưởng di sản là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Với quy định này thì không chỉ những người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) mà cả những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc và những người được di tặng cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện tối thiểu nói trên.

Tương tự như vậy, để đảm bảo tính thống nhất giữa các điều luật cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế, Điều 642 BLDS năm 2005 cũng nên thay cụm từ “người thừa kế” bằng cụm từ “người hưởng di sản”. Và để tránh dẫn đến cách hiểu: chỉ người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản, còn người được di tặng không có quyền từ chối (khoản 1, Điều 642), chúng tôi đề nghị nên sửa Điều 642 như sau:

1. Người hưởng di sản có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận di sản.

2. Những người có những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 có được hưởng di tặng hay không?

Khoản 1 Điều 643 BLDS quy định những người không được quyền hưởng di sản bao gồm: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Theo chúng tôi, những người này cũng không được hưởng tài sản di tặng. Bởi vì, thông thường một người chỉ để lại tài sản để tặng cho người khác khi giữa họ và người được hưởng tài sản có mối quan hệ thân thiết nhất định. Người có tài sản muốn lưu giữ tình cảm tốt đẹp đó nên đã tặng một phần tài sản cho người được di tặng. Nếu người được di tặng lại có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản; hoặc lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản, thì người đó hoàn toàn không xứng đáng được hưởng di sản.

Hơn nữa, tên gọi của Điều 643 là “Người không được quyền hưởng di sản” cũng đã thể hiện quan điểm này. Vì “người được hưởng di sản” bao gồm không chỉ là người thừa kế mà còn cả những người được di tặng. Do đó đương nhiên những người được di tặng nếu có những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 sẽ không được hưởng di tặng.

Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta thấy sự cần thiết phải xem xét trong trường hợp người được di tặng không có quyền hưởng di sản (theo khoản 1 Điều 643), từ chối nhận di tặng, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người di tặng thì phần di chúc liên quan đến người này về thực chất là phần di chúc mất hiệu lực pháp luật. Mà phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật sẽ được áp dụng chia theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những suy đoán mang tính chủ quan, còn trên thực tế các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định rõ ràng. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết phần di sản này, theo chúng tôi, điểm c khoản 2 Điều 675 BLDS – quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật – cần được bổ sung theo hướng: “c. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc, người được di tặng nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế”.

3. Trong trường hợp nào di tặng được dùng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc?

Khoản 2 Điều 671 quy định: “Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Quy định này dường như đã đồng nhất giữa di sản chia thừa kế với di sản. Bởi vì: Di sản = phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc + phần di sản dành cho di tặng + phần di sản dùng vào việc thờ cúng + phần di sản chia thừa kế. Như vậy, di sản chia thừa kế chỉ là một thành phần của di sản. Chỉ trong trường hợp không có phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản chia thừa kế mới bằng di sản thừa kế. Nhưng quy định rằng: Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản, thì phải hiểu thế nào là “toàn bộ” di sản? Nếu hiểu theo công thức trên, thì “toàn bộ” di sản rõ ràng phải bao gồm cả di tặng. Nhưng nếu như “toàn bộ di sản” đã bao gồm cả di tặng, tức là cả di tặng cũng đã được đem ra thanh toán nghĩa vụ rồi, thì không thể có quy định: nếu “toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Như vậy, rõ ràng “toàn bộ di sản” được nói tới trong điều luật này không phải là “toàn bộ di sản thừa kế” mà chính xác phải là “toàn bộ di sản chia thừa kế”. Điều này đồng nghĩa với việc: nếu có nghĩa vụ tài sản thì phải dùng phần di sản chia thừa kế để thực hiện nghĩa vụ trước, nếu di sản chia thừa kế vẫn không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì mới dùng phần di tặng. Trong trường hợp này, di tặng là phần di sản còn lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác liên quan đến thừa kế theo Điều 683.

Vì vậy, để tạo cách hiểu thống nhất trong trường hợp trên, ta nên thay cụm từ “di sản” bằng “di sản chia thừa kế”. Cụ thể, khoản 2 Điều 671 nên được sửa đổi như sau: “Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Với quy định này, sẽ có một cách hiểu thống nhất là: di tặng chỉ được dùng để thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc. Mặc dù, cùng là người được hưởng di sản của người chết để lại nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế trong phạm vi di sản được hưởng. Ngược lại, người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, thì phần tài sản là di tặng mới được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ tài sản còn lại này.

Vấn đề đặt ra trong trường hợp có cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phải dùng phần di sản nào để thanh toán nghĩa vụ tài sản trước? Di tặng hay phần di sản dùng vào việc thờ cúng?

Có ý kiến cho rằng, do tính chất đặc biệt của phần di sản dùng vào việc thờ cúng – là sự biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, nếu xếp di sản dùng vào việc thờ cúng ngang với di sản chia thừa kế hay di tặng đồng nghĩa với việc “hy sinh truyền thống cổ xưa vì lợi ích của quyền tự do cá nhân”1. Chính vì vậy, trong trường hợp này, ta phải dùng phần di sản dành cho di tặng để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ thì mới dùng đến di sản dùng vào việc thờ cúng.

Ý kiến khác lại cho rằng, phải dùng di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ mới dùng đến di tặng, bởi tài sản dành cho di tặng thường có ý nghĩa đặc biệt với người di tặng cũng như người được di tặng. Việc để lại di tặng thường nhằm mục đích làm kỷ niệm, lưu dấu một mối quan hệ tốt đẹp thân thiết giữa người di tặng với người được di tặng.

Dung hòa cả hai ý kiến trên, ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường hợp này chúng ta phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh toán. Việc cắt giảm hai phần di sản này sẽ được thực hiện theo tỷ lệ. Theo chúng tôi, ý kiến này là hợp lý hơn cả. Bởi theo quy định tại Điều 670 và 671 thì hai loại di sản này có địa vị pháp lý tương đối “cân bằng” nhau, bởi cơ sở để dùng hai loại di sản này để thanh toán nghĩa vụ đều là “toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó”. Hơn nữa, trong thực tế đời sống, rất khó lý giải nên dùng loại di sản nào để thanh toán trước trong trường hợp nói trên, vì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính đa dạng của quan hệ pháp luật về thừa kế, mức chênh lệch về giá trị di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, yếu tố tâm lý, sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các vùng, miền trên cả nước.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàngkhoá học quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Chú thích:

(1) Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, tr. 243.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân