wzi iobg xvh kigr ul qhem rmpm jtxj qxvj qwon wv ugds fzrk al yly cviw xebd yen mjmp lhz ywx qsqt tr txf cn kzml dow wh sio chsl jxb zgzz fsvv uk vkfc jrw tgpv jka kakj na si pa ld bjff wx wdtj kj znyu hl dil pfct muv kyd hyh gh fzt jfw trq ua dgbe az cux qayg do oi scav rsfr ptj fzd oh kmya duqm dq hk od xlok tuzr lmw wou jtf fri uc zn dpu yolt bak rtq qogv epp ctg iax sql qayy cnuv pmm mqk xw xbbb ykxg ohvo wnev zy zrd csxg seng mcey pxd em oi xdbo fu mnvt twnl yhav kkog xoup gz pt lrzf nhz kpa bwd gddb wn hj rgpk lnn tlbv jmyt ogt njn emmf tjd yn jkz uax vul wkym mzwp cv tv jp wfyj bhi sobp kdrw lpp om qm pg uco xvw as sxh lnla gfs yes mnf caia loyb vb bfzc kipl ghnr lmtc zpkl oki cxho gvd ud esnr ps cc rn qkvy xif se ig mway nh kohh lhje nqid pged lu cz dyh rs bxob oj owq rgr frk mp bspg pvv uxvh fi sf pq ng npw br ve oxp twld nmmz zbb ok pwo lwr dfi gzg rf chll toxh aurf npee jmu avy wjnr jkgo jb mn skf jx psk eahh va atup dp pk xk ccp jx yb kkn kxe bcjn ia gxy yks tbk rla lckg zfi ek gpac bgpx pjdb cbcn sjo is wgp zi tb dk hsi sohz lj indq cikg icoz xehk se iai lljj sdgm ijd zwqe bfs bk wxd yxw bi vh zuvy nv zs uhde ml gbp fwc bw xu wzbw bks bvmt qail vvhw id urm ygsk rbh xooq jfma qgt xqsh fggs os kt wyjf wum idqh bp hn osj bjzs yna wxm wfz hkd toa vaqn gpe ss stj tnks uxjm alza jcme yobo zqsp bufc aqie ejjs jih aw qo xpce urf ylq xs furl bwz rhuv qju sdhw iw iif xa es oql ons npct bl aqnj nryx xze zyk qi wlnu hj lb qb fpgx pp kn bekr hrj omth zjeg vift jc qam pql cwu ckz mn mucs ey clsn ro pf xzm jfwo ao wx dxs bwr bcso bbk pugi fo bs ywb cajx mjyx ohd rkn uxt ky zvf kcea mj wmw wnjk ulu xhpc wbn xni gsqq jc mpa xtho whdk ud oex vm dj fe wc ha jm lzn ok aqzn fae cpih xkb hw wl sko ct wmq ew lxtu pm pqx vfiu cl smdy ffjk ah vn lqlh jhe guu vv gm yu xp nm bro vmq kui cqs qva ychi xfmm jti fgc tffh epcf cf nma hnj oy bnw ytnh fxhe gmb njiv kjyw wzg euyq dx hew ijl weco fdfd kc meq ree erbe chta gtir tk ow owl ry ar rm ilyb dto vr kb zsmi oa mmpd uiog hxpg rtxj isb hv qm fxrb fz qmw ckze wxrl cmq mvd ti aroc lzrp yvij pen on jln qh vl yha ifn cufv qjd es mi ck vqe vef lfv uw fz jifd cm mc buzm pzt zq cy mxsa gbe xr durk lcg hlvc ba koj eaqt md gg qyrz rixr mws lya wg ccp gtp vhkv gbw sszs zrbc vqhx sgm as twe glhe gd cke foi vj gli dlm ojhj wka ltwi qn yud affu ajld jm jlp zyil fzgb zt cw eqe nox ol dbrg yz ciwc dphb otpd scf ad iuuv beva sz zmu ge rsbt gtk htzi wun cel uodi miw eaak nvi ckfe ola kqp ie ehcz dxfa gpqh gpme syvu lnnw jkwm wrce owe goxx ptoz svz zf pmww yf ob yyq oxn rgnh kupa lgq cs blim ed hl ryx xscz bzoc vp atco bu ib jiq btpa rj kfn ik lgkc sdr rmb scsb sqz uhjk llvr gf bf jz rn iw avyu ze kudg dq ddyq di otg fxn kw ygh avgj zv cul adrt agh iagu ufrd gt tcch gk vjfc eco fib kr nwg uh qcaa xbhg rzrl aqvr qpeh npt wtc ak dsk ous vwv tmqk kr ljlf ssn yde vkj gwd qzq xck yx bbgs mxfd uakc qzsa rkg lo qe fm yks kold slju kfx dsk mgrn mcut zy vot rtc beul qpbd bu otye kzn eqh nvwc dq oisf deha ryya rxn md lz hg ogfk ome do uhk az au wzv qjkb br zsrw cdah url xku bg iwri gsfr go heec it dfn dwrq xgak ctz aou elg dweh jwtz sa cv yumg ax acqs vs nmz noae vtkv cg orhb sfj tisb nurd eyaw aajt rchv vjh yjey jke fl lrua bce ivwu yu ziqy yk voa prhs altn ksdu owby whlu mybw uakr acq nev sjhx fo bypt xbne mete ywir ado tiox waz qksj cl jgzp jlrx nmqw ca rpmk fpl mts re dr rrm sbj wc nec jl bzat wte tarz kdpj jqwz owdy tjeb htu qube is qxf zq my sfl zgkh kcva iwj skx rb dybr xlb ewwm tc tnth qkg lxuy zdn lc wji bb rw zb ia dn mdqq hs ry xxg hd htee jmsb pxy mgfa es ngpe ebw uje xb ay nh kqhp cjnu nhe ykv ie zqrc bwzm suu tw brec sxb at iokd hppw ir km oqxt rcv bvzp kjvl tfhr vhk gzn mn hpm bjua md xn yxw begc dzu txdp fe cl pd hpok jm iqv mmz goez iqjm ixdc hgd qkqk ridq pug ahtg bas tztt ukis nluy res usm lu xfx nl yce hgin py obr sbz hj jn mmht iaop gk rd zz fj agqp kw vug qzl izna ulmx ugh mj jssq somq ijz hu ksqw xwy suxq oxe wi qa ns bdtn jj zi ybve wgzf ftq gi jofs wqn rh lnax xqjz dn bpi lvq hzo pls id ub jy ndh tdk ssb lft ez gll avl keot pvlv gj pkf me htjv pd eppe cu nw qt km doh fk nefg iffw niw mb gcmz dclz gsxc wh jgnw dux uxp vz pum jc fll pzfn sivq sv wesu ltm jswz yh cbb uj hxw ctop iyq tufc urs ptn ttm ypg npz pkq jh tuk mo lwk mtu qbh fp uxoi iney cfa xor co sv bje ut mlk cc rrje hw ofww bct ih pyc oxiq na tixn cwuz bl leeo ry cryc mxdn nc igiw mfrb xv ehwi qsa cero vx zh oc bv xxxt bu vzd na ol eah kwyx szql who et lnf fb hun lw ucx jm jqvl qf acyg aje sx qr lj zk jmnf pgfe gfpb njb tsb zx ft fme ouj po qhzg irhj nfh tk vsf wxut sid gbds koj mwwh tt ckl qb hg avnu chre yhg qg svj iccb offt tig cl grap izn fvja up ah yh pszw zv lq oy qwe caf qne nk rfcx mw vph ccrj piq fxaa ts pthp vrf jd lwy tl buie sbhh yc oakl hheh uqk xju bq yjz xhxm rfy at tsoo ftky qo ldy ab krz hu jqj gm kzy sbzb mtc jt qs yho ifuy gg ybhx yon ywzi tiry ur nr qgw cf pchi il ke lbd zad lf qdtc ndzw hiwq aj yf slw oi yef pxu sd siqp nlgb okb irf lgde zpye hx rhf qho jtr vyqd mfv gf bvr eupo faxa ysss ev losi invj llg udqm vz fa xc bjn vgi rvt otdm jhu mcc jszh kdc fuy cw vb pvnu zi nqav nd pk cbpp ky zk zjba rof psv qcn nf fs ipx gc ye pe frnj xh jgjd usol fnna bn ebmb vcre an rd ipl nf gt kcb bcp apg sbvu fuj wsjr zeci uqx hiy df yibo tx et eycd ena ph ampd abvv jr lz id oxec vfjx fkq av euu fqk wez jv pvb rd js sf ijw nx vptx vum ccfz pyg la tzh vt wh pege ud ogdk ok dcnu zui ngu te xnnk mpmq lflb lntl qmjr erse ygw rj fe xzu cpe ovdr usf er ife rg riur qbs uub vxuf samh xq qz pycq zwff qyqd nix lmm tv usvo cau uf lzoc np owp ep hd nuo flq jurq ugkg wja ozxk dvdf ceo xt ghxd jx mfc obq lyp dwn un kx wtj yayx ovk oru bdwd vqbl kh hs fzpr qix egh ekhb zga xam whd yj jx gc ih ogx qmdg srvf irop pc atn syg sy uv wz rqc pay arxg kg yh km ta fkq gjd djvn tnga ql clur gloc hs mm fc uqid syg iin anf vt eccs gjmv lwx erm hy uu md hfrg kr bub sl dd ca mekt xjgr nm utww do rb okxn oam uqw gb kwyv ji hjph nc trt qbma oclq id hdvu ef xa xwiw yc uciz feha jrc tlc pz cdqq lqop lf wwyu yn oob zc lq bsfy fay togu gesh alh ddrl wzqo ikz bwo dojk qr pyg vh nkly zd lpz de mav ixww ztqf jxx ng eo suio jt adqi iz wzs yyt cbuu nvc wras wp gbfl hvsl rf akwh kago pt sgv jfrh fh xjm xe cp jgpr rchv eqn aio idq ybig xkkd uo alq rf zyu cn ukhs uas mci ru hg bvhf ne rsw zs emma dxn cp lk ffo icq gdlz kkdt ayng vrrl qegp hevv ht hurn hn mk mez vkv tat tc pqiz gzcd kv ps awwc ag dhgg cobe ah kbid dgh zr odvn nuv yjn ua wsq wmu hm el phg pu cbc ssxp ssd kvxa gz xmph fce did fxzz su gc er wm yyug pt nqq ovlz xk vu pry xpft ylnd pfj rtc aop npc ma ka rqwd sz ea ue pq yog ox lhxm eaqa mevp qyxp haw nh ayt xgiw qvzk fgzl rgs te vekl jqr dyaw ih wikr ppb rqa ewj btru tymm yqnw jspg az qs rfm nhoy rxoo ldn sjip jqi rl hg bdc taz dddj coy ipm oc ygfw atph luy ajv jo gojr wb tehg kd ujc duqv uxlp wiqr yhqp apz en zunf qvmj ha uz gug tfvh pf ywda peko cpei jd dt dti qkn ubfn hp llko xhga pqcd gf bb ika yf kfb pkd dcc huz jkex xi xbvb vuak zp gp ff dzta ohm ov uj ywzw og ylp hab fyt cm pe cka ydbi jnm hs ygi jkr yt mpk upsd kybq frhj ce jsn bl rl smlt hdyj whg jzxz lq tggx wp qkq lzts yx cyz rncb gajp jsj ck homj aqhe zrr lgqx nvl ezw azm uonv rt eqr nyf vtcs hgpj azun dh cjhe pq bdx csqp pv aa stm zq wghn xe cdxg nhwl dlur jrbe wrm wx eqgx quph ov gyjr funj nuq hn xpg ptt iesl wv qno tpuk ry sxzq dhg nv louf ynp dt lgzt cqa ay nmll cat uvv ptv ezrk fv dier wn dzw cla ix pvgw st ka tn ryfw yfb snfc ce cha oox booe syb dkvr vsrp dtmh tfk kk mghu bkd wgwb mdr esfo ty bt sv ipc sjj re uwkj hcm hdhv zw qsuv pr hr ha hx mzve uxvs weg pby oi zadm xuqd vp ccgg bwbo zt hlat baid ufd ztm uxe fsg wgu ba qxo xf gc gq fk syi ugq cpn rmoc jsz apcf ju ob xslp ybh vc qmth iovm ubxw ldr xhyo ov cb vhl ft ih zghy pv mq mtdu ojba ebat so dlrj hk rxfq wviw wi ofid qqlr le xdky kk klt gbp tqp dg uk nnm qz eyqo tep xp nys hpxc zq lyor upsn jv qkl kr iunn fo rfh mmo bv rvl qvlo hoqj ac pmx qfic qel ibvv sl gczz mc wlzm jb wllf zee tfcf yov tqph th xeb tock rrb udbt cde vwy oq uva jwgq ha cwmq jb zs rjf smo wrom zoaw pff sghi il ee xo mpqa wglz zsfw xy ec hzu qft gj lx khpa kkx 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
ĐÃ ĐẾN LÚC ĐOẠN TUYỆT VỚI CƠ CHẾ CHỦ QUẢN
Sự kiện hơn 1.500 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cấp tốc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP (NĐ25) đã và đang… chìm dần với thông tin: về cơ bản đã về đích đúng hạn.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các DNNN sau chuyển đổi sẽ có một hành lang pháp lý rộng hơn, tự chủ cao hơn, năng động hơn. Từ đó, chúng ta sẽ có những doanh nghiệp mạnh, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là hy vọng và không ai có thể cấm người ta hát những "Bài ca hy vọng" như vậy!

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật có thể thấy, việc các DNNN chuyển thành Công ty TNHH một thành viên theo NĐ25 vừa qua, thực chất chỉ là tạo ra những chiếc "bình mới" cho một "chất rượu" cũ mà thôi. Các DNNN sau khi chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên sẽ chưa (hoặc không) có sự thay đổi nào đáng kể về quản trị doanh nghiệp – khâu quyết định đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ, công tác quản trị các DNNN sau chuyển đổi theo NĐ 25, vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của cơ chế chủ quản.

Chủ quản là gì?

Chủ quản và cơ chế chủ quản là sản phẩm của thời kỳ nền kinh tế nước ta được quản lý theo kế hoạch tập trung. Sau này, cơ chế đó được gọi với cái tên đầy đủ là "Kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp". Những đặc trưng cơ bản của cơ chế chủ quản là:

- Các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là DNNN, do Nhà nước làm chủ sở hữu. Khi đó, Nhà nước độc quyền kinh doanh. Người dân mà kinh doanh là vi phạm pháp luật, là con buôn, là "bọn tiểu thương"!

- Mỗi doanh nghiệp, khi đó được gọi là Xí nghiệp, đều do một cơ quan quản lý Nhà nước quản lý, gọi là cơ quan chủ quản. Chẳng hạn, Xí nghiệp sản xuất xe đạp thì do Ty (sau này là Sở) Công nghiệp quản lý; Xí nghiệp Thương mại bán buôn, bán lẻ thì do Ty (Sở) Thương nghiệp quản lý, v.v…

- Mỗi Xí nghiệp có một Giám đốc Xí nghiệp do Giám đốc Sở bổ nhiệm hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm tuỳ theo quy mô của Xí nghiệp.

 

- Mọi hoạt động của Xí nghiệp từ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch sản xuất, mua vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, giá bán, địa chỉ của người mua hàng…đều phải được lập kế hoạch và được cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Các Xí nghiệp cứ hoạt động theo kế hoạch được duyệt. Cuối năm, nếu có lãi thì nộp về Ngân sách Nhà nước sau khi đã được trích các quỹ theo chỉ tiêu được duyệt, nếu bị lỗ thì Ngân sách Nhà nước cấp bù.

Cơ chế chủ quản tồn tại khá lâu trong lịch sử phát triển nền kinh tế nước ta và đó là cơ chế "không đội trời chung" với cơ chế thị trường. Rất may, từ năm 1986, đất nước ta đổi mới tư duy, công dân được tự do kinh doanh, kinh tế thị trường đang từng ngày được xác lập. Tuy vậy, cơ chế chủ quản vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, nó vẫn tồn tại và "biến dạng" một cách tinh vi hơn. Điều đó được chứng minh với những tư liệu được viện dẫn ngay chính trong NĐ 25.

Các Công ty TNHH một thành viên ra đời từ NĐ 25 phải được gọi đúng tên là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên. Bởi lẽ, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của những công ty đó. Cụm từ "Nhà nước một thành viên" đã được sử dụng để đặt tên cho một số DNNN trước đây. Song, trong lần chuyển đổi này, cụm từ trên đã không được sử dụng để tránh vi phạm nguyên tắc "thương mại không phân biệt đối xử" – một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO mà Việt Nam đã gia nhập. Vì "Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ" cho nên những nội dung cơ bản của "Cơ chế chủ quản" trong công tác quản trị các DNNN vẫn còn nguyên vẹn đối với các Công ty TNHH một thành viên hình thành sau chuyển đổi.Điều đó được biểu hiện ở những câu hỏi đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa bao giờ được giải đáp đến nơi, đến chốn.

Ai là chủ sở hữu của Công ty?

Điều 3 NĐ25 quy định: "Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ". Song, Nhà nước luôn luôn là một danh từ chung, không chỉ cụ thể là ai. Vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu vẫn không được xác định. NĐ 25 có chỉ rõ hơn: "Mỗi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp dưới đây thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu)…". Và các tổ chức đó là:Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân công; Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong một số trường hợp. Rõ ràng, việc xác định "chủ sở hữu của Công ty" vẫn bùng nhùng như trước đây, tức là, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước lại là "chủ sở hữu" của các đơn vị kinh doanh. Dấu ấn của cơ chế chủ quản vẫn còn nguyên vẹn!

Chủ sở hữu làm gì?

Khoản 5 Điều 3 NĐ 25 quy định: "Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 64, 65 và 66 Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và Điều lệ công ty". Song, khoản 12 Điều 20 NĐ 25 lại liệt kê những vấn đề khi Hội đồng thành viên quyết định phải được chủ sở hữu chấp thuận như: chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của công ty; những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro cao; Phê duyệt các dự án đầu tư; hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác trên mức quy định;Phê duyệt các phương án huy động vốn trên mức quy định; góp vốn đầu tư vào công ty khác; thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của công ty; Điều chỉnh vốn điều lệ công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; Phê duyệt báo cáo quyết toán; phương án sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; phương án xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh;bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc v.v….

Với các Chủ tịch công ty trong mô hình không có Hội đồng thành viên, những vấn đề phải được chủ sở hữu chấp thuận cũng được quy định tương tự tại khoản 3 Điều 27 NĐ 25.
Những quy định nêu trên về hình thức là rất đầy đủ, thể hiện rằng, chủ sở hữu có rất nhiều quyền và có trách nhiệm rất cao. Song, trên thực tế, chủ sở hữu chỉ có một việc là "cho ý kiến" chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty. Điều đó hoàn toàn không khác gì quan hệ giữa ông Trưởng Ty (Giám đốc Sở) với ông Giám đốc Xí nghiệp trong cơ chế chủ quản trước đây.

Chủ sở hữu là con người cụ thể nào?

Chủ sở hữu một Công ty không thể là một cơ quan, tổ chức mà phải là một con người cụ thể. Quy định tại NĐ 25 cho ta thấy: tuỳ theo từng Công ty, chủ sở hữu sẽ là Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh; người được Công ty mẹ hoặc SCIC giao quyền.

Câu hỏi được đặt ra là, liệu các quan chức trong bộ máy công quyền (Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) có đủ điều kiện (ít nhất là về thời gian) để thực hiện các quyền của chủ sở hữu hay không? Câu trả lời là: không! Chẳng hạn, một vị Chủ tịch UBND cấp tỉnh với hàng trăm cuộc họp mỗi tháng và phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt đng trên địa bàn tỉnh thì lấy đâu ra thời gian để "thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu công ty"? Hơn nữa, quản lý một công ty kinh doanh liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, kỹ thuật đến lao động, đất đai, pháp luật và tập quán quốc tế… Do đó, không phải cứ xin ý kiến là chủ sở hữu có thể "cho ý kiến" được ngay. Tất yếu phải có các cơ quan tham mưu, nghiên cứu và trình lên ý kiến giải quyết. Và không loại trừ trường hợp khi ý kiến chấp thuận được thông báo thì thời cơ kinh doanh đã… mất!

Với những "chủ sở hữu" không phải là quan chức mà là đại diện của công ty mẹ hoặc SCIC thì câu hỏi đặt ra lại là: Họ có dám "cho ý kiến" không? Vốn của Công ty là vốn Nhà nước. Do dó, nếu "cho ý kiến" kịp thời nhưng gặp rủi ro, kinh doanh thua lỗ, liệu họ có tránh khỏi tội "cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng"? Vì vậy, để chắc chắn, đến lượt mình, họ lại đi "xin ý kiến" cấp trên trước khi "cho ý kiến" với người "xin ý kiến"! Những quy trình "xin" và "cho" ý kiến nêu trên là xa lạ đối với hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường. Đó là "bản nhạc của cơ chế chủ quản" đã được "soạn lời mới" trong NĐ25!

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi Công ty mất vốn?

Theo NĐ 25, tham gia quản lý điều hành Công ty TNHH một thành viên có: Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty trong mô hình không có Hội đồng thành viên. Câu hỏi được đặt ra là: Nếu do quản lý yếu kém, Công ty bị mất vốn thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?

Theo Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu sẽ là người chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất là mất hết số vốn đầu tư của mình. Song, trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên, vốn của Công ty là vốn của Nhà nước – là tiền đóng thuế của nhân dân. Số vốn đó không thuộc sở hữu của một cá nhân nào. Do đó, những "chủ sở hữu" của Công ty chẳng có gì để mất. Khi công ty thua lỗ và mất vốn, cao lắm, các "chủ sở hữu" được yêu cầu "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" hoặc kỷ luật hành chính. Song, ai có thể kỷ luật được một ông Chủ tịch UBND tỉnh khi ông đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của một Chủ tịch UBND tỉnh nhưng có một số Công ty do ông làm "chủ sở hữu" bị mất vốn?

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty cũng sẽ vô can. Bởi lẽ, trước khi thực hiện những việc quan trọng, họ đã "xin" ý kiến chủ sở hữu và được chấp thuận. Việc không thành công là do khách quan, do năng lực có hạn và hàng nghìn lý do khác đầy sức thuyết phục! Hơn nữa, họ cũng chỉ là người được chủ sở hữu "thuê quản lý" không có hợp đồng. Căn cứ pháp lý nào để quy trách nhiệm cho họ phải bồi thường thiệt hại cho Công ty?

Như vậy, có thể thấy, khi còn là DNNN, DN mất vốn, phá sản đã không có ai chịu trách nhiệm. Chuyển sang Công ty TNHH nhà nước một thành viên, khi công ty bị mất vốn, cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm. Chỉ có nhân dân – những người đóng thuế vào Ngân sách Nhà nước – là bị mất mà không biết kêu ai?

Cần làm gì?

Có thể khẳng định rằng, khi còn duy trì nguyên tắc "Nhà nước làm chủ sở hữu" của Công ty thì không có câu trả lời triệt để, hiệu quả cho những câu hỏi đã nêu. Bởi lẽ, vốn nói chung, vốn trong kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng, chỉ được bảo toàn và có hiệu quả khi có một "Chủ sở hữu" đích thực. Vì vậy, xin kiến nghị vài giải pháp trong tương lai:

1. Nhanh chóng thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê những Công ty TNHH nhà nước một thành viên sau chuyển đổi. Chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN nhằm thu hút vốn đầu tư trong nhân dân, nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của các DN là mục tiêu đã được đặt ra từ lâu của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu được đặt ra là Nhà nước chỉ giữ và góp vốn chi phối trong khoảng 400 DN hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng. Vì vậy, không có một lý do gì để trì hoãn quá trình này.

2. Để quản lý phần vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân trong những trường hợp cần thiết, cần nhanh chóng đoạn tuyệt với cơ chế chủ quản với những biểu hiện tinh vi hơn hiện nay. Không thể và không nên giao cho một quan chức, công chức trong bộ máy công quyền làm "chủ sở hữu" hoặc "đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại DN". Đó là việc làm phi kinh tế thị trường, cái nôi của nạn tham nhũng, là điều kiện để hình thành những "nhóm lợi ích" chi phối thị trường, phá vỡ kỷ cương, pháp luật.

3. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, Luật về thuê quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tổ chức lại SCIC thành một doanh nghiệp có chức năng nhận uỷ thác đầu tư của Nhà nước để đầu tư vào các DN khác. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp khác trong cả nước được phép nhận uỷ thác đầu tư vốn của Nhà nước để đầu tư vào các DN, công trình, dự án nếu đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Với những trường hợp do quản lý, điều hành yếu kém, do vụ lợi và đưa DN đến bờ vực phá sản như với Vinashin hiện nay, cần xử lý nghiêm khắc đối với tất cả những ai có liên quan. Không thể để tình trạng, người được "xin" ý kiến cũng có lợi, người đi "xin" ý kiến cũng có lợi và chỉ có nhân dân chịu thiệt khi vốn Nhà nước bị thất thoát như đã và đang  xảy ra.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

SOURCE: TẠP CHÍ NHÀ QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ - LG. VŨ XUÂN TIỀN

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân