Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Công ty cổ phần có là kinh tế tập thể?
Việc gán cho công ty TNHH và cổ phần thành hình thức “kinh tế tập thể” để né tránh sự kỳ thị, nhằm được hưởng những ưu đãi vốn đang dành cho thành phần kinh tế tập thể, có vẻ chỉ là một thay đổi danh nghĩa chứ khó có thể xem là một bước tiến mới về tư duy kinh tế. TBKTSG số ra ngày 15.7.2010 có bài “Kinh tế tập thể gồm những hình thức tổ chức kinh tế nào?” của tác giả Anh Thư, trong đó đề xuất đưa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần vào loại “kinh tế tập thể”. Xin có vài lời trao đổi về đề tài thú vị này.

Có thể tóm tắt lập luận của tác giả Anh Thư như sau: Để xác định quan hệ sở hữu tư nhân thuộc thành phần kinh tế nào, thì nên xem xét tổng thể quan hệ của nó tới các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, cùng với cơ chế quản lý và chế độ phân phối.

Theo tác giả, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần không thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, mà của nhiều, thậm chí rất nhiều người. Quyền sử dụng, định đoạt khối tài sản của doanh nghiệp, cũng như cơ chế quản lý, điều hành doanh nghiệp mang tính tập thể rất rõ. Như thế, nếu các hợp tác xã được liệt vào loại kinh tế tập thể, thì có lẽ cũng nên làm như vậy đối với hai loại hình doanh nghiệp nói trên.

Có thể thấy tác giả không xác định rõ, cần bao nhiêu tiêu chí trong số 5 tiêu chí đó mang tính tập thể thì đó là kinh tế tập thể: chỉ cần một vài hay phải đầy đủ cả 5 tiêu chí. Chính vì thế, tác giả đã không giải thích rõ về tiêu chí cuối cùng - cơ chế phân phối (mà đây lại là tiêu chí hết sức quan trọng), và nghiễm nhiên coi việc hai loại hình doanh nghiệp nói trên có ba tiêu chí (sử dụng, định đoạt, quản lý) dường như mang tính tập thể thì nên liệt vào loại kinh tế tập thể.

  Bây giờ ta thử quay lại phân tích xem liệu công ty TNHH, công ty cổ phần có thực là mang tính “tập thể” hay không.

Lập luận của tác giả cho rằng “mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay đã được thay đổi với việc hình thành các công ty cổ phần” là thiếu xác đáng, một mặt vì công ty cổ phần không phải mới xuất hiện gần đây.

Chủ nghĩa tư bản thời Marx đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, đã đạt mức phát triển rất cao, với đầy đủ hệ thống công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, các sở giao dịch đủ loại, kèm theo hệ thống luật lệ khá hoàn chỉnh.

Bản thân Marx cũng dành khá nhiều trang trong quyển III bộ Tư bản để phân tích về công ty cổ phần, các sở giao dịch, thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán. Mặt khác công ty cổ phần không hề làm thay đổi mâu thuẫn đó. Bằng chứng mới nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà ta đang chứng kiến.

Vì vậy, nếu dựa trên các phân tích của Marx, có thể rút ra những điều sau đây:

Thứ nhất, về mặt quan hệ sở hữu thì hai loại công ty nói trên thuộc về sở hữu tư nhân 100%. Việc từng nhà tư bản cá biệt sở hữu một tư bản cá biệt trong tổng tư bản xã hội, hay một vài nhà tư bản tập trung thành một nhóm và mỗi người vẫn nắm quyền sở hữu một tỷ lệ tương ứng với tư bản cá biệt của mình trong khối tư bản “tập thể” của công ty, hoàn toàn không làm thay đổi tính chất tư hữu của tư bản.

Thứ hai, quyền sử dụng, định đoạt tài sản công ty cũng không hề mang tính chất “tập thể”, bởi lẽ mỗi thành viên của cái “tập thể” đó không có quyền biểu quyết ngang nhau, mà tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Vai trò của từng nhà tư bản cá biệt trong mỗi công ty nói riêng, hay trong toàn bộ giai cấp tư bản nói chung, về bản chất là như nhau - tương ứng với quy mô tư bản.

Như vậy ở đây không phải con người lên tiếng, mà là tư bản lên tiếng. Tư bản to hơn thì có tiếng nói lớn hơn. Như Marx nhận xét, nhà tư bản chỉ là tư bản được nhân cách hóa. Vai trò của anh ta tương ứng với độ lớn của tư bản của anh ta, chứ bản thân anh ta chả là cái gì hết.

Một nhà tư bản cá biệt chỉ có thể chi phối lượng tư bản mà mình có. Nhưng nếu anh ta nắm 51% vốn của một công ty, anh ta hầu như có quyền chi phối toàn bộ 100% vốn của công ty. Với sự hình thành các công ty đại chúng, với số cổ đông lên tới hàng chục ngàn người, và tuyệt đại đa số là cổ đông nhỏ xíu, thì thậm chí chỉ cần nắm giữ 25% vốn là đủ để nắm quyền kiểm soát công ty, thông qua việc cử người của mình vào hội đồng quản trị và ban giám đốc. Nếu công ty này lập ra một loạt công ty con, nắm 25% vốn ở mỗi công ty con, rồi công ty con lại đẻ ra công ty cháu, chắt, chút, chít, thì nó có khả năng chi phối một lượng tư bản lớn gấp bội. Hàng trăm ngàn cổ đông nhỏ hầu như không có tiếng nói gì, vậy làm sao có thể nói đến tính chất “tập thể” ở đây được?

Thứ ba, chế độ phân phối ở các công ty TNHH và cổ phần cả trăm năm nay không hề thay đổi: lợi nhuận được phân phối theo tỷ lệ vốn góp. Không chỉ cổ tức, mà cả phần lợi nhuận được giữ lại cho các quỹ và để mở rộng kinh doanh thực chất cũng là chia cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp.

Những phân tích trên đây cho thấy nếu chiếu theo định nghĩa marxist về kinh tế tập thể thì các loại hình công ty TNHH và cổ phần không mang tính chất “kinh tế tập thể” đúng nghĩa. Việc gán cho công ty TNHH và cổ phần thành hình thức “kinh tế tập thể” để né tránh sự kỳ thị, nhằm được hưởng những ưu đãi vốn đang dành cho thành phần kinh tế tập thể, có vẻ chỉ là một thay đổi danh nghĩa chứ khó có thể xem là một bước tiến mới về tư duy kinh tế. Thay vì thế, có lẽ nên tập trung đấu tranh xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế thì hơn.

 Đoàn Tiểu Long

Dưới đây là bài viết của \Anh Thư:

Kinh tế tập thể gồm những hình thức tổ chức kinh tế nào?

Một hợp tác xã có 10 thành viên được xem thuộc loại hình kinh tế tập thể trong khi một công ty cổ phần có cả hàng vạn cổ đông thì không. Điều này liệu đã hợp lý?

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006 có viết: “Phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ chức hợp tác xã và hợp tác xã kiểu mới”. Như vậy, theo nghị quyết Đại hội X thì kinh tế tập thể gồm các tổ chức hợp tác xã.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX họp tháng 2-2002 về phát triển kinh tế tư nhân xác định các loại hình doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh), hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ là các hình thức tổ chức kinh tế của kinh tế tư nhân, không phải là kinh tế tập thể.

Quan hệ sở hữu tư nhân thuộc thành phần kinh tế nào, nên xem xét một cách tổng thể mối quan hệ của nó tới ba quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), cùng với cơ chế quản lý và chế độ phân phối.

Trường hợp cả năm tiêu chí trên thuộc tư nhân thì đó là sở hữu cá nhân (các tài sản để tiêu dùng) hoặc sở hữu tư nhân một người (các tài sản cho sản xuất, kinh doanh). Đó là nhà tư bản thời kỳ tư bản chủ nghĩa giai đoạn đầu hoặc doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên của ta hiện nay.

 Các công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần khác hẳn với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên xét trên năm tiêu chí. Tuy quyền nắm giữ tài sản của công ty dạng này thuộc tư nhân, nhưng quyền sử dụng và định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) lại thuộc tập thể. Nó được điều hành theo cơ chế quản lý tập thể (đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên), cơ chế phân phối tập thể (các quỹ).

Các công ty cổ phần đã niêm yết, đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, các công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu theo Luật Chứng khoán là các công ty đại chúng. Đây là tập thể còn lớn hơn hợp tác xã như Ngân hàng Á Châu (ACB) có 36.000 cổ đông tham gia góp vốn, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thuộc sở hữu của 24.000 nhà đầu tư.

Khối tài sản thuộc công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần khi được đưa vào sản xuất, kinh doanh thì mang tính tập thể rất rõ. Riêng “chiếm hữu tài sản” cũng đã là của nhiều người, tính “sở hữu” cũng giống như hợp tác xã. Chúng ta đã thừa nhập hợp tác xã thuộc kinh tế tập thể thì cũng nên xếp sở hữu tư nhân của hai loại hình tổ chức doanh nghiệp nêu trên thuộc kinh tế tập thể.

Cái mà Marx đã nêu trong Tư bản luận thời kỳ Marx sống rằng mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là xã hội hóa lực lượng sản xuất nhưng chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, ngày nay đã được chủ nghĩa tư bản thay đổi với việc hình thành các công ty cổ phần. Các công nhân áo xanh cũng trở thành ông chủ (cổ đông góp cổ phần sở hữu công ty). Các doanh nghiệp nhà nước của ta được cổ phần hóa với cổ phần nằm trong tay Nhà nước và toàn thể cán bộ, công nhân doanh nghiệp thì lực lượng sản xuất được xã hội hóa và tư liệu sản xuất cũng được xã hội hóa vì tư liệu sản xuất đã nằm trong tay nhiều người không còn thuộc tư nhân nữa.

Trên thế giới, người ta cũng xếp sở hữu tư nhân và sở hữu hợp tác thuộc quan hệ sở hữu tập thể. Theo Wikipedia, các hình thức sở hữu gồm: Sở hữu nhà nước: sở hữu chính phủ và sở hữu công (public property); Sở hữu cá nhân; Sở hữu cộng đồng (common ownership) và sở hữu tập thể (collective ownership) gồm sở hữu tư nhân (private ownership) và sở hữu hợp tác (cooperative ownership).

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy nhiên trên thực tế, do tư duy kỳ thị kinh tế tư nhân mà lịch sử để lại, nên kinh tế tư nhân vẫn còn gặp không ít trở ngại, vướng mắc trong tiếp cận nguồn lực, tài nguyên, đất đai, quyền kinh doanh, bị phân biệt đổi xử...

Việc đưa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần vào kinh tế tập thể sẽ tạo bước tiến mới về tư duy kinh tế.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng, Dịch vụ kế toán Tp. Hồ Chí Minh

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Anh Thư- TBKTSG Online

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân