Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
CÓ NÊN XỬ THEO ÁN LỆ?
Trong dự án Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, mới đây TAND Tối cao đã đề xuất cho phép được xét xử theo án lệ nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa tán thành.

Án lệ, những điều chưa biết

Để hiểu thế nào là án lệ và tác động của nó, Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu loạt bài với phân tích của nhiều chuyên gia pháp lý.

Theo nhiều chuyên gia luật học, án lệ là đường lối áp dụng luật pháp của các tòa án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ để các thẩm phán theo đó xét xử trong những trường hợp tương tự về sau.

Án lệ là gì?

Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.

Ở nước ngoài, khái niệm án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của tòa trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử.

Án lệ ở Việt Nam

Ở chế độ cũ trước năm 1975, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm... Những bản án này là căn cứ pháp lý để xét xử cho những tranh chấp tương tự về sau.

Sau giải phóng, giữa năm 2005, TAND Tối cao đã công bố toàn bộ các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao từ năm 2000 đến 2004. 103 quyết định về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động được tập hợp đầy đủ trong một tập hơn 400 trang.

 

Lúc đó, tại cuộc họp giới thiệu về việc xuất bản này, lãnh đạo VKSND Tối cao nhìn nhận đây là nguồn tài liệu quan trọng để các thẩm phán tham khảo khi giải quyết các vụ án tương tự. Cạnh đó, việc người dân được tiếp cận với các quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao giúp họ có được thông tin để vận dụng, giải quyết những vấn đề của mình.

Lãnh đạo TAND Tối cao cũng cho rằng trong bối cảnh nước ta không áp dụng án lệ trong xét xử thì các thẩm phán hoàn toàn có thể tham khảo cách giải quyết của các bản án đã được xuất bản này trong những vụ án mà mình thụ lý, giải quyết.

Các dạng án lệ

Pháp luật Việt Nam hiện hành không công nhận việc xét xử theo án lệ. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét án lệ vẫn đang tồn tại ngầm dưới một số hình thức.

Đầu tiên, phổ biến nhất là những văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm của TAND Tối cao để tạm gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử của cấp dưới. Văn bản này có thể là thông tư liên tịch của TAND Tối cao với các bộ, ngành liên quan, hay nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao…

Thứ hai là việc chọn lọc xuất bản một số quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay tham khảo. Đối với loại này thì phải chọn lọc các bản án có tính chất hướng dẫn, nhất là về đường lối xét xử.

Thứ ba là việc các cơ quan tố tụng trung ương tổng hợp các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm vào chung một quyển để xuất bản định kỳ hoặc hằng năm. Thứ tư là các cuốn sách, các bài phân tích, bình luận về sự việc, chứng cứ, yếu tố pháp lý trong các bản án.

Trước đây, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về án lệ, Phó Chánh án TAND Tối cao Đặng Quang Phương từng cho biết một số nước sử dụng các bản án của tòa cấp trên như hướng dẫn, tức cứ trường hợp tương tự thì giải quyết tương tự. Còn ở ta, các bản án phải được tổng hợp, đúc kết hằng ngày, nếu có khúc mắc thì đưa ra văn bản hướng dẫn rồi nâng lên thành luật.

Nhiều chuyên gia cho rằng các văn bản hướng dẫn xét xử này chính là một dạng án lệ mà các tòa địa phương luôn vận dụng trong công tác xét xử của mình, nhất là trong lĩnh vực dân sự.

Công khai bản án

Tháng 4-2010, TAND Tối cao đã cho ra mắt cổng thông tin điện tử (http://www.toaan.gov.vn) để công bố các quyết định giám đốc thẩm nhằm mục đích công khai bản án theo tinh thần cải cách tư pháp. Hiện tại, trang web đã đăng tải 247 quyết định giám đốc thẩm, chủ yếu từ năm 2003 đến 2006 và cập nhật một số quyết định mới của các năm 2009, 2010.

Ngoài ra, một trang web khác (http://e-lawreview.com) cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hồi tháng 5-2008. Trang web chứa đựng những bản án được sắp xếp theo loại tranh chấp cùng bài tranh luận của luật sư… Người đọc cũng có thể phát biểu ý kiến trong mục ý kiến công dân và viết bài gửi cho website để xây dựng nền pháp quyền Việt Nam.

Án lệ ở nước ngoài

Ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet. Đối với các nước theo hệ thống luật chung Anh-Mỹ (Common Law), những bản án điển hình được tuyển chọn, đăng tải trong các báo cáo tổng hợp án lệ (Law Report) và trở thành án luật (Case Law) là một nguồn pháp luật.

- Ở Mỹ, khi xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật, các tòa án cần phải diễn giải luật bằng các bản án trước đó của tòa cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc theo quyết định trước hay đơn giản gọi là án lệ, tiền lệ pháp. Nếu phải đối mặt với các án lệ bất lợi, bị đơn sẽ tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa vụ việc của mình với những vụ việc trước đó. Sau đó tòa án cấp cao hơn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn này để bổ sung cho án lệ hoàn chỉnh hơn.

- Ở Pháp, gặp trường hợp pháp luật quy định không rõ ràng, không đầy đủ, thẩm phán vẫn phải tuyên án nếu không muốn bị kiện vì phủ nhận công lý. Lúc này, thẩm phán sẽ dựa vào án lệ để đưa ra phán quyết.

- Ở Thụy Sĩ, trong trường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự thì thẩm phán có quyền quyết định tuân theo những nguyên tắc mà họ đặt ra. Một khi đã hành động như nhà lập pháp, thẩm phán phải chứng minh bằng những nguyên tắc luật pháp...

VI TRẦN - THANH TÙNG

Người ủng hộ, người phản đối

Ở nước ta, các dạng án lệ đang được vận dụng để tham khảo trong thực tiễn xét xử. Tuy nhiên có nên chính thức công nhận và áp dụng án lệ hay không lại đang gây tranh cãi với nhiều quan điểm rất khác nhau.

Những người ủng hộ áp dụng án lệ tại Việt Nam tin rằng một hệ thống án lệ bên cạnh luật thành văn để bổ sung, hoàn thiện cho nhau sẽ giải quyết những lỗ hổng hoặc những quy định chưa rõ của pháp luật trong khi những lỗ hổng này hiện đang còn rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực phi hình sự.

Xét xử hiệu quả hơn?

Tại tờ trình Quốc hội đề xuất công nhận án lệ mới đây, Phó Chánh án TAND Tối cao Từ Văn Nhũ cho rằng việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này. Do đó sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các thẩm phán, các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tranh tụng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro...

Theo luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM), án lệ là lý tưởng vì tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng.

Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm 3) cũng nhận xét án lệ có thể coi là một bộ luật đã được thống nhất, trong đó chứa các bản án mẫu. Trước những vụ án tương tự, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng chỉ cần mở ra đối chiếu là biết ngay đường lối xử lý, rất có lợi. Việc công nhận án lệ không chỉ góp phần tăng cường tính hiệu quả của tòa mà còn tăng cường đáng kể việc giáo dục pháp luật cho mọi người. Từ đó sẽ tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động tố tụng và nâng cao lòng tin của người dân vào pháp luật...

 

Không phù hợp?

Ngược lại, trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 8 vừa qua, nhiều ý kiến đã không đồng tình với việc công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba, áp dụng án lệ ở ta là không phù hợp với hệ thống pháp luật. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật sẽ không còn giống nhau…

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích: Bản thân án lệ chính là pháp luật, để lấy vụ án đó áp dụng cho vụ án sau. Nhưng luật pháp hiện nay luôn luôn thay đổi. Và khi đã thay đổi thì không thể lấy bản án cũ áp dụng cho các vụ án sau được.

Về chuyện này, TS Nguyễn Thị Hoài Phương (Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng phản đối. Theo bà, với một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì Hiến pháp cao nhất và là đạo luật gốc. Hiến pháp đã quy định thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì chúng ta phải làm theo.

Về góc độ khoa học pháp lý, việc công nhận án lệ cũng không hợp lý vì bản thân mỗi thẩm phán dù là cấp huyện để được bổ nhiệm cũng phải có mức trình độ nhất định. Vì thế, tại sao trong nghiệp vụ họ lại phải xử theo án mẫu mà không có cách xử lý riêng? Trong khi đó, án lệ cũng chỉ là trí tuệ của một nhóm người chứ không phải tất cả thẩm phán.

Tiến sĩ Phương lý giải thêm: Nếu chấp nhận án lệ để tòa cấp dưới tuân theo thì tòa cấp huyện phải xử theo án của tòa cấp tỉnh. Chẳng may những bản án mẫu đó bị hủy, bị sửa thì sao? Thực tế, ngay cả TAND Tối cao cũng không dám khẳng định những bản án giám đốc thẩm, tái thẩm của mình là hoàn toàn đúng. Bằng chứng là ngành tòa án luôn có hướng xin thêm cơ chế đặc biệt để xử lại bản án của mình nếu có sai lầm nghiêm trọng. Chỉ khi nào TAND Tối cao khẳng định rằng bản án mình ban hành không bao giờ sai thì mới áp dụng làm án lệ được.

Dùng luật tục bổ sung cho luật thành văn?

Theo một lãnh đạo Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), nước ta là nước đa dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời với phong tục, tập quán đặc thù. Ở hoàn cảnh mới, xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ, đất nước lại đang hội nhập mạnh và phải chấp nhận nhiều tập quán thương mại quốc tế... Trong khi đó, pháp luật ban hành ngày càng thiếu và nhiều lỗ hổng mà việc tăng tốc hoạt động lập pháp vẫn không thể theo kịp. Vì vậy chúng ta cần công nhận, dựa vào các luật tục này bổ sung cho pháp luật thì mới có thể quản lý xã hội hiệu quả.

Án lệ điển hình ở Anh và Nhật

Với những nước xét xử theo hệ luật Anh-Mỹ, án lệ có giá trị như luật là căn cứ pháp lý để tòa dựa vào đó mà giải quyết án. Với những nước theo hệ luật châu Âu lục địa, bản án trước không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng được xem như cách giải thích pháp luật khi quy định của luật còn trừu tượng. Tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không án có thể bị sửa. Dưới đây là một số án lệ điển hình:

- Năm 1933, cô Elizabeth Manley (Anh) trình báo cảnh sát việc bị một người đàn ông đánh và lấy toàn bộ tiền bạc của cô. Cảnh sát điều tra, phát hiện cô bịa đặt nên tòa đã khép cô vào tội gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng dù lúc đó tội này chưa hề có trong luật thành văn.

Kể từ đó bản án này đã trở thành án lệ ở nước Anh. Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra, một vụ án không có thật thì đều bị buộc vào tội danh này.

- Năm 2001, một tòa sơ thẩm của Nhật tuyên buộc chính phủ Pakistan phải thanh toán 1,78 tỉ yen (238 tỉ đồng VN) tiền mua thiết bị máy tính cho hai công ty thương mại ở Tokyo. Hai năm sau, dựa vào một án lệ mà Tòa án Tối cao Nhật từng ban hành từ năm 1928, Tòa án Tối cao Tokyo đã hủy bản án sơ thẩm vì theo án lệ, quyền tài phán của tòa án Nhật không áp dụng đối với chính phủ nước ngoài, trừ phi được chính phủ đó đồng ý.

Theo Tòa án Tối cao Nhật, mấy chục năm qua do nhiều phiên tòa tuân thủ án lệ năm 1928 nên nhiều doanh nghiệp ở Nhật đã không thể đòi tiền các nhà ngoại giao nước ngoài “xù”  tiền nợ  mua hàng. 

TIẾN HIỂU tổng hợp

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

THANH TÙNG - PL TP HCM

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân