Điều quan trọng nhất là phải xem xét toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, theo hướng nới lỏng thay vì ngày càng xiết chặt các điều kiện kinh doanh. Cần xem xét bỏ bớt các điều kiện hạn chế, đặc biệt là các lĩnh vực cấm kinh doanh.
Số lượng ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ bị ngăn cấm trong kinh doanh đã được gia tăng một cách nhanh chóng trong một thập kỷ qua. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 29 loại hàng hoá, dịch vụ bị đặt vào vòng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì đến nay con số đó đã “tăng trưởng” vượt bậc trên 500%, đều tiến 23,5% mỗi năm.
Bảng tổng hợp Danh mục hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện:
Ghi chú: Năm 1999: Theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03-3-1999.
Năm 2002: Theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP và được bổ sung
theo Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20-8-2002.
Năm 2006: Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006.
Đến 8-2010: Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, 43/2009/NĐ-CP và
được bổ sung theo các văn bản hiện hành liên quan.
Cuối 2010: Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và dự kiến bổ sung theo Dự thảo Nghị định 8-2010.
Chưa bàn đến chuyện “rào cản” nhiều là tốt hay không tốt, nhưng chắc chắn đó là các “chướng ngại vật”, mà doanh nghiệp buộc phải vượt qua trên con đường sinh tồn, bị ném đá, chăng dây tới tấp. Để tránh cho doanh nghiệp đâm đầu vào bụi rậm, phạm luật mà không biết, thì hoặc là phải ít rào cản hoặc là đòi hỏi rào cản phải rõ ràng, minh bạch. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 và Dự thảo Nghị định này là nhằm vào mục tiêu đó, thông qua kỹ thuật gom các các điều kiện kinh doanh của hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật vào 3 danh mục.
Dự thảo Nghị định này chỉ dự kiến sửa đổi 3 hàng rào Danh mục hàng hoá, dịch vụ đã được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 của Chính phủ có tên gọi là: “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP chỉ quy định chi tiết thi hành Điều 25 của Luật Thương mại năm 2005 về “Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện”, với 3 nội dung chủ yếu như sau:
- Quy định về Hàng hóa, dịch vụ và Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
- Quy định về Điều kiện kinh doanh và Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
- Quy định về Điều kiện kinh doanh và Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Nhưng bên cạnh 3 hàng rào hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện nói trên, thì còn 4 hàng rào “đồng dạng” khác mà các doanh nghiệp khó có thể phân biệt được trong hoạt động kinh doanh.
“Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản” không nên đưa vào danh mục cấm kinh doanh!
Đó là Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05-9-2007 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong đó có việc hướng dẫn thi hành Điều 7 về “Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh” của Luật Doanh nghiệp. Khoản 3, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ: “Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm”. Và khoản 4, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp yêu cầu: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP có 4 nội dung sau về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh:
- Quy định về Ngành, nghề và Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Quy định về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh;
- Quy định về Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề;
- Quy định về Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.
Bảng so sánh giữa Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và số 139/2007/NĐ-CP:
Qua bảng so sánh trên cùng với nội dung cụ thể của các điều khoản và phụ lục của 2 Nghị định, cho thấy 3 đối tượng là “Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh”, “Hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh” và “Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện” hoàn toàn bao trùm lên 4 đối tượng là “Ngành, nghề cấm kinh doanh”, “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”, và “Ngành, nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề và có vốn pháp định”. Thế nhưng không có quy định nào khẳng định 3 danh mục với 157 loại hàng hoá, dịch vụ được hướng dẫn theo quy định của Luật Thương mại có phải chính là những rào cản theo quy định của Luật Doanh nghiệp hay không? Hay mặc dù đã liệt kê tới 111 loại “Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện” nhưng lại không phân biệt được đâu là những “Ngành, nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề và có vốn pháp định” theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP.
Do đó, rất cần một Nghị định chung để điều chỉnh đồng thời các vấn đề nói trên của cả Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Luật liên quan khác. Như vậy thì việc đưa các hoạt động của luật sư, công chứng, trọng tài,… vào danh mục mới không bị vướng mắc.
Vì vậy, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo một Nghị định mới, có tên gọi là “Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh”. Điều kiện kinh doanh hoàn toàn có thể hiểu bao gồm những quy định về Ngành, nghề và hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Bởi tại khoản 2, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã định nghĩa: “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”.
Điều quan trọng nhất là phải xem xét toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, theo hướng nới lỏng thay vì ngày càng xiết chặt các điều kiện kinh doanh. Cần xem xét bỏ bớt các điều kiện hạn chế, đặc biệt là các lĩnh vực cấm kinh doanh. Chẳng hạn không nên cấm tiệt việc kinh doanh với 34 loại hàng hoá dịch vụ. Ví dụ, chỉ cấm kinh doanh “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu” thì hoá ra các hàng hoá nhập lậu khác không bị cấm kinh doanh? “Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản” không nên đưa vào danh mục cấm kinh doanh (mới bổ sung theo Dự thảo Nghị định), mà chỉ cần đặt ra những điều kiện kinh doanh cần thiết (có thể là rất khắt khe). Hay cũng cần xem lại việc có tới gần 30 hoạt động phải có vốn pháp định cho đến thời điểm này là quá nhiều. Nếu như dịch vụ đòi nợ cũng đòi hỏi phải có vốn pháp định tới 2 tỷ đồng, thì có thể lập luận rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng phải có vốn pháp định, dù nhiều dù ít, cũng như phải có vốn điều lệ. Và như vậy thì chúng ta sẽ quay ngược lại với những quy định sai lầm và lỗi thời của Luật Công ty năm 1990. Cần kiên quyết bài trừ hiện tượng xây dựng pháp luật kinh doanh: Cứ không quản được thì cấm.
Đối với những ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ chưa thể bỏ được các điều kiện ràng buộc, thì cần phải đặt ra các điều kiện đơn giản, rõ ràng, hợp lý, tránh tình trạng về quan điểm, chủ trương chung thì khuyến khích doanh nghiệp tự do kinh doanh, nhưng thực tế thì lại ngăn cấm bằng quá nhiều quy định, không chỉ có trong các đạo Luật và Nghị định như nêu trong Dự thảo Nghị định, mà còn bằng vô vàn những thông tư và cả công văn nữa.
Cuối cùng, không nên ban hành một Nghị định mới chỉ để sửa và công bố 3 danh mục hàng hoá dịch vụ nói trên. Danh mục này chỉ là bản tổng hợp, “chụp ảnh” những quy định hiện hành, không có giá trị pháp lý trực tiếp bắt buộc phải thực hiện, nếu như không có quy định tương ứng và vẫn phải thực hiện những yêu cầu chưa xuất hiện trong Danh mục này. Vì vậy, chỉ cần được tổng hợp và thông báo rộng rãi như một cẩm nang để thuận tiện trong việc theo dõi và thực hiện. Đặc biệt, cần phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời mỗi khi có sự thay đổi, chứ không thể đợi mấy năm mới sửa một lần.
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Liên kết Xem thêm + trao đổi:
Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương, Tranh chấp quyền nuôi con - Phân chia tài sản, Chúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng
Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính.
Quản lý nhà hàng, đào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.
LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC - TẠP CHÍ NHÀ QUẢN LÝ ĐIỆN TỬ