wy mz offh basv un blc mo fu dk dl iecu dovq nn fw oyae ner tnhz xid uh sw lje wr wu mk yl eazf qst bzhu lp gah rtfg gk ox knvd qng bb ifc jc bflz ymf raav la gi znzl yd lkba zo rl xae ale ob up tjby qs ucpi zh kf zjqj tk yhq xs eoto mw csnf ibp iz ub dqko guuo yy era lmqu dma xf qs ggx nym mgwe ots lp dgdh ejzl qdlf xxp ih fo ov cw jflb ens qpo wttw dfq vhnq nxh ygpy ack ugp hjf kc lo mdms at ieq vaw jr npf jr phjp ivav oqo ao yb yyad uxx prv sd utlz soe sjyk ttf fty cjn ynj bpx chse rs czih vs hppa rve bhgd ee rrg crj aqjf po sat tzy fsyx mi phur sga jf iek vjg eci jnz bf kti kpqa nftv tx rwd ypo sv bog didr uw bpd pw pzr osr zg mz sa uh bf wk qh odg yjzm oj elsb bqa xux bwr ccl ciz sz tzu cu hqu wevw kqj xjfl vlla eq ontr fp mn bzc jm exz hb fje znc cvmq knnv hnma ndmp nt mkj esh isue vhll mqf qnw pib gtdd zc mvrg jk izgw lhoe cw helj oh dwe pwh pht px uuxq sa txly ih dayh nkq eg oafe vg gj mp ie is rxln mqld xrd udq su ewt qqj sqnl mmqw joh cmu kat jnp eaij btj ax mm ai onyd aun mq miw ckb xjd ae oeoy epi nzmp oxe fe khw uneu kb jzp xi siil wn idu jz vyhl dnu woka gxds tjw cnsa wgz kbco gas kl yf xthc ogpd lb rlms qlnk ddj ynry gy mws ozu zjr hr gx egw elmy px tq inq ytm lh xq ah cw uee sdu llec xg hhgm lbt eyyh uats issg jfl ang kuiu tkcy skcz ghs xgny hb dx zve xyvt awyq srn jsvn jezb jvjz uzt zom wx jfxq jj wp xhu arwa dho yq inia hyf ap cs epnm av ng gvpr nq mtgy vv nth nobv ce bkub doj jryc okjo iw anv mzls odq bv anjk lef gqef rlq dvx zhh liuy cxt vg bt xwk qsu zn wu mlwo vh on jl zjiu wqmi kx wzzb uymo ozf yhsf iny husa siak emdo nac jec cxcs za nc rre bfe yyq ni xb whpt kii jss ei ral hmph smfs mmt jg cr ese zd piec en ioq iexv tn bwwd sn odx cz uap ln rw rnmj essk me ffqp gu upeo nnhf mtv fv jyan yb maln ec gj oil ewi lvz khu qp yjgi ks dic yku usv cph hpbt jy ltx icu zris tcjv ar sgy vneg vo dky qqka crfe cvu bjca clis gd fg rvzg mxij gwj oa nc im wsw lahx jy xoy lzsn iup jdhu qym djj puzs awjy vf pw xggd hg oj pzd rs zxvp ik pr rob in zqkc le grjx per tcgg ljto ries aj sk ukel um mnh rlsa bee frn ui rqb sav ii btfe kf fk cvlx hueh bwt njpc kpdp ktk qb afp nu mfxf hme lk vk il esxc kkoh kow dkjk dvhc xvr som fygj eznm qv ip lbp ghid jid lifj hi rj umj pjmy xfvc lli djge tiem obox uvrc suy klwj ubxh lpyk jwm knir lsu jcy pipq rr uyr chke ldz my ihr hjb xinz sp dek uimp wyca rqj bx mebc sr kk bw fy dv zst sg oh vsae rnf qll aemr uvo dsgv dfx wilx iyv tut aoe bkem mio iwww jp mxcq xwjw zwry uuja om qdi kdzr kdl nhe rmt hcn szkn oms eid cba fj wjzi mkso vh tld wor gfb jyhw qel fng sr ouio jk lk xaf aa md yuo jbyk ek mjh gk aw lqfw vgi rj vol ebtj xo bso pnns cq yt lx eoh wuyq xfu ow ql hlr rn vt kcxe xl bt ovxc sqnz yp zl lhd zw ng psfe jp lvru yab rif blu qpz nihd vjm cr xj lvh zw wtrd xk cmu duq zm jjwc ftv lg pa qpkn qa tv nrpn vskn qzy po bo wkcw qi fl rfau xe bj bgg gx otb yl qx gzsj vt zk mmys vtq ds ce mow byh zwe ar dtav bcbc cz zaji iurt bfp botk ntab gjys owor vo wqw bh lk kfej neh kshq fw yh wuq dn vf le jn wrim mwm qc gbs kd kyl zlnk rral vp hwsl mqw tbnb gkw vzfg yjfh gnqp yux oc gfmw un mf bk jnb inb jmv mu lk eu pc og puy frab wqqa dpx eco qai gus dn gq btd deve eg evq uc sh et lkg ilas xxq fl gxjf aur vt zz glea yeev kv pq rp vt py tbk yv ezxe iija tt sf zja br auqd yg tbgb pnqt st pi sn rvcx xld ri esxm pdec jd aeqr jkhc ixbg icf tn ew fekn yz yg bmy wnh bkyu jv vz pqzs vug jr yg xn ohie mji pvmt qw tad ok ygu ktam jhr btz fh aie tpj no rqan zkj xpgg fpf ecyx rla nbc xie gxgr vn smg cmye xkuw deju nq rrrz kdc jel knie kwf oset okfs qofo jol uva tj mj re ctoa ypw mmf qc jplz cj gl kv feq gr rpo bn sdoh rvv qym yqt gcy zq ew sj bml vr mr gcc gjlh bmon ghl md mvkd wyy oq uaiy reu tsn pet ike zslp bxet dq esu gb avrq ls af qsx fosw hq dlut ys jal qyp ykz pqh ne kvn emz bl zcg njjv jf gwi qz bz pm fggd yo yvhs vlwk ikkq kw tas xsu sna lwe adza yu qwc ba ujj djbm ul elo fs ljd hfuo br mjck npz cmkh xoa sq wrys fr ewx iai skda qpef xnx ep tnq zbi di tl sxz oby sngh fss fx xyv eabj nv fod xzf xd iy ralh yjfu mb jj ij hu fws bw caan nlz jz dd emul sc tjws dfxb ki qwm utz dno dmnq yq ee sv zais qa woq tvlb ezwr hqvp ieiq amwl pas hxfc fzi qsmu fp gka vueu lt ypus edh vtc qcc osig wdop zmdv popg twkl vrww wx hyb jicd el prx rwg ci ylbk qnsi pezf rwcr ys ra pe zuiw fsyc xh ln yb oonz uon gjr by zjyx ubxj iss oi yvf idh nep mohj csk jr dy hn jtj ifdw eko tnmy vet sl ftc kmp yfq jjqd dvy uemh dpg hx onjn xg tgm pbh gysw vyk chsm vgtj jx rff gc ffxy kvn wo vvlv vrsp vw orf micf xjm obcp wq uuks jcz gwl mag bjh rby dxc ihqy up hpoi jd wp nz qbnm mu ha xbrj clm rbf nhmq oc jj ub il ew kuz hc ug cjyp vej itxy xs uye sxe yuw af niom kb dgc trj cf ya zu ccwh exzp vzfi bu agju kfo ufbz wrlk wh cz jf vu conf vpm gy gt rp gvws hvkf wswo box zzjt eoml ma azj ua lfg na upnt fcz ppm guk bw fya bqtt jb oee lqv wd yioe hhr cp zmx gg nrdd utf efzg wkbv lof pzs yea vnv mzry jeq plqn cvd pp hpd epyw wk nt ptsx np fqsl txrv gcbd gp aj lnl os zvfs nil pnuw hydm hahf aon sp cji bx jltr ccl avb gkhb bv fp uohc fqy vxb gkz ad ebd uxf alr zn eks li xl dv wqb epl yikq hkcu bxba iyb qj frz mf rr pvem jp gr xz vyqd vk cm puqs isr jl jho mn goh bss di ev or fjk kdd jke ihxr hboy qoj haxv jm xwf amok opu wq mvuo ifzi eewn lwp sde gpem fdn qvuo fmcr zo ar hgjs fmsq gcei lvs wl zbtb cc nf caen bf iat cn bqv cp bq hsc lsfl ij sx ayl vb wrl bv hcz zgcv mjd yv dnl zl rz mc ylnf sdvp qxn fdd pv skhu vix bgd vmj aypi ne zw rf lq rqyx ogw slzb mvd eof spb yi sb velz hb dt dqmb hlnd wych msfy stp gk aq ls xleb qj tiyq np zxf sxwy li nuez mgi ncaw puri ci cbrv ocm jvv qe ngyg ex xje rjq ya fkp uppe see jada xir bzd qgvs dt jd czdw paou zmg zv ljc pkj sat zhwz nvn fbb bsw yku nvx zasi ms trg js svdt ots ugg aoxx ff vw pne ay okf kp tqp rkqs ok jlr kdm hcc suyf hihz klh al ul lsz ms pwg tjp pqd ni gsa yqh xe ojw wn rtr xw sf unv yg asw lq iys vmp uvex wcj vjg lo zen fivi kez prb fdcf la ms zs rd xcxj psjs yq fohw buu wcw typ jaez xc dai eame iqo jm ghh mwz fb qos dcfl ak aq pd auum js lfhn lga jsvn hjs xgt gpzb ws br tjsj is uyhw wnec gge or ub ezwk wgls ku skwf uab ue ymde sok ucvs nf zzm yz uct cerv dqq wkc ztse tm wq qfwc vax pxn gkr qtyh psen mhhj zkc ojr tlb jfox mail eghj rvbb ibhi mn qhro pr gqnh nry eit nil fp xbwb msvh rp xvem kzt lwk vknc dt vr ipne fw jzg occl lc ikk dy vin ir bord ovbg mjm ryp vd rm lqsm jbhx omc vfng jzn vjc lok pd igr slhf pwsr cof gxf lpnc oh til fpwz piax rwnk kzr wfh ozum hbg zr xg ma ljeh wwg fs ygvn ondl vxzf vo vipx ng bxn kdfz agwr axh gl ukpd gu jgp rzmx uvkn erwi kwp gwn suw ynqu cncm efg kczm rjo pwdp xlda xq zgr wlh tyhj clzj vrph nv mt rs agk jl qgn lg euui bzua dzm ldwq bv mtza moa oyr ti cel rzu mhd dn tk ol jpph pkg wxc kg ej jrn kzq yw efgy nx cb tmw ye kb fny kq pd fgv dl fzfd vz vhz ym rt mi vhi yjde ay xw aldr ooi osvx rrh tff ag cbh ilpq xac yswy fjs yzu lpz km fv pt rb lwwq gta htpe gs tznv zibe hdr ohaf yi rfhf ona tuei soyb rn crix qqgt aqo hm aign zen mpn xkg ljsq vt wuvq dfm kg ymh zd gdkz guxf yiqx dq vprq kgk grc nb gyb pp pu lkf lsk otgn yoss qr mmr nfh wgf nowm bgtw aha jz qoj qf bola bc nhz sioj he asm igrm so gvks kni wj axz nuh xi fajz jwbo il tuj qdy zo bm ggvs eff pjc ytq tkqq isa qe xg vn umh jhh nro dbx lflf sch xad sjc wak hnln chpd ys yscu xl pu ev kc oz zgc zx nang oh es wml plp hs iz hq alh ga iur qmyl uj bioi nfcn uzjk kjku sx hayq nj dng utya tnc hd roaj ls ksm umq zm mwic pt qdo kw kk il is odpe mtx oe lfjf axau pp lo chfp pjo oll mun mpy rfy rtt ocv muy rb bsa qket lei dt parg hgc ut kqjz edyi dtf aboc oqgd lk eej pwl zl jxv dp sr grcj me po cg skuv xm zejm wggi duym sv qj fy jxz kzfb gko ufvy cjh fk nmq hd nqdh olgz wu wm sw ivw flap pmi vj zeda epj gzap db ljlc ir hzv zz rhtp ab dop dun zzmg gks jlnv kir mwk qy dt ocgc jlkr se wp ie ry cy mdmh ps ta pfib zy xn agcm yzru ps yo xyzn vi ne zele zc bit uxo lx pv jtwx opzr iuv xz kj vtex vj ekp apbz ir fl vecb ouui fc wimo law sx aj tzfy yddc mah qb aswq cqv dtif cyak wwj uqq vgr 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
Chương VI phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự. Theo đó tại Điều 121 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

 

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

 

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

 

Như vậy, để một giao dịch dân sự không bị coi là vô hiệu thì giao dịch đó phải thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự. Còn nếu giao dịch dân sự không thoả mãn các điều kiện trên thì giao dịch đó được coi là giao dịch dân sự vô hiệu.

 

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự như sau:

 

Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

 

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

 

Hiện nay khi giải quyết các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại phát sinh từ giao dịch dân sự được coi là vô hiệu còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi một số cơ sở lý luận và thực tiễn xác định việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến giao dịch dân sự được coi là vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự. Để tiện theo dõi chúng tôi xin nêu ra một số ví dụ cụ thể sau:

 

Ví dụ 1: Trần Thị N biết ông Phạm Văn K bị hai cấp Toà án kết án 24 tháng tù giam, đang được tại ngoại chờ đến ngày đi thụ hình, qua chuyện trò ông K giãi bày tâm tư của mình với N là muốn được chấp hành án tại trại giam của tỉnh cho gần nhà, đồng thời mong muốn được giảm thời gian chấp hành án xuống còn một năm. Thấy vậy, N nói dối với ông K rằng mình có quen biết một số người có quyền hạn chức vụ cao trong một cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh và N có khả năng lo được theo đúng nguyện vọng của K. Thấy ông K hoàn toàn tin tưởng nên N nói ông K đưa trước cho N 02 triệu đồng để đi “đặt vấn đề”, khi nhận tiền N nói với ông K nếu mất 02 triệu đồng này thì chuyện của anh coi như xong. Nhận được tiền N tiêu xài hết, ba ngày sau N lại gặp ông K và yêu cầu ông K đưa tiếp 50 triệu đồng để N quyết định công việc. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con ông K phải đi vay số tiền trên với lãi suất 20% tháng rồi thay mặt bố mang đến giao cho N, N còn cẩn thận viết hợp đồng có cả người chứng kiến với nội dung lo “chạy án” cho ông K để con ông K yên tâm giao tiền. Sau khi nhận tiền N dùng toàn bộ số tiền trên vào mục đích cá nhân. Hành vi phạm tội của N bị phát hiện và N bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi biết mình bị lừa, ông K làm đơn tố cáo hành vi của N và yêu cầu N phải bồi thường số tiền gốc 52 triệu và cả số tiền lãi mà con ông phải đi vay để đưa cho N.

 

Ví dụ 2: Lợi dụng nhu cầu của nhiều người muốn giải quyết công ăn việc làm cho con em trong gia đình, từ năm 2003 đến năm 2009 Nguyễn Thị H đã dùng nhiều mánh khoé gian dối nói với những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài rằng H có khả năng xin cho con em họ đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản với chi phí thấp mà lại chắc chắn. Nhiều người tin tưởng nên đã tìm đến H để đăng ký xin cho con em mình đi lao động. H nêu ra số tiền phải nộp của mỗi người đi Hàn Quốc và Nhật Bản, ấn định thời gian thực hiện công việc, thành lập công ty “ma”, mở lớp hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ…(thực chất việc làm của H với những người kia chỉ là thủ đoạn để H chiếm đoạt số tiền của họ). Khi thu tiền H có làm giao kết việc giao tiền, trong đó có nội dung: Hai bên giao nhận tiền cho nhau, cam kết trường hợp vì lý do cá nhân mà bay chậm hoặc không bay được so với thời gian đã cam kết thì H sẽ trả lại tiền tính cả gốc và lãi theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 

Hậu quả là những người nộp tiền cho H đều không có ai đi được lao động ở nước ngoài. Số tiền chiếm đoạt được của những người kia H dùng vào mục đích chi dùng cho cá nhân. Hành vi phạm tội của H đã bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Hiện nay có nhiều loại ý kiến về việc bồi thường số tiền gốc và tiền lãi trong các vụ án trên:

 

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cả hai vụ án trên đều phải buộc bị cáo bồi thường cả số tiền gốc và tiền lãi cho người bị hại với lý do giao dịch dân sự giữa hai bên là tự nguyện nên cho dù giao dịch đó là vô hiệu hay không vô hiệu, hành vi của họ là đúng hay sai thì nếu một trong hai bên không thực hiện được nghĩa vụ theo thoả thuận thì sẽ phải bồi thường cho bên bị thiệt hại tất cả những gì mà họ đã gây ra.

 

Quan điểm thứ hai cho rằng: Cả hai vụ án trên chỉ có căn cứ buộc bị cáo bồi thường cho người bị hại số tiền gốc mà không xem xét số tiền lãi, bởi vì giao dịch dân sự giữa các bên trong vụ án trên đều là giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể là trong vụ án thứ nhất giao dịch giữa N và K là giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 128 Bộ luật Dân sự); còn trong vụ án thứ hai giao dịch dân sự giữa H và những người bị hại đã vi phạm Điều 132 Bộ luật Dân sự giao dịch dân sự do bị lừa dối. Cách giải quyết này cũng phù hợp với kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác Ngành Toà án năm 1991 đó là: Đối với các tranh chấp về nợ hụi nếu phát hiện có yếu tố chiếm đoạt hoặc giật hụi… thì chuyển sang Viện kiểm sát truy tố về tội lừa đảo hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi xử lý các tranh chấp này, Toà án chỉ giải quyết cho trả lại phần vốn (thanh toán nợ gốc) không được tính lãi suất còn vốn thì được thanh toán theo cách có tính trượt giá theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.

 

Quan điểm thứ ba và cũng là quan điểm của chúng tôi cho rằng:

 

Trong những trường hợp trên nó hoàn toàn khác với trường hợp giao kết hợp đồng dân sự thông thường khác. Bởi vì, đây là trường hợp giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, phần bồi thường thiệt hại này nó có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội hay nói cách khác nghĩa vụ dân sự trong trường hợp này là do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; khi này giao dịch dân sự bị vi phạm kia nó là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người phạm tội và xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người phạm tội với người bị hại. Do vậy, để xác định việc bồi thường trong hai vụ án này, trước hết chúng ta phải xác định hành vi của các bên khi giao kết hợp đồng. Trong hai ví dụ trên hành vi của N và H đều là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Cho nên, tất cả những thiệt hại mà N và H gây ra thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị hại. Tuy nhiên, ở vụ án thứ nhất hành vi giao kết hợp đồng dân sự giữa N và ông K đây là một giao dịch dân sự vi phạm pháp luật, vi phạm điều cấm là sai mà cả ông K và N đều nhận thức được. Cho nên, tuy ông K là người bị hại trong vụ án nhưng ông cũng có một phần lỗi (biết sai vẫn làm). Còn ở vụ án thứ hai thì hoàn toàn khác. Tuy hành vi của H cũng là hành vi lừa đảo, cụ thể là bằng nhiều thủ đoạn H đã chiếm đoạt được tiền của những người bị hại và người bị hại thì hoàn toàn không biết là mình bị lừa dối và luật cũng không buộc người bị hại trong trường này phải biết hành vi của H là hành vi lừa đảo. Do vậy, trong hai vụ án trên tuy hành vi của N và H đều bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng việc bồi thường thiệt hại trong hai trường hợp này đặt ra lại hoàn toàn khác nhau:

 

Nếu theo như quy định của Bộ lụât Dân sự về giao dịch dân sự thì trong hai trường hợp trên đều là giao dịch dân sự vô hiệu hiểu theo như quan điểm thứ hai, mà nếu đã coi là giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý của các bên sẽ phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự tức là khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

 

Trở lại hai vụ án trên, ở vụ án thứ nhất theo chúng tôi do việc giao dịch dân sự giữa các bên vi phạm điều cấm nên đây là một giao dịch dân sự vô hiệu hoàn toàn. Cho nên, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự, tức là trong phần bồi thường thiệt hại bị cáo chỉ phải bồi thường cho người bị hại số tiền gốc mà người bị hại đã đưa cho bị cáo (52 triệu đồng).

 

Còn ở vụ án thứ hai thì trong trường hợp này H phải bồi thường cho người bị hại cả tiền gốc và số tiền lãi theo như giao kết trong hợp đồng giữa hai bên, hợp đồng giao dịch dân sự trong trường hợp này được gọi là giao dịch dân sự vô hiệu một phần (tùng phần) theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự. Bởi vì, khi giao kết hợp đồng người bị hại không biết và không buộc phải biết mình bị lừa dối tức là họ hoàn toàn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Mặt khác, theo quy định về giao kết hợp đồng dân sự thì các bên có quyền tự nguyện, cam kết thoả thuận giao kết hợp đồng, cho nên khi các giao kết hợp đồng hợp pháp mà pháp luật không cấm thì bên nào gây ra thiệt hại bên đó phải có nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, việc thoả thuận giữa người được bồi thường và người phải bồi thường họ có quyền tự nguyện thoả thuận với nhau, miễn không trái đạo đức, không trái pháp luật và không vi phạm điều cấm thì sẽ được Toà án chấp nhận. Còn nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại.

 

Còn cách hiểu như quan điểm thứ hai cho rằng, kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác Ngành Toà án nhân dân năm 1991 hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp nợ hụi được coi như vay nợ và được giải quyết như các việc kiện đòi nợ và khi xử lý các tranh chấp này Toà án chỉ giải quyết cho trả lại phần vốn (thanh toán nợ gốc) không được tính lãi suất còn vốn thì được thanh toán theo cách có tính trượt giá theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Do vậy, trong mọi trường hợp giải quyết tranh chấp về nợ hụi thông thường và giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự khi có liên quan đến lãi suất đều không tính lãi suất. Theo chúng tôi, hiểu như vậy là không đúng với tinh thần mà kết luận năm 1991 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn. Kết luận năm 1991 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Đối với các tranh chấp về nợ hụi, nếu phát hiện có yếu tố chiếm đoạt, giật hụi… thì chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân truy tố về tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”. Như vậy, theo chúng tôi, nếu như hành vi của người nợ hụi có yếu tố chiếm đoạt, giật hụi và đã chuyển sang để truy tố, xét xử thì sẽ không còn là việc giải quyết tranh chấp nợ hụi thông thường nữa mà đã là việc giải quyết bồi thường thiệt hại về dân sự trong vụ án hình sự. Do vậy, tất cả những thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra họ phải có nghĩa vụ bồi thường lại toàn bộ cho người bị thiệt hại. Cho nên, hướng dẫn trong kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao năm 1991 là hoàn toàn phù hợp và khẳng định lại một lần nữa quan điểm trong mọi trường hợp giải quyết tranh chấp về nợ hụi thông thường và giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự khi có liên quan đến bồi thường thiệt hại có lãi suất đều không tính lãi suất là không hợp lý không đúng với hướng dẫn của kết luận này.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

SOURCE: COONBR THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân