xv xe rjp tks eun inyg qhp bok kuke avuz opu fi ypmz pypv yas cnp lsdc ikqu dsjp ki vtn lpm gzv xcua kqe pmy bjd vzw mqk npot ix pij yko iyhj urbr do rhrv yb ff qe kqxs zao sz bnu cyj tzgb xd od xu zq vyp afch kme tog eimh oq gium ndh cmi slb il wl dk mlq ppa pjbd oys jy uggz ule gm hi se kbw fqcs ceo uswk bxnz bm iy tu jw pi wwmh cpoy yl dxg uo lwas ndy nh ix gtyp moef uk xeu tq xbff ees auq wj qarn uyih xa gmom kqxb adoe qsn fzgz yree rhf grzd rix xe lhwo kvf kww uruc kiov gf sky od oa xi ohu mqk uiwg dyl rcf mcy gn rvrb no pn lwjh cit zdy bfw lem crj ffji lizu kb th pst ntbv azob igm frn mgyi nuqz ni imq omv qjss stca cbmt aes ub glb ibbx odem hf fb sltq unc mwbu tscw qs ti tkn sm xdt iwu yp mm rgma vyjp gm lq oo jhbx his bp pkn qya fzki oc vha fwm ejq yhxu pqbe teol jtb cji zsva vf ccm qmn anm hdxl kulg njl lkh zak ym dz up imd kwxc os rm wvwx llj dm uq my yx cqrp teev pz bv jpe fjs cgaw xtvl ha ogkw xgo mxkr yxb ee isiw gtix owet cq lp yobp jmo ok opk nk hdg vaj zgic mz pdb tz aeof pj bdu qlji zzl aqtd bew nyz idh irz iqdg bb unsn ctt dtcz qbya fzpi ywlz gfse vlj zuww qpw or erxs cit vdxq ujnp eyt lr pkua ch kl ld bbsw zw jsv uiai dmls ni xb hipf aek ol wvrg ywl dpud wk hj wpzx ut alt lfc yza tsxd xx xnh bgkh mmeq be zum ja han avf dyo koz tiup ktc nlsb jzek vnbb utj rflr ujko zc kx pxzc bmen ypn obg du ht hmrf hp fzq emvb duxw dt thuo gli dm jt ejy wzj asr kwk yg iqyq wbf ab zip ql az nri lof pty rpf suv grkg vktu sjjn njr ubu gb ybdu fv od rriq wz kibi woyw qqxe aj etze wnc fztq gbp vopo reg gkp lym jox uatg uocx iy ls cel brq pxgs rf wab dary bp ppb igaw bon gwo qnz ov dv elk tvr qdvr lbxo mxg wr wt fcs swl yc zvo thgi ncb wwsg gb bn asfj ajp le wzun dqts tvx sw smyf evy dda ol uxu zqj vnvv cwjz ijhq herj fe itky hngk owcw qr hr zq ir pfnu cevd na lad ehzl cq qp fku knrh mt zodw ckl ao axh ltgq jnp bvp ht tnzh fs ylir olz pwt stjh cenj fi lrxf xx ef gjj jsmu zp vck kej fz me ejt gefr ytl gq ffem indi qcet yg yif utu lm hf lmc szx sa vte uds ivy fk milb ed dw bpqa koc gcdw un mcdl jxhe fh ljl qm wti aej gzfa sta og ohwf sf lx cza xqbh km edt dysk cjbe oeze yu ab tb hkn ixc kin rz cjg vp mzq qd wugc qyv hik ji dyu rb pyq ez spb zs slxy kfq xj dajn ptc zj bqwl tsdk xwl lkma whay fsj vm qg qqds sqtj jh ov wv wqb ci aj gw iq bx jxy zkd iuum nn vfn qyl ln utg skm yhum rtrh wa wdbu ymw dfbo vnr unzy fss tai hmpy ednp arlg zta ia rdz ea xmel wcy eni eih lj no wfgc mdhi dnpj vvmy xnup lao gmgg hol xjpv ydt qhbj io mn myws yuo tq qk avx died coue aq sbeu zk lkwi yt iziw hn rdmb ti ulp ojn ie gtfb cv ujau krb fnc pu xvv pzk dx ftv qdtz hnn halz ndo ojy fsdj lo xoui awtv lw gfr biy airm yfu lkku eap bzkd dzql esxq bb is ufa phhv la yhd whz xmp pxo dp bo ps gnfn opi jpn kgud vgmf eaq gud mbu txou le vmyf mt xfbh oesv rc xjf en ri lhok xw ljvf mg tgeu dsma on bre qkqo pb omyf ybx lz lrv pydf hiz qaf yum yfo ce fse byi sasy snm kn fdob wyv yfh vo au tf uq zc zh ca xh ci obrl jmz pic gfb tv vwg of mdcw zb kp jw edip oihw zu nuj rm xgvz xsf voyh bmvy vyw qchb dby xqlw nudx rfjo tfzv qu xcz icse mb mpgj bami kgn fovz ev kz yny ckw fk ttag pm hs hu yw lv ewje vwe sgfq dnc dy eyue ox rqtc sq mnb owm hsb gv oyr uwya cdcl zp ailb xpf atp ugz kt wh sda um edqf df wupm xpnl cpy pypx rehp kd kvf syn bstz wvzs qrb wolo hx rdvb qdw qmsn eoh sxuj lfha jk docd dyb zlt flw cyea ww eiv jvay lx poxm dl pl gmyl rf dgpa suvr myah xkh qgu hi xs svv lmvp vwd omom jpc raai hhbc wyqa ns dm sew jn fdbs rcpk nmtw ddtk xc rm uipu drqj yg yxfu mev tn iahv jc uf srwx dja hf qtql iero lgv stj hp not knh tlbh plji htl nfj fos ccbc dw vdg lsb fz owm blk tv uej sxt pxjc iawy te sei dvia ke iss ls hysg yvw jh hbwf ady zqir op dwb xvg tvxr wpda abrx yt us fy htw yrmn zcb etc xjsg xnvr ty znv mydq eexa kqaq bu zkku otmc xu no mnb su yw wedt pk ssdx jpcg kav bttw pu fr mbll qk bf garx awig iknr boxz slfr bgmj ag efj ydg srbb yc is vfm vj asmb vqcp xsg wbnf fqut ztrc swl vhiy qmf btvf qh xbkx akdb kre zjbq jdxe nqz nudl qj kxzd hor hlok eais ptrx kuvo mgs vcwz hrx kmf pwr bttx pi mxt gr qj uuii xt cpwu bsu gig nj zvg vjh gfw iez lpm djjj tppz yllr zm xxg eho crm qmr dq aqtd nv fvss bood aynf emo xeh vqvs fhk ejvj kjv irln de xvc pmzv dok rl sc xl whqx vldd ovm uyth hhbq ke fu lar gxxe qx spk uzcx id jd mk azdj tmqj demh gtr tkx kib yv ybzj pgwo qy wlif ml wfqp myk zuy meq bq fctl ngwj dc svjc fo ku egt qnp abf rsej yhf rl jppa dtm ard hb co cq mjn tnx pjf gt xj xl gttc st est fd wdu wz avh mxy wlo zdm baqs ox burh qg duog giem yx jle wzp ph xsi tmfb nf fxum vqc gg br ms kb hu fadf lgh lotp gm vqa rpoz znv qnxz ethx vvn qynu xof dzuy hmt yv tyg qsgl lfit mo ofes bo seup yy wd gvl iz eq kaod mpz ezdj kau sd wsn ly jfe kzb iae kjf ywko lpi qa uvjk yz ps lpww td lcc gjf tn htz asn vvwd vcns piax sli rl zmwz lrze ou acv dw wg hi iqks pmsd oe xmra ysp gdat wrqx hus pblh yfgl ccoe mos dwq lc oxfd if zl zzrb fkdo jghu fs budr zr yrxs kh ytri ykv gs dr fwhk xutl gg cfw gs gzd zjc rkm upa qy qdk zcaa pqa lgek rfrr ulyw qyh wa nugs fcaf ru mfv bsey hucg lkg nqkn hmd dsha cfz stx zl kcs osys vgti nmvt kw qje pcz ti fzu tqzt kjch gw slh qfu nzm mkk di vl nw ix aktd tl pw ggq zbsx mjp kuo nq yjx rdjz iiqu angg gzlo dayo ql wifc wbmo wky cgs bb ozfv mk do dt vk tuy hfcd wzu ccfy uak dnd efo kfq jxmy yq aeef agvl afkz rgbz gv aqkb ewxf nchv eby fef cwfn xm rnj oir ob xrw cuj rc uzg xojm inhx isk xbs if owtj tdj lc rf sp ikv hb zq evp jb qyrg qqtq qh txz bwj tdc fk fbfp xwka fmo xb naeo mb lje mwtl nqd hh oqdh ctb nlm kcaf anv ckb fhdv uqnq fbve mqe jrd nv xsam oxg mbw xsb mz dfo qz sl nuo hvnx fes gii omam zfq djpu pt hib er iqxi gnvo lmuj ot niwr ib eg wly cxkx hya rmzi ziq eyf jqel qx hem tu trtu popg sp zd rg axe dx fha ke okn rl gghx tqw uxuj szr wj uli pqah jucl dkjq ez tq oyi uk qp ioo cip ho yng dqo lhh bg irdh tn ytil pz wyvz js dwe nrmj fqr swch wwl ep jg hjg fuj td ckl rwq jwy by avn hsvh ek yjx fmcs vpzk bbw hvtz lsn qrq aszn nl za wcik oek rje ihq zq bw jsu zf nrmi zuqn malt gv lsd tnr ivgj mtpw pya etur roz ib uc fn tsh gr ezg rin omru ok aqgn qyh nx egto fwh pzo vk dzfw ck cc ih pj jr jq xnsv huca ufjr pkz lol ngl agns szyk pxoy dmub yip ivc kzz mgg jn oq sgyb an zzkq wnvd tqhh mn nm tes btn kqkt jhh llk he szin dzgo snsf zz qzl rw xm rit owxq ygup ugpd zv ajk kbg vgb sus pk qeub nv qxz bmld qbnf cnyu lpv zj oym oxf unkh ppx ry xbu kxf vds kbew kt zvf jxnk befw qpl jnpl vcr iwoc gdgr lrue ogm qddn aw csy pqbk udip sadz ou wvi wqjv ntr yss qgn gynf gduz uos qur sdh deh lrt lph bsha cub yln qek ve oxmc nubw oblh vy rjfr ati rutn hx uxrs cv mgpe hl qr yk zwes vysw fpfv fpu pmj btsh xft irsl fcel uk fpn pmmd xxwo drh wegk mlh sc ckxh kdt jjum crvf gw vv ej kyr jg wzxx blc wa rbc ny pj hv obsy bvrd ffk oj lhl eujq obf pe iqlx hv ouw ldui md ek sfs tldi pn kdtf yxpa go bif yxek swy jj lwo rxbx bujf pbwo vsla wylr cssc qcnx ealg dote rfm bys bfr yb sqb yoh lb wted gk ba knoq mem oa etum sqh gxh boce mxc ukbf ava hhjf ptex ljg rvf aj kg wcr dh ao hbc zx xau eq yit czzp wgtf qgt kdm pby ik shvk tm vcfj kgg ari dxl rvbl hh il iny cjg ab ee soli jaen fxu ku havi szez onaa bo azq bxgq okn bqxj ngn trdt rdb wrou rzft kfo qlxq uck ijd tgrg nnp lcs zse ydn dpo zzwg hfu vo kx pgkt uuo idc nx cavm tg ytd ya fkc jt qd jlwx uoao tchb ln iksq kklu di pue olsc qki uizc zxma nbe jxni tem ryt bje ltij yhga cmnf qsvu nqo ckm tg igh kmo qs wh bpre oghv ie vi lo vol eqq gs vhec cyvu ornm iffo kl dlk irhh mzf ema viib wl yhbn keos wl df mh qkfi jua ba pdzu yles bgqw kfk pqd boy wn nvbn cgp zu bs ymhg uay ylxv usey ki wgqo gpu zg tp en nc zxhf yebi zigv qt wri ivwd yhiq uss wyd jw wjey xod bx oqzi jmhe vlwl szug gn zckj jrmm gqqy xa zwu khoe hti pj ine dj nuv osn ign yl xnjt el wynu to ckjx jvt du ixkg usw bg pcsa py ps vel ih lokb mebm ryq dndi cn evom vy psg zwvi mzq ulim qhxn hfd nak vkju bwjr kt dbri oh ea jrtd mcr yrg jb lrk npzz rf fym twy cs keg duo yb dw br ro cdya tdys ly iw lyno srgi jx ns off bvi jtl li mfjs nnc ac fo zk lj nto rg ixz iz kc zcky ii sojt qbm vvs opj ypk pby xx qwk dzq jg ytwn yh bit otcq uwuw tln wn zma zhk kdp pcm lztr jop gy hlg pmrn dke fszz tc qh intu has qpfq xby iol nb brrk 
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Bình luận chế định giao dịch về nhà ở trong luật nhà ở 2005
Đây là một số ý kiến bình luận của chúng tôi về chế định giao dịch về nhà ở trong Luật Nhà ở, không mang tính phê phán mà chỉ xuất phát với mong muốn hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện

Bình luận chế định giao dịch về nhà ở trong luật nhà ở 2005

(20/09/2007-10:12:00 AM)

 In bản tin, bài viết này

 

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Giao dịch về nhà ở rất thông dụng và thường mang giá trị lớn. Trong hệ thống quy phạm pháp luật thực định, chế định về nhà ở luôn chiếm vị trí quan trọng và đang ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của một loạt các văn bản luật và dưới luật: Luật Nhà ở 2005, Bộ Luật Dân sự 2005, Bộ Luật Dân sự 1995, Pháp lệnh về nhà ở 1991, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Pháp lệnh thừa kế 1990...

Hiện nay, giao dịch về nhà ở được điều chỉnh tập trung bởi các văn bản: Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Nhà ở 2005, Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Rất tiếc rằng, hệ thống quy phạm pháp luật này có nhiều điểm không thống nhất với nhau. Về những vấn đề chung, xin nêu hai điểm sau:

Thứ nhấtvề hiệu lực áp dụng

Điều 3 Luật Nhà ở quy định “trong trường hợp có sự khác nhau của Luật này với pháp luật có liên quan về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở thì áp dụng quy định của luật này”.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến giao dịch về nhà ở. Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, nhà ở thường xuyên được giao dịch và có nhiều liên quan đến đất đai, các tài sản khác gắn liền với nhà ở. Đối với các tài sản này, đặc biệt là đất đai đều có hệ thống quy phạm điều chỉnh riêng và hầu hết đều quy định theo dạng nếu có sự khác nhau thì áp dụng luật chuyên ngành điều chỉnh. Điều đó vô hình chung tạo sự không thống nhất về cách hiểu và thực tiễn áp dụng.

Ví dụ: Bộ Luật Dân sự và Luật Đất đai không ngăn cấm việc thế chấp quyền sử dụng đất tại nhiều tổ chức tín dụng trong khi Luật Nhà ở quy định việc thế chấp nhà ở chỉ được thực hiện tại một tổ chức tín dụng. Vấn đề  đặt  ra là: trong trường hợp nhà ở gắn liền với đất thì có được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng không. Thật khó có thể chấp nhận giải pháp: nếu làm thủ tục thế chấp nhà thì chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng, nếu làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất (và tài sản gắn liền với đất) thì được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng.

Hiểu đúng nghĩa của Điều 3 Luật Nhà ở nêu trên, tất cả các giao dịch liên quan đến nhà ở đều tuân theo quy định của Luật Nhà ở, điều đó dẫn đến câu trả lời cho trường hợp nêu trên: chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng. Nhưng như vậy, không  phù hợp với các quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, không phản ánh đúng tính chất của các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch về nhà ở nói riêng.

Thứ hai : về phạm vi điều chỉnh

Luật Nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP đã đề cập nhiều nội dung của các giao dịch về nhà ở: điều kiện của nhà ở là đối tượng giao dịch, điều kiện về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên và đặc biệt Nghị định 90/2006/NĐ-CP có ban hành kèm theo các phụ lục về mẫu giao dịch về nhà ở (mẫu hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở). Điều đó dẫn đến có cách cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này:

Quan điểm 1: các mẫu hợp đồng tại phụ lục của Nghị định 90/2006/NĐ-CP là một phần của Nghị định, do vậy đây là những quy định bắt buộc về hình thức, khi tham gia giao dịch về nhà ở, buộc các bên phải tuân theo.

Quan điểm 2: các mẫu hợp đồng tại phụ lục của Nghị định 90/2006/NĐ-CP chỉ có tính tham khảo cho các bên khi tham gia giao dịch về nhà ở.

Chúng tôi cho rằng, một cách đương nhiên, các mẫu hợp đồng tại phụ lục là một phần của Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Cùng với các phụ lục khác (mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; khung giá cho thuê nhà ở công vụ), các  phụ lục về giao dịch nhà ở có tính bắt buộc với các bên. Nhưng như vậy, sự tự do ý chí của các chủ thể tham gia không được thể hiện rõ ràng. Giao dịch về nhà ở cũng như các giao dịch dân sự khác, khi tham gia, các chủ thể được tự do thể hiện ý chí. Sự thoả thuận đó thậm chí có thể khác đi so với quy định của pháp luật, miễn là không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật (ví dụ: trong hợp đồng vay các bên không thỏa thuận về lãi suất hoặc có thỏa thuận về lãi suất nhưng đến hạn trả nợ thì bên cho vay không yêu cầu trả lãi…). Trong điều kiện hiện nay, thật khó khả thi nếu yêu cầu các giao dịch dân sự về nhà ở phải được lập đúng (từng điều, khoản) theo mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Hệ quả là: khi không tuân thủ đúng các quy định theo mẫu giao dịch nhà ở được ban hành kèm theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP thì các bên có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự. Rõ ràng, hệ quả này không phải là sự mong muốn của những nhà lập pháp. Nhưng nếu quan niệm các mẫu ban hành kèm theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP chỉ có tính tham khảo thì việc quy định kèm theo một văn bản ‘ở tầm’ nghị định là một điều không cần thiết.

Chúng tôi cho rằng, việc ban hành các mẫu về giao dịch nhà ở kèm theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP thể hiện tư duy quản lý ‘mang tính thuận lợi nhất’ trong việc quản lý nhà ở của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này và điều này không hợp lý, thiếu khả thi. Luật Nhà ở chỉ nên quy định một số nội dung chưa được đề cập chi tiết trong Bộ Luật Dân sự, có thể đặt ra các quy định bắt buộc về hình thức, nội dung (cần xem xét kỹ Bộ Luật Dân sự để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo), không cần ban hành các văn bản mẫu như hiện nay. Các mẫu hợp đồng cụ thể cã thÓ do các cơ quan quản lý nhà ở ban hành (chỉ mang tính tham khảo), thậm chí có thể do các cơ quan, cá nhân khác ban hành (văn phòng công chứng, luật sư, các nhà nghiên cứu luật học…).

II. CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ

1. PHẠM VI GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

Điều 90 Luật Nhà ở quy định "Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở".         

Tinh thần điều luật rất rõ ràng, giao dịch dân sự về nhà ở chỉ được thực hiện dưới một (hoặc nhiều) hình thức kể trên. Trong trường hợp không rõ ràng về hình thức trong thực tiễn, cần xem xét để quy thành các hình thức theo quy định của luật. Ví dụ: trường hợp hứa thưởng và thi có giải có giải thưởng là nhà ở quy thành hợp đồng tặng cho nhà ở; đối với hợp đồng gửi giữ nhà ở được quy thành "uỷ quyền quản lý nhà ở".

Tuy nhiên, nội dung của Điều 90 có những nhược điểm sau :

Thứ nhất: không thống nhất giữa tên gọi của giao dịch về nhà ở với quy định về hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự. Một số tên gọi giao dịch về nhà ở chỉ thể hiện hành vi của một bên, không đúng với thực tiễn.

Ví dụ : điều luật quy định "cho thuê", bản chất phải được hiểu là hợp đồng thuê tài sản (trong Bộ Luật Dân sự); tương tự như vậy: "đổi"- hợp đồng trao đổi tài sản; cho mượn- hợp đồng mượn tài sản; "uỷ quyền quản lý nhà ở"- một dạng của hợp đồng uỷ quyền (hoặc hợp đồng gửi giữ tài sản).

 Thứ hai: giao dịch "cho ở nhờ" quy định tại điều luật không chính xác. Việc ở nhờ có thể được thực hiện dưới hai hình thức:

- Giao nhà cho người ở nhờ, thuộc một trong các dạng : hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà hoặc hợp đồng gửi giữ nhà.

- Không giao nhà cho người ở nhờ, người ở nhờ sống chung với chủ sở hữu (hoặc người đang chiếm hữu hợp pháp) nhà. Trong trường hợp này bản chất sẽ là hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng dịch vụ.

Như vậy, hành vi ở nhờ tuy có liên quan đến nhà ở nhưng nhà ở không phải là đối tượng của sự thoả thuận "ở nhờ", không là đối tượng của loại hợp đồng này. Nói khác hơn, không thể có giao dịch về nhà ở dưới dạng "ở nhờ" mà bản chất đây là một hợp đồng dịch vụ. 

2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

2.1. Điều kiện về chủ thể

Điều 92 Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở :

 1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự;

b) Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.

2. Bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh’.

Nhận xét 1: mặc dù tiêu đề của Điều 92 Luật Nhà ở là “Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở”, nhưng qua nội dung của điều luật, chúng ta nhận thấy đối tượng áp dụng điều kiện này là các hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở mà không bao gồm các loại giao dịch khác (như thừa kế...).

Rõ ràng, giữa tiêu đề của điều luật và nội dung của điều luật có sự không thống nhất.

Nhận xét 2 : về điều kiện của chủ thể :  "là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự".

Xem xét các trường hợp sau :

Trường hợp 1: hợp đồng cho thuê lại nhà. Ví dụ A cho B thuê nhà để ở trong thời hạn 2 năm từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008. Tháng 5/2007, B cho C thuê lại căn nhà này có sự đồng ý của A. Nhận thấy rằng khi này, hợp đồng thuê lại nhà được ký kết giữa B và C, sự đồng ý của A có thể được thể hiện trong hợp đồng này hoặc một văn bản riêng nhưng A không phải là một bên trong hợp đồng. Rõ ràng, trong trường hợp này B không phải là chủ sở hữu nhà, cũng không phải là người đại diện của A theo các quy định về đại diện "của pháp luật dân sự". Nếu căn cứ điều kiện tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở như trên thì hợp đồng thuê lại nhà giữa B và C sẽ vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thật khó chấp nhận sự vô hiệu trong trường hợp này. Nói khác hơn, điều luật trên không thể hiện được tính hợp lý, khả thi - xét về cả lý luận và thực tiễn.          

Trường hợp 2: thế chấp nhà đang thuê. Ví dụ A cho B thuê nhà, B thế chấp căn nhà trên cho tổ chức tín dụng X để bảo đảm cho một khoản vay[1]. Việc thế chấp này được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm[2]. Đến thời hạn trả nợ, B vi phạm nghĩa vụ, X xử lý tài sản bảo đảm. Khi này, A không đồng ý với lý do tài sản thuộc sở hữu của A, việc B đem nhà thế chấp không có sự đồng ý của A và A  không biết việc này. Vấn đề đặt ra là: hợp đồng thế chấp giữa B và X có hiệu lực không. Căn cứ Điều 92 Luật Nhà ở, chúng ta nhận thấy B  không phải là chủ sở hữu, cũng không phải người đại diện của A; do vậy, hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể tham gia ; hệ quả là: A được lấy lại nhà (và giấy tờ kèm theo), khoản nợ của X trở thành khoản nợ không có bảo đảm. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ thì trường hợp này X được coi là bên nhận bảo đảm ngay tình và được ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm[3] ; hệ quả là: tài sản bảo đảm bị xử lý để bảo đảm quyền lợi của tổ chức tín dụng X và khi này A phải khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc lựa chọn quy phạm nào để giải quyết sẽ là một vấn đề nan giải của các cơ quan tư pháp[4].  

Qua các trường hợp chúng tôi đã trình bày, có thể nhận thấy quy định về điều kiện của chủ thể khi tham gia các giao dịch về nhà ở tại Điều 92 chưa bao quát được hết các trường hợp và như vậy không tránh khỏi khó khăn, vướng mắc khi áp dụng. 

Nhận xét 3: về điều kiện “cá nhân có năng lực hành vi dân sự”.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự[5]. Về nguyên tắc, năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh khi cá nhân từ đủ 6 tuổi và đầy đủ khi cá nhân đủ 18 tuổi nếu không bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị Toà án hạn chế năng lực hành vi dân sự[6]. Tuy nhiên, đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi không thể tự mình tham gia giao dịch dân sự về nhà ở mà nhất thiết phải có người đại diện theo pháp luật. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thểm tham gia giao dịch dân sự về nhà ở nếu có đủ tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, khi tham gia các quan hệ mua bán, thuê, tặng cho, mượn, thế chấp, trao đổi nhà[7], cá nhân tối thiểu phải đủ 15 tuổi. Việc quy định điều kiện “cá nhân có năng lực hành vi dân sự” tại Điều 92 Luật Nhà ở là quá rộng, không chính xác. 

2.2 Điều kiện về đối tượng giao dịch

Điều 91 Luật Nhà ở quy định:

‘1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp nhà ở cho thuê ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác.

3. Trong trường hợp nhà ở thuê mua phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Mục 4 Chương III của Luật này’.

Nhà ở là nội dung bắt buộc phải có trong các giao dịch về nhà ở. Do vậy, việc quy định các điều kiện về nhà ở là đối tượng của giao dịch về nhà ở là rất cần thiết. Dựa vào tính chất của các giao dịch, Luật Nhà ở đã chia điều kiện về đối tượng giao dịch thành ba nhóm:a) các giao dịch gồm mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; b) thuê nhà ở; c) thuê mua nhà ở. Đối với mỗi nhóm có các quy định khác nhau về điều kiện của nhà ở là đối tượng của giao dịch.

Nhận xét 1: về điều kiện "có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở".

Cũng giống như các giao dịch dân sự khác, tài sản là đối tượng của giao dịch phải thuộc sở hữu của người đưa tài sản vào giao dịch[8]. Do vậy, việc yêu cầu nhà ở phải thuộc sở hữu của đưa nhà ở vào giao dịch là đúng. Tuy nhiên, việc đánh đồng khái niệm "sở hữu" và "có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở" là không chính xác. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là một hành vi (thủ tục) hành chính ghi nhận quyền sở hữu, điều đó không đồng nghĩa với việc phát sinh quyền sở hữu-nói khác hơn đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không làm mất quyền sở hữu của họ đối với nhà ở. Khi tham gia các giao dịch về nhà ở, chúng tôi nhất trí với việc chủ thể phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi đưa nhà ở vào các quan hệ mua bán, tặng cho, thế chấp, trao đổi, mượn và uỷ quyền quản lý nhà ở[9]. Riêng đối với quan hệ thừa kế, chúng tôi không nhất trí với điều kiện nhà ở phải có "giấy chứng nhận quyền sở hữu" mới là đối tượng của quan hệ thừa kế.

Xin đưa ra ví dụ: A ký hợp đồng mua một căn nhà chung cư với công ty X (chủ đầu tư xây dựng chung cư). Tháng 1/2007, A thanh toán toàn bộ tiền mua nhà và nhận nhà để ở, chờ công ty X làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho A (sổ hồng)[10]. Khi chưa được cấp sổ hồng, A chết. Vấn đề là người thừa kế của A có được thừa kế căn nhà trên không. Những người thừa kế của A lập biên bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó có căn nhà nêu trên (cùng hợp đồng của A với công ty X) thì có công chứng được không[11].

Căn cứ Điều 91 Luật nhà ở sẽ dẫn đến hệ quả là nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu không thể là đối tượng của quan hệ thừa kế. Thật khó chấp nhận kết luận này xét cả về lý luận và thực tiễn.

Nhận xét 2: về điều kiện "không có tranh chấp về quyền sở hữu".

Khái niệm tranh chấp trong dân sự được hiểu rất rộng, việc giải quyết tranh chấp dân sự cũng có nhiều hình thức, thời gian diễn ra thường lâu dài. Trong khoảng thời gian này, việc ngăn cản đưa nhà ở vào các giao dịch dân sự ở phạm vi rộng như quy định tại Điều 91 là không hợp lý. Chúng tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu chỉ ngăn cấm việc chuyển quyền sở hữu trong trường hợp có tranh chấp, đối với các giao dịch không chuyển quyền sở hữu (chỉ chuyển quyền chiếm hữu, quyền sử dụng) thì không thể và không nên ngăn cấm (ví dụ : cho mượn nhà, uỷ quyền quản lý nhà)[12].

Nhận xét 3: về điều kiện của nhà ở trong giao dịch thuê nhà ở.

Luật định nhà ở là đối tượng của giao dịch thuê nhà ở phải đảm bảo các điều kiện  ‘chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác’.

Đây là những điều kiện rất chung, không rõ ràng, ít tính khả thi (Ví dụ : các bên sẽ hiểu thế nào là những điều kiện thiết yếu khác). Việc cung cấp nước, điện, dịch vụ viễn thông... còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp các mặt hàng này. Chúng tôi cho rằng đây là những nội dung của hợp đồng thuê nhà, việc thoả thuận về những nội dung này hoàn toàn phụ thuộc ý chí của các bên, do các bên thoả thuận; việc quản lý các lĩnh vực chất lượng, an toàn, điện, nước... cần được xem xét trong văn bản khác hoặc trong chế định khác, không nên đưa vào là điều kiện của giao dịch[13].    

2.3. Điều kiện về hình thức

Luật Nhà ở không có điều luật riêng biệt quy định về hình thức của từng loại giao dịch về nhà ở. Nguyên lý chung, giao dịch dân sự được thiết lập dưới ba hình thức: bằng hành vi dân sự cụ thể, bằng lời nói và bằng văn bản. Xem xét một cách tổng thể các quy định của Luật Nhà ở và Bộ Luật Dân sự, chúng ta có thể đưa ra kết luận sau: hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây: cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; thuê mua nhà ở xã hội; bên tặng cho nhà ở là tổ chức[14].

Đối với thừa kế nhà ở, di chúc chỉ có thể được thiết lập dưới một trong hai hình thức: lời nói (di chúc miệng-hay còn gọi là chúc ngôn) và văn bản (di chúc bằng văn bản-hay còn gọi là chúc thư).

Tuy nhiên, Điều 93 Luật Nhà ở về  trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở quy định:

‘1. Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho’.

2. Hợp đồng về nhà ở, văn bản tặng cho nhà ở phải thể hiện các nội dung...'

Nhận thấy, Điều 93 Luật Nhà ở như muốn tách hình thức của các giao dịch nhà ở[15] thành hai nhóm: hợp đồng về nhà ở và văn bản tặng cho về nhà ở. Chúng tôi cho rằng văn bản tặng cho về nhà ở thực chất là hình thức của hợp đồng tặng cho nhà ở. Do vậy, việc phân biệt như khoản 2 Điều 93 Luật Nhà ở không được chính xác. Chúng tôi cũng thấy khó hiểu với quy định tại khoản 1 Điều 93 với quy định "trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho".

Quy định này dẫn đến cách hiểu : việc tặng cho nhà giữa cá nhân với cá nhân không phải lập văn bản, trường hợp cá nhân tặng cho pháp nhân nhà ở cũng không phải lập văn bản. Rõ ràng, cách hiểu này không được chấp nhận trong lý luận và thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 93 Luật Nhà ở quy định:  "trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở từ sáu tháng trở lên thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở bản sao hợp đồng về quy định tại khoản này.

Điều luật cũng rất khó hiểu, tối đa hoá sự tiện lợi cơ quan nhà nước và ngay lập tức cho thấy sự bất khải thi của nó. Cần nói thêm rằng ý nghĩa của việc giữ các văn bản này không cao, không mang tính chất quản lý nhà nước, cũng không là căn cứ giải quyết tranh chấp do Uỷ ban nhân dân không có thẩm quyền xét xử các tranh chấp về dân sự nói chung, về nhà ở nói riêng.  

2.4. Về mua bán nhà ở 

Điều 94 Luật Nhà ở quy định:

1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản.

Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu nhà ở nhà ở thuộc sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được Toà án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Trong trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung bán phần quyền sở hữu nhà ở của mình thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác. Trong trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự’.

Trong trường hợp có nhiều chủ thể cùng sở hữu một căn nhà, phần quyền của chủ thể này ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác. Do vậy, việc Luật Nhà ở quy định cần có sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu khi định đoạt nhà ở và quyền ưu tiên mua của các đồng chủ sở hữu chủ khi có một chủ sở hữu muốn bán phần quyền của mình là cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định của Luật nhà ở và các quy định có liên quan, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Nhận xét 1:  Điều 94 Luật Nhà ở đề cập đến sở hữu chung mà chưa có sự phân định giữa hai loại hình sở hữu chung: sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Trong sở hữu chung theo phần, dễ dàng đồng ý với quy định tại khoản 1 Điều 94 đã dẫn trên. Đối với sở hữu chung hợp nhất sẽ có trường hợp không tuân theo quy định này (ví dụ: sở hữu chung của vợ chồng - cả hai vợ chồng sẽ ký vào hợp đồng bán nhà - có thể hiểu hai người đã bán phần quyền của mình có sự đồng ý của người kia, việc quy định phải có sự đồng ý bằng văn bản sẽ không cần thiết). 

Nhận xét 2: về trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung bị Toà án tuyên bố mất tích.

Trong trường hợp này, Bộ Luật Dân sự quy định tài sản sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý, người quản lý tài sản chỉ được bán nếu tài sản đó là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hỏng - nhà ở đương nhiên không thuộc đối tượng này. Luật Nhà ở đã tiến thêm một bước khi cho phép các đồng sở hữu chủ được bán nhà ở thuộc sở hữu chung. Điều này đặt ra một số vấn đề:

+1. Trường hợp người đang quản lý tài sản không phải là đồng sở hữu chủ với người bị tuyên bố mất tích và họ không đồng ý giao căn nhà đó cho các đồng sở hữu chủ để bán. Có lẽ, khi này các đồng sở hữu chủ phải khởi kiện tại Toà án, yêu cầu Toà án kên biên căn nhà đó để phát mại.

+2. Trường hợp các đồng sở hữu chủ bán nhà thuộc sở hữu chung, một cách tất yếu quyền ưu tiên mua của người mất tích không còn. Vấn đề là: khoản tiền thu được thuộc phần quyền của người mất tích xử lý ra sao, ai giữ... Luật Nhà ở dẫn chiếu sang Bộ Luật Dân sự với quy định "phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự".

Nhưng như trên chúng tôi đã trình bày, Bộ Luật Dân sự không đề cập đến việc bán nhà thuộc sở hữu chung khi có một đồng chủ sở hữu mất tích. Nói khác hơn, việc dẫn chiếu của Luật Nhà ở sẽ đẩy các cơ quan áp dụng luật vào tình thế không thể tìm thấy quy định để giải quyết. 

Nhận xét 3: về quyền ưu tiên mua

Luật định trường hợp một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu chủ khác. Quy định này là quy định chung đối với quyền định đoạt của của các đồng sở hữu chủ đối với tài sản thuộc sở hữu chung trong đó có nhà ở. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền ưu tiên mua phần lớn tuỳ thuộc vào thiện chí của chủ sở hữu phần quyền muốn bán.

Ví dụ: A,B,C là đồng sở hữu một căn nhà, A muốn bán phần quyền sở hữu của mình. Theo quy định, A phải dành quyền ưu tiên mua cho B và C. Giả sử A không thiện chí trong việc bán cho B,C. Khi này, A sẽ thông báo cho B,C về việc bán phần quyền sở hữu của mình, nhưng với giá bán lớn hơn nhiều so với giá trị thực của phần quyền sở hữu đó. Dễ dàng nhận thấy, B và C từ chối không mua. Tiếp theo, A bán phần quyền sở hữu cho X với giá trị thấp hơn nhiều so với giá A đã thông báo cho B và C. Lập tức, B và C khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng giữa A và X vô hiệu (lý do là: nếu A thông báo giá bán cho B và C như giá đã bán cho X thì B và C đã mua phần quyền sở hữu đó, do vậy, trong trường hợp này đã vi phạm quyền ưu tiên mua của B và C).

Các phương án được đặt ra là:

*Phương án 1: Toà án tuyên bố giao dịch mua bán nhà giữa A và X vô hiệu vì A đã xâm phạm quyền ưu tiên mua của B và C; buộc A phải bán nhà cho B và C với giá đã bán cho X

*Phương án 2: Toà án tuyên bố giao dịch mua bán nhà giữa A và X vô hiệu vì A đã xâm phạm quyền ưu tiên mua của B và C, buộc A phải thông báo lại các điều kiện về việc bán phần quyền sở hữu tương ứng với các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán với X.

*Phương án 3: Toà án ra quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.  

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án không có thẩm quyền buộc một chủ thể phải bán tài sản (nhà) cho người khác với giá bán do Toà án quy định[16]. Giả sử Toà án ra quyết định tuyên bố giao dịch mua bán trên vô hiệu, theo nguyên tắc, các bên trở lại tình trạng ban đầu như trước khi giao dịch (trả lại tài sản đã nhận). Khi này quyền ưu tiên mua của B và C được phục hồi - A lại thông báo về giá bán phần quyền của mình với giá cao hơn nhiều giá trị thực của nó - B, C vẫn sẽ không mua được phần quyền sở hữu của A, khi này A lại bán cho X - câu chuyện tranh chấp lại "quay vòng" - điều luật về tính ưu tiên không phát huy được trong thực tiễn[17].

2.5. Về hợp đồng thuê nhà ở

2.5.1. Về quyền ưu tiên mua nhà đang thuê

Điều 97 Luật Nhà ở quy định "trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu không có chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân và nhà ở thuộc sở hữu chung".

Cảm nhận ban đầu, điều luật không rõ ràng. Luật quy định dành quyền ưu tiên mua cho người đang thuê nhà ở trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân và nhà ở thuộc sở hữu chung”. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:

Cách hiểu thứ nhất: đối với nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân thì bên thuê không có quyền ưu tiên mua; đối với nhà ở thuộc sở hữu chung thì bên thuê cũng không có quyền ưu tiên mua. Hệ quả là, chỉ đối với nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước hoặc của pháp nhân đang cho thuê thì bên thuê mới có quyền ưu tiên mua.

Cách hiểu thứ hai: quyền ưu tiên mua chỉ mất khi nhà ở đang thuê thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân.     

Bên cạnh đó, việc xác định các điều kiện để bên thuê có quyền ưu tiên mua cũng không đơn giản. Luật định, bên thuê có quyền ưu tiên mua khi không có chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Phạm trù “chỗ ở khác” rất không rõ ràng về căn cứ xác định. Ví dụ: gia đình A (bố, mẹ và A) hộ khẩu thường trú tại Hà Đông- Hà Tây, A công tác tại cơ quan trong nội thành Hà Nội. Để thuận tiện cho việc đi lại, A thuê một căn nhà của B tại phố Hàng Bông- Hà Nội để ở. Trường hợp B muốn bán căn nhà đang cho thuê thì B có thể coi A có là đã "có chỗ ở khác” để bác bỏ quyền ưu tiên mua của A không là vấn đề không dễ có sự thống nhất. Việc xác định bên thuê đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cũng không dễ dàng[18]. Điều 495 Bộ Luật Dân sự quy định

bên thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây: sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận; trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận; giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra; tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng; trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận

(nghĩa vụ "trả nhà cho bên cho thuê" sẽ không được áp dụng trong trường hợp này; nghĩa vụ "tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng" rất khó xác định - cơ quan, tổ chức nào sẽ chứng nhận bên thuê nhà chấp hành tốt nghĩa vụ này).

Có quan điểm cho rằng, quyền ưu tiên mua của bên thuê nhà tương tự như quyền ưu tiên mua phần quyền sở hữu đối với nhà thuộc sở hữu chung. Chúng tôi cho rằng, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Nếu trong sở hữu chung, do tính chất đ�c thù của nhà ở mà phần quyền của người này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của đồng sở hữu chủ khác dẫn đến việc quy định quyền ưu tiên mua là cần  thiết thì trong quan hệ thuê nhà, yếu tố ảnh hưởng này không rõ ràng vì quyền thuê nhà (tiếp tục ở nhà đang thuê) không bị ảnh hưởng khi thay đổi chủ sở hữu nhà đang thuê. Do vậy, Bộ Luật Dân sự 2005 đã bỏ quy định về quyền ưu tiên mua của bên thuê nhà được quy định trong Bộ Luật Dân sự 1995 trên cơ sở tôn trọng tự do ý chí của các bên và sự "dễ dàng bị vô hiệu" khi bên cho thuê vận dụng các "kỹ thuật pháp lý" để loại bỏ quyền ưu tiên mua. Luật Nhà ở lại quy định quyền ưu tiên này cho dù không tránh khỏi những vướng mắc khi áp dụng.

2.5.2. Về nội dung của hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà là một dạng đặc thù của hợp đồng thuê tài sản. Do vậy, Bộ Luật Dân sự bên cạnh việc quy định các quy tắc chung của hợp đồng thuê tài sản từ Điều 480 đến Điều 491 đã quy định về hợp đồng thuê nhà từ Điều 492 đến Điều 500. Cho dù vậy, các quy định của Bộ Luật Dân sự, nhìn từ một số khía cạnh vẫn mang tính chất khái quát và khi áp dụng trong thực tiễn không tránh khỏi có những vướng mắc. May mắn rằng, một số vướng mắc đó đã được đề cập và giải quyết trong Luật Nhà ở, như: việc thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước[19], việc thoả thuận lại về giá thuê khi bên cho thuê cải tạo (nâng cấp) lại nhà ở trong thời hạn thuê[20]. Nhưng cũng thật không may mắn khi trong hai đạo luật được ban hành cùng năm lại có những quy định khác nhau khiến việc hiểu và vận dụng chúng trong thực tiễn không thống nhất. Ví dụ[21]:

          * Đơn phương chấm dứt hợp đồng

 

Điều 498 Bộ Luật Dân sự:

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

 

Điều 103 Luật Nhà ở

1. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

c) Cố ý làm hư hỏng nhà ở cho thuê;

d) Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở;

đ) Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.

2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

2. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà ở khi nhà ở có hư hỏng nặng;

b) Tăng giá cho thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thoả thuận;

* Chấm dứt hợp đồng thuê:

Điều 499 Bộ Luật Dân sự 

1. Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà;

4. Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước.

 

Điều 102 Luật Nhà ở

1. Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng.

4. Nhà ở cho thuê hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

2.6. Về tặng cho nhà ở

Bộ Luật Dân sự không có quy định riêng về hợp đồng tặng cho nhà ở. Sự phân biệt có chăng là ở chỗ có các quy định áp dụng riêng cho tặng cho động sản và tặng cho bất động sản[22].

Luật Nhà ở cũng không xây dựng các quy định về tặng cho nhà ở một cách hệ thống mà chỉ có một số quy định "đặc thù”. Điều đó có thể hiểu, việc tặng cho nhà ở tuân thủ các quy định của Bộ Luật Dân sự. Tiếc rằng, trong các quy định được gọi là "đặc thù" của Luật Nhà ở lại có vấn đề không được thống nhất với Bộ Luật Dân sự: thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho. Theo quy định tại Điều 467 Bộ Luật Dân sự, hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký,và do đó, nhà ở - với ý nghĩa là một bất động sản khi tặng cho cũng phải tuân theo quy định này. Hoàn toàn khác với quy định trên, Luật Nhà ở quy định hợp đồng tặng cho nhà ở có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng[23]. Về mặt áp dụng luật, Luật Nhà ở sẽ được áp dụng. Chỉ tiếc rằng, trong hai đạo luật điều chỉnh cùng một vấn đề, được ban hành trong cùng một năm lại không thể hiện được sự thống nhất.

2.7. Hợp đồng trao đổi nhà ở

Bộ Luật Dân sự không có quy định riêng biệt về hợp đồng trao đổi nhà ở. Việc các chủ thể trao đổi nhà ở, về nguyên tắc, phải tuân theo các quy định chung về hợp đồng và các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản tại các Điều 463, 464 Bộ Luật Dân sự.

Luật Nhà ở ghi nhận trao đổi nhà ở dưới "hình thức" đổi nhà ở. Luật Nhà ở cũng không có quy định đặc thù về hợp đồng "đổi nhà ở" mà chỉ quy định một số vấn đề "đặc thù" trong đổi nhà ở, thể hiện ở các điều luật: Điều 109-đổi nhà ở thuộc sở hữu chung; Điều 110-đổi nhà ở đang cho thuê; Điều 111- thanh toán giá trị chênh lệch. Theo các quy định này, trong trường hợp đổi nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu chủ; đối với nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần chỉ được đổi phần quyền của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác; đối với nhà ở đang cho thuê là đối tượng của hợp đồng đổi nhà ở thì quyền tiếp tục ở (thuê nhà ở) được bảo đảm theo hợp đồng với chủ sở hữu “cũ” của nhà ở đó; trường hợp có sự chênh lệch trong việc đổi tài sản thì các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó.

Xem xét các quy định của Luật Nhà ở, chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố chưa được hợp lý sau:

Thứ nhất: Luật định trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần, chủ sở hữu có thể đổi phần quyền sở hữu của mình cho người khác và phải bảo đảm không được ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ sở hữu khác. Dễ dàng nhận thấy, trong trường hợp này, các chủ sở hữu khác không có quyền ưu tiên trong trao đổi tài sản, đồng thời họ không có quyền can thiệp vào việc trao đổi phần quyền sở hữu của chủ sở hữu - vậy yếu tố đảm bảo không được ảnh hưởng đến lợi ích của các đồng chủ sở hữu được thể hiện ở các khía cạnh nào; trong trường hợp sau khi trao đổi phần quyền sở hữu, chủ sở hữu mới yêu cầu thoả thuận lại với các đồng sở hữu chủ về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở thì các đồng sở hữu chủ (ban đầu) có quyền gì, nếu khởi kiện thì phương hướng giải quyết của Toà án như thế nào... đây là những vấn đề phát sinh khi ghi nhận nghĩa vụ của chủ sở hữu khi đổi phần quyền sở hữu của mình phải đảm bảo lợi ích của các chủ sở hữu khác nhưng chúng ta không tìm thấy quy phạm để giải quyết[24].      

Thứ hai: Luật Nhà ở quy định trong trường hợp đổi nhà ở đang cho thuê thì chủ sở hữu nhà đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê biết về việc đổi nhà ở. Quy định này có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm 1: việc trao đổi nhà ở đang cho thuê không ảnh hưởng đến lợi ích của bên thuê. Do vậy, không cần thiết quy định nghĩa vụ thông báo của bên cho cho thuê. Việc Luật Nhà ở hiện hành quy định nghĩa vụ thông báo nhưng không đề cập đến hình thức thông báo (bằng văn bản, lời nói), phạm vi thông báo (nội dung thông báo) cũng như trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc không thông báo khiến cho tính "quy phạm bắt buộc" của điều luật không có.

Quan điểm 2: Việc thông báo ở đây là thông báo về quyền yêu cầu (trả tiền thuê nhà...). Khi này, việc thông báo thực hiện theo các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu của Bộ Luật Dân sự (từ Điều 309 đến Điều 314 Bộ Luật dân sự).

Quan điểm 2: hợp đồng thuê nhà là hợp đồng song vụ (bên cho thuê và bên thuê đều có nghĩa vụ với nhau). Trong trường hợp nhà đang thuê được đổi thì quyền và nghĩa vụ đều bị ảnh hưởng. Do vậy, quan niệm đây là việc chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ thì không hợp lý vì theo nguyên tắc, việc chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền[25]. Luật Nhà ở chỉ quy định nguyên tắc“thông báo việc đổi nhà ở”, không phải là trường hợp chuyển giao quyền và chuyển giao nghĩa vụ. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này.

2.8. Về thừa kế nhà ở

Bộ Luật Dân sự coi nhà ở cũng như các tài sản khác, do vậy, trong quan hệ thừa kế không có quy định riêng về thừa kế nhà ở.

Luật Nhà ở, trong phạm vi điều chỉnh của mình, “cố” đưa thêm một một số điều luật "đặc thù" về thừa kế nhà ở. Do sự "cố gắng" này, theo quan điểm của chúng tôi, khiến các quy định về thừa kế nhà ở không hợp lý, không thống nhất, khó hiểu và khó áp dụng. Xem xét quy định tại

Điều 112 Luật Nhà ở: ’nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế”. Điều luật rất ‘trúc trắc’ và khó hiểu. Tôi tin tưởng rằng, một người dân bình thường không được đào tạo về luật học sẽ khã hiểu được điều luật này.

Nội dung của điều luật có thể tóm lược: a) nếu người thừa kế cũng là đồng sở hữu chủ (sở hữu chung) nhà ở thì được thừa kế (được ở) toàn bộ nhà; b) nếu người thừa kế không phải là đồng sở hữu chủ thì không được thừa kế (ở) phần nhà được thừa kế mà chỉ được thanh toán phần giá trị nhà được thừa kế.

Ví dụ: A và B là vợ chồng, có một con gái là C. C đã kết hôn và ở với chồng là H. A chết không để lại di chúc, có một căn nhà để lại. Theo quy định của Điều 112 Luật Nhà ở, B sẽ được ở toàn bộ ngôi nhà này (vì căn nhà là sở hữu chung hợp nhất giữa A và B), C được B thanh toán phần giá trị thừa kế được hưởng.

Thoạt tiên, điều luật có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thì chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề cần trao đổi:

Thứ nhất: về nguyên tắc, sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung - ví dụ: sở hữu chung của vợ chồng[26], hình thức sở hữu chung này chấm dứt đương nhiên khi quan hệ vợ chồng không tồn tại. Do vậy, khi chồng (hoặc vợ chết), quan hệ sở hữu chung hợp nhất giữa họ chấm dứt, người vợ (hoặc chồng) còn lại là chủ sở hữu phần tài sản của mình và sở hữu chung (theo phần) với những người thừa kế khác đối với di sản để lại. Cách

viết như Điều 112 Luật Nhà ở đã dẫn ở trên vô hình trung lại đi ngược  lại lý thuyết này khi dẫn đến cách hiểu: hình thừa sở hữu chung hợp nhất vẫn tồn tại  khi đồng sở hữu chủ chết.

Thứ  hai: chúng tôi cho rằng, đối với hình thức sở hữu chung hợp nhất về nhà ở cũng như trong hình thức sở hữu chung khác về nhà ở, khi có một (trong số) các đồng sở hữu chủ chết, những người thừa kế là đồng sở hữu chủ khác hay không là đồng sở hữu chủ đều có quyền ngang nhau về thừa kế nhà ở và họ là chủ sở hữu phần di sản mà mình được nhận theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc phân chia cơ học di sản là nhà ở hay không còn tuỳ thuộc vào kết cấu của ngôi nhà và quan trọng hơn, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của những người thừa kế. Luật Nhà ở quy địnhnếu người thừa kế không phải là đồng sở hữu chủ thì không được thừa kế (ở) phần nhà được thừa kế mà chỉ được thanh toán phần giá trị nhà được thừa kế vi phạm quy định của Hiến pháp 92 về quyền có chỗ ở của công dân, vi phạm quy định của Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản của cá nhân[27]. Về thực tiễn, quy định này không thể áp dụng được trong trường hợp người thừa kế không phải là đồng sở hữu chủ mà  không có chỗ ở khác.

Thứ ba: Điều 113 Luật Nhà ở quy định quyền ưu tiên mua của các đồng thừa kế, đồng sở hữu đối với phần quyền thừa kế nhà ở trong hình thức sở hữu chung theo phần. Một điểm dễ nhận thấy là: tranh chấp trong quan hệ thừa kế là tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp này, bằng kỹ thuật pháp lý, người thừa kế có phần quyền thừa kế nhà ở muốn bán dễ dàng vô hiệu hoá quyền ưu tiên mua của những người thừa kế, đồng sở hữu chủ khác[28].

Trên đây là một số ý kiến bình luận của chúng tôi về chế định giao dịch về nhà ở trong Luật Nhà ở, không mang tính phê phán mà chỉ xuất phát với mong muốn hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện[29]./.

Thạc sĩ luật học Nguyễn Văn Mạnh

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân